Thanh Tuấn
Well-known member
Túi khí là một thiết bị duy nhất trên ô tô chỉ được sử dụng một lần, nếu túi khí đã bung thì sẽ không thể sửa chữa mà bắt buộc chủ xe phải thay thế bằng túi khí hoàn toàn mới.
Xe 2 túi khí vẫn đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa).
Túi khí ô tô rất quan trọng nhưng nhiều mẫu xe ô tô chỉ có 2 túi khí khiến nhiều người băn khoăn liệu xe 2 túi khí có an toàn cho người ở trên xe hay không?
Theo kỹ sư ô tô Trần Văn Chung, Giám đốc garage ô tô Trần Chung (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội), đối với các mẫu xe ô tô 2 túi khí, về cơ bản vẫn có thể đáp ứng những yêu cầu về an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm trực diện với chướng ngại vật. Tuy nhiên, điều quan trọng là tài xế và người ngồi trên xe cần phải lưu ý luôn thắt dây an toàn ở tất cả vị trí ngồi có trang bị.
Ông Chung nhấn mạnh thêm, hệ thống túi khí trên ô tô chỉ là một chi tiết hỗ trợ bảo vệ con người, trong khi đó hệ thống khung gầm xe cũng như dây đai an toàn mới là những trang bị an toàn chính giúp bảo vệ, cố định người lái vào ghế ngồi, tránh va đập xung quanh xe và giảm thiểu những chấn thương khi xảy ra tai nạn.
Đặc biệt trong các trường hợp xảy ra va chạm từ phía sau, từ ngang hông hoặc là xe bị lật thì hệ thống khung gầm và dây đai an toàn mới là những yếu tố chính hỗ trợ bảo vệ người ngồi trong xe.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của túi khí
Cấu tạo túi khí ô tô bao gồm:
Hệ thống cảm biến như: cảm biến trọng lượng (lắp đặt ở ghế ngồi), cảm biến va chạm, cảm biến tốc độ, cảm biến gia tốc
Bộ phận kích nổ
Túi khí (thường làm từ sợi Composite tổng hợp)
Nguyên lý hoạt động của túi khí như sau:
Có nhiều loại túi khí được bố trí ở nhiều vị trí khác nhau trên xe ô tô. (Ảnh minh họa).
Khi xe va chạm, các cảm biến sẽ truyền tín hiệu tới ECU. Nếu va chạm vượt quá giá trị quy định, ECU sẽ truyền tín hiệu cho phép bộ phận kích nổ túi khí hoạt động. Khi này ngòi nổ sẽ được đánh lửa đốt chất mồi lửa, tạo ra một lượng khí lớn làm căng phồng túi khí.
Trước đây, túi khí ô tô từng được bơm bằng khí nén. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nhận thấy nó hoạt động không được hiệu quả. Vì thế, sau đó đã thay bằng phản ứng hóa học Natri, nghĩa là khi được tích điện nó sẽ bơm phồng túi khí trong thời gian rất ngắn (khoảng 30 ml/s).
Khi nhận được lệnh kích hoạt từ bộ điều khiển ECU, chất mồi lửa được đốt cháy, sản sinh ra khí Hydro, Oxy. Lúc này lượng khí được sinh ra lớn trong một diện tích chật hẹp nên ép túi khí căng phồng. Toàn bộ quá trình bung túi khí được diễn ra với vận tốc 320 km/h, chỉ trong 0,04 giây tất cả các túi khí đều được căng phồng.
Ngay sau khi căng phồng, khí trong túi khí sẽ lập tức thoát ra qua các lỗ xả phía sau khiến túi khí tự xẹp đi nhanh chóng. Điều này giúp làm giảm lực tác động lên túi khí, đồng thời giúp người lái dễ quan sát phía trước, dễ cử động để thoát ra khỏi xe.
Xe 2 túi khí vẫn đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa).
Túi khí ô tô rất quan trọng nhưng nhiều mẫu xe ô tô chỉ có 2 túi khí khiến nhiều người băn khoăn liệu xe 2 túi khí có an toàn cho người ở trên xe hay không?
Theo kỹ sư ô tô Trần Văn Chung, Giám đốc garage ô tô Trần Chung (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội), đối với các mẫu xe ô tô 2 túi khí, về cơ bản vẫn có thể đáp ứng những yêu cầu về an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm trực diện với chướng ngại vật. Tuy nhiên, điều quan trọng là tài xế và người ngồi trên xe cần phải lưu ý luôn thắt dây an toàn ở tất cả vị trí ngồi có trang bị.
Ông Chung nhấn mạnh thêm, hệ thống túi khí trên ô tô chỉ là một chi tiết hỗ trợ bảo vệ con người, trong khi đó hệ thống khung gầm xe cũng như dây đai an toàn mới là những trang bị an toàn chính giúp bảo vệ, cố định người lái vào ghế ngồi, tránh va đập xung quanh xe và giảm thiểu những chấn thương khi xảy ra tai nạn.
Đặc biệt trong các trường hợp xảy ra va chạm từ phía sau, từ ngang hông hoặc là xe bị lật thì hệ thống khung gầm và dây đai an toàn mới là những yếu tố chính hỗ trợ bảo vệ người ngồi trong xe.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của túi khí
Cấu tạo túi khí ô tô bao gồm:
Hệ thống cảm biến như: cảm biến trọng lượng (lắp đặt ở ghế ngồi), cảm biến va chạm, cảm biến tốc độ, cảm biến gia tốc
Bộ phận kích nổ
Túi khí (thường làm từ sợi Composite tổng hợp)
Nguyên lý hoạt động của túi khí như sau:
Có nhiều loại túi khí được bố trí ở nhiều vị trí khác nhau trên xe ô tô. (Ảnh minh họa).
Khi xe va chạm, các cảm biến sẽ truyền tín hiệu tới ECU. Nếu va chạm vượt quá giá trị quy định, ECU sẽ truyền tín hiệu cho phép bộ phận kích nổ túi khí hoạt động. Khi này ngòi nổ sẽ được đánh lửa đốt chất mồi lửa, tạo ra một lượng khí lớn làm căng phồng túi khí.
Trước đây, túi khí ô tô từng được bơm bằng khí nén. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nhận thấy nó hoạt động không được hiệu quả. Vì thế, sau đó đã thay bằng phản ứng hóa học Natri, nghĩa là khi được tích điện nó sẽ bơm phồng túi khí trong thời gian rất ngắn (khoảng 30 ml/s).
Khi nhận được lệnh kích hoạt từ bộ điều khiển ECU, chất mồi lửa được đốt cháy, sản sinh ra khí Hydro, Oxy. Lúc này lượng khí được sinh ra lớn trong một diện tích chật hẹp nên ép túi khí căng phồng. Toàn bộ quá trình bung túi khí được diễn ra với vận tốc 320 km/h, chỉ trong 0,04 giây tất cả các túi khí đều được căng phồng.
Ngay sau khi căng phồng, khí trong túi khí sẽ lập tức thoát ra qua các lỗ xả phía sau khiến túi khí tự xẹp đi nhanh chóng. Điều này giúp làm giảm lực tác động lên túi khí, đồng thời giúp người lái dễ quan sát phía trước, dễ cử động để thoát ra khỏi xe.