Thanh Hào
Well-known member
Để tiếp cận nhóm khách hàng thuộc Gen Z (Thế hệ Z) - những người trẻ miễn nhiễm với chiến lược marketing phô trương và phi thực tế, việc xây dựng chiến dịch marketing đa kênh là giải pháp tối ưu dành cho các doanh nghiệp.
Marketing đa kênh là chiến lược tận dụng nhiều kênh tiếp thị để tiếp cận khách hàng
Marketing đa kênh là phương pháp sử dụng nhiều kênh tiếp thị để tiếp cận khách hàng. Chiến dịch marketing đa kênh làm cho khách hàng dễ dàng ghi nhớ đặc điểm của thương hiệu và thực hiện hành vi mua hàng trên bất kỳ kênh nào thuận tiện nhất.
Việc xây dựng chiến dịch marketing đa kênh là hướng tiếp thị giúp tiếp cận đúng đối tượng, ở đúng nơi và vào đúng thời điểm. Qua đó, doanh nghiệp có được hiệu quả tiếp thị cao hơn.
Xây dựng chiến dịch marketing đa kênh chạm tới Gen Z
Theo báo cáo của Nielsen, đến năm 2025, thế hệ Z sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động ở Việt Nam. Vi thế, doanh nghiệp cần có chiến dịch marketing phù hợp nhằm khai phá và tiếp cận hiệu quả nhóm tiềm năng này. Hơn cả một chiến dịch marketing đa kênh, doanh nghiệp phải đem đến trải nghiệm đa điểm chạm, đậm tính cá nhân và tinh tế.
Theo thống kê, người tiêu dùng thế hệ Z thích mua sắm trực tuyến thông qua các trang thương mại điện tử, Facebook và Instagram. Do đó, doanh nghiệp muốn tiếp cận Gen Z thì mạng xã hội là những kênh cần quan tâm.
Với tính đa dạng ở từng nền tảng, người làm marketing nên linh hoạt khi triển khai chiến dịch marketing đa kênh, đảm bảo vừa gia tăng nhận thức thương hiệu, thu thập dữ liệu thị trường, vừa tối ưu chi phí và, thúc đẩy khách hàng tương tác.
Bên cạnh đó, Gen Z quan tâm và ủng hộ nhiều đến những vấn đề của xã hội, môi trường, lợi ích cộng đồng… Xu hướng marketing thể hiện trách nhiệm cộng đồng tiếp cận nhóm đối tượng này rất nhanh.
Xây dựng chiến dịch như thế nào để thu hút sự chú ý của Gen Z?
Chiến dịch marketing "Đừng bỏ bữa" - GrabFood, "Cảm hứng tự hào từ đường phố" - Biti’s Hunter… là những minh chứng rõ nhất cho việc quảng cáo chạm đến trái tim sẽ nhận được hiệu ứng tích cực. Như vậy, sáng tạo nội dung gần gũi, sâu sắc và lồng ghép quảng cáo một cách tinh tế là cách mà doanh nghiệp dễ "chạm" vào cảm xúc của thế hệ trẻ.
Ngoài ra, một chiến dịch marketing thành công phải bảo đảm 2 yếu tố: chạm đúng insight (sự thấu hiểu về nguyên nhân dẫn đến hành động trong bối cảnh cụ thể) và gợi nhắc thông điệp liền mạch. Như vậy, "tiếp thị lại" là một bước quan trọng trong chiến dịch marketing đa kênh.
Nghiên cứu cho thấy Gen Z truy cập vào các trang web bằng thiết bị di động khoảng 6 lần trong quá trình mua hàng. Vì vậy, thông điệp quảng cáo nên được hiển thị xuyên suốt hành trình mua hàng của thế hệ trẻ. Khi họ đã quan tâm sản phẩm và thấy quảng cáo lần nữa ở một kênh khác, khả năng họ sẽ truy cập lại rất cao, dẫn đến tỷ lệ mua hàng sẽ cao hơn.
Ưu điểm của quảng cáo marketing đa kênh
Theo báo cáo tổng quan toàn cầu The Digital 2021, lượng thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của một người là 2 giờ 25 phút. Đặc biệt, 53.2% người dùng trong độ tuổi từ 16 đến 24 thường tìm kiếm thông tin về thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Do đó, quảng cáo marketing đa kênh chính là "chìa khóa vàng" để doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng ở những nơi họ thường xuyên lui tới nhất.
Khi xây dựng chiến dịch marketing đa kênh, doanh nghiệp sẽ nhận được 2 lợi ích: Tăng lượng khách hàng và tăng mức độ nhận biết, tương tác, uy tín của thương hiệu.
Thế hệ trẻ tận dụng các mạng xã hội nhằm tham khảo trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Vì thế, càng nhiều điểm chạm trên hành trình mua hàng, Gen Z thấy và nhớ nhiều hơn, hành vi tương tác cũng sẽ xảy ra thường xuyên.
3 ưu điểm vượt trội mà chiến lược marketing đa kênh mang đến cho doanh nghiệp
Nhiều điểm chạm cũng giúp doanh nghiệp hiểu hành vi mua sắm của khách hàng sâu hơn. Người làm marketing có cơ sở để tối ưu chiến dịch nhằm cung cấp đúng thông tin tại đúng thời điểm khách hàng muốn, đáp ứng mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi mua hàng.
Đặc biệt, độ uy tín thương hiệu sẽ tăng nếu một sản phẩm thường xuyên xuất hiện trên các kênh mạng xã hội, với đa dạng hình thức truyền tải như hình ảnh, video trên Facebook, Youtube, TikTok hay đứng top tìm kiếm Google. Nguyên nhân một phần là vì tác động của tâm lý FOMO (Tâm lý sợ bỏ lỡ một điều gì đó) và hiệu ứng đám đông của Gen Z.
Marketing đa kênh là chiến lược tận dụng nhiều kênh tiếp thị để tiếp cận khách hàng
Marketing đa kênh là phương pháp sử dụng nhiều kênh tiếp thị để tiếp cận khách hàng. Chiến dịch marketing đa kênh làm cho khách hàng dễ dàng ghi nhớ đặc điểm của thương hiệu và thực hiện hành vi mua hàng trên bất kỳ kênh nào thuận tiện nhất.
Việc xây dựng chiến dịch marketing đa kênh là hướng tiếp thị giúp tiếp cận đúng đối tượng, ở đúng nơi và vào đúng thời điểm. Qua đó, doanh nghiệp có được hiệu quả tiếp thị cao hơn.
Xây dựng chiến dịch marketing đa kênh chạm tới Gen Z
Theo báo cáo của Nielsen, đến năm 2025, thế hệ Z sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động ở Việt Nam. Vi thế, doanh nghiệp cần có chiến dịch marketing phù hợp nhằm khai phá và tiếp cận hiệu quả nhóm tiềm năng này. Hơn cả một chiến dịch marketing đa kênh, doanh nghiệp phải đem đến trải nghiệm đa điểm chạm, đậm tính cá nhân và tinh tế.
Theo thống kê, người tiêu dùng thế hệ Z thích mua sắm trực tuyến thông qua các trang thương mại điện tử, Facebook và Instagram. Do đó, doanh nghiệp muốn tiếp cận Gen Z thì mạng xã hội là những kênh cần quan tâm.
Với tính đa dạng ở từng nền tảng, người làm marketing nên linh hoạt khi triển khai chiến dịch marketing đa kênh, đảm bảo vừa gia tăng nhận thức thương hiệu, thu thập dữ liệu thị trường, vừa tối ưu chi phí và, thúc đẩy khách hàng tương tác.
Bên cạnh đó, Gen Z quan tâm và ủng hộ nhiều đến những vấn đề của xã hội, môi trường, lợi ích cộng đồng… Xu hướng marketing thể hiện trách nhiệm cộng đồng tiếp cận nhóm đối tượng này rất nhanh.
Xây dựng chiến dịch như thế nào để thu hút sự chú ý của Gen Z?
Chiến dịch marketing "Đừng bỏ bữa" - GrabFood, "Cảm hứng tự hào từ đường phố" - Biti’s Hunter… là những minh chứng rõ nhất cho việc quảng cáo chạm đến trái tim sẽ nhận được hiệu ứng tích cực. Như vậy, sáng tạo nội dung gần gũi, sâu sắc và lồng ghép quảng cáo một cách tinh tế là cách mà doanh nghiệp dễ "chạm" vào cảm xúc của thế hệ trẻ.
Ngoài ra, một chiến dịch marketing thành công phải bảo đảm 2 yếu tố: chạm đúng insight (sự thấu hiểu về nguyên nhân dẫn đến hành động trong bối cảnh cụ thể) và gợi nhắc thông điệp liền mạch. Như vậy, "tiếp thị lại" là một bước quan trọng trong chiến dịch marketing đa kênh.
Nghiên cứu cho thấy Gen Z truy cập vào các trang web bằng thiết bị di động khoảng 6 lần trong quá trình mua hàng. Vì vậy, thông điệp quảng cáo nên được hiển thị xuyên suốt hành trình mua hàng của thế hệ trẻ. Khi họ đã quan tâm sản phẩm và thấy quảng cáo lần nữa ở một kênh khác, khả năng họ sẽ truy cập lại rất cao, dẫn đến tỷ lệ mua hàng sẽ cao hơn.
Ưu điểm của quảng cáo marketing đa kênh
Theo báo cáo tổng quan toàn cầu The Digital 2021, lượng thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của một người là 2 giờ 25 phút. Đặc biệt, 53.2% người dùng trong độ tuổi từ 16 đến 24 thường tìm kiếm thông tin về thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Do đó, quảng cáo marketing đa kênh chính là "chìa khóa vàng" để doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng ở những nơi họ thường xuyên lui tới nhất.
Khi xây dựng chiến dịch marketing đa kênh, doanh nghiệp sẽ nhận được 2 lợi ích: Tăng lượng khách hàng và tăng mức độ nhận biết, tương tác, uy tín của thương hiệu.
Thế hệ trẻ tận dụng các mạng xã hội nhằm tham khảo trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Vì thế, càng nhiều điểm chạm trên hành trình mua hàng, Gen Z thấy và nhớ nhiều hơn, hành vi tương tác cũng sẽ xảy ra thường xuyên.
3 ưu điểm vượt trội mà chiến lược marketing đa kênh mang đến cho doanh nghiệp
Nhiều điểm chạm cũng giúp doanh nghiệp hiểu hành vi mua sắm của khách hàng sâu hơn. Người làm marketing có cơ sở để tối ưu chiến dịch nhằm cung cấp đúng thông tin tại đúng thời điểm khách hàng muốn, đáp ứng mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi mua hàng.
Đặc biệt, độ uy tín thương hiệu sẽ tăng nếu một sản phẩm thường xuyên xuất hiện trên các kênh mạng xã hội, với đa dạng hình thức truyền tải như hình ảnh, video trên Facebook, Youtube, TikTok hay đứng top tìm kiếm Google. Nguyên nhân một phần là vì tác động của tâm lý FOMO (Tâm lý sợ bỏ lỡ một điều gì đó) và hiệu ứng đám đông của Gen Z.