Võ Xuân Trường
Well-known member
Xì xụp canh bún cua ngày gió lạnh đầu mùa về Hà Nội
Hà Nội - Chỉ là gánh hàng nhỏ nằm trên vỉa hè phố cổ, canh bún cua gia truyền lúc nào cũng đông khách vì chất lượng “không chê vào đâu”.
Nằm trên vỉa hè Hàng Đậu đoạn giao với Hồng Phúc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), gánh canh bún cua cô Hằng là “quán tủ” của nhiều người dân Thủ đô.
Cô Lương Thị Hằng, chủ gánh bánh canh bún, bán hàng đã mấy chục năm. Ngày trước, cô còn gánh đi bán khắp các phố phường Hà Nội. Sau này, cô mới ngồi cố định ở một góc nhỏ trên vỉa hè phố Hàng Đậu.
Bát canh bún cô Hằng nổi tiếng trên phố Hàng Đậu. Ảnh: July Tran
Món bún bình dị có nhiều tên gọi khác nhau như canh bún, bún rau, bún canh... Với món ăn này, bún tươi sẽ được chần trước qua nước sôi cho sợi mềm, rồi giữ ấm trong nồi.
Linh hồn của bát canh bún chính là thứ nước dùng có vị ngọt thanh từ cua đồng, xương heo, chua nhẹ từ cà chua, dậy mùi mắm nguyên chất thơm lừng.
Nước dùng được ninh từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Ảnh: July Tran
Có khách gọi, bà chủ mới xếp bún ra bát, thêm thức ăn kèm và chan nước dùng là xong. Nước dùng chỉ được chan xâm xấp mặt bún, không đầy sóng sánh như các món bún nước khác.
Một bát bún đầy đủ sẽ gồm bún, gạch cua, giò tai, tóp mỡ, rau và hành phi thơm… Cô Hằng kể đã học phi hành từ năm 15 tuổi, đến nay đã hơn 30 năm nhưng chưa bao giờ làm cháy hành.
Mỗi mùa, canh bún sẽ ăn kèm với các loại rau khác nhau như rau cần, rau rút hay rau muống. Khi thưởng thức, thực khách có thể cho thêm ớt chưng hay giấm tỏi theo khẩu vị, giúp tăng hương vị.
Canh bún ăn kèm rau muống và các loại rau theo mùa. Ảnh: July Tran
Hầu hết các hàng canh bún đều hết sức bình dân, quán của bà Hằng cũng vậy, chỉ là gánh hàng nhỏ được bày biện trên vỉa hè. Thực khách ghé quán, thưởng thức bát canh bún được đặt trên những chiếc ghế nhựa thấp, chứ không có bàn.
Anh Trung Hiếu (1994, Hà Nội) kể: “Mình ăn canh bún ở đây từ bé, từ hồi cô còn đi gánh rong. Bao nhiêu năm trôi qua ăn canh bún của cô vẫn thấy ngon như thế, nước dùng ngọt thanh, dễ ăn”.
Chiếc khay inox đựng nhiều loại gia vị thêm nếm cho món ăn bao gồm giấm tỏi, ớt chưng, ớt tươi, gia vị, hạt tiêu… kê trên chiếc ghế thấp. Ảnh: July Tran
Chị July Tran (Hà Nội) nhận xét: “Cô chủ quán bán ở một góc nhỏ trên vỉa hè Hàng Đậu. Những hôm trời mát mát ngồi ăn rất hợp. Canh bún có chút riêu cua, tóp mỡ, rau muống, rau cần và bún, chan nước dùng thơm lừng”.
Gánh canh bún cô Hằng bán từ 10h trưa - 5h chiều. Giá một bát từ 25.000 - 30.000 đồng.
Ngoài địa chỉ này, thực khách có thể tìm đến một số địa chỉ bán canh bún cua trên phố Lê Ngọc Hân, Hòe Nhai, Thanh Hà, Hàng Chiếu, Yên Phụ, Nguyễn Siêu, Ô Quan Chưởng... đều rất nổi tiếng.
Hà Nội - Chỉ là gánh hàng nhỏ nằm trên vỉa hè phố cổ, canh bún cua gia truyền lúc nào cũng đông khách vì chất lượng “không chê vào đâu”.
Nằm trên vỉa hè Hàng Đậu đoạn giao với Hồng Phúc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), gánh canh bún cua cô Hằng là “quán tủ” của nhiều người dân Thủ đô.
Cô Lương Thị Hằng, chủ gánh bánh canh bún, bán hàng đã mấy chục năm. Ngày trước, cô còn gánh đi bán khắp các phố phường Hà Nội. Sau này, cô mới ngồi cố định ở một góc nhỏ trên vỉa hè phố Hàng Đậu.
Món bún bình dị có nhiều tên gọi khác nhau như canh bún, bún rau, bún canh... Với món ăn này, bún tươi sẽ được chần trước qua nước sôi cho sợi mềm, rồi giữ ấm trong nồi.
Linh hồn của bát canh bún chính là thứ nước dùng có vị ngọt thanh từ cua đồng, xương heo, chua nhẹ từ cà chua, dậy mùi mắm nguyên chất thơm lừng.
Có khách gọi, bà chủ mới xếp bún ra bát, thêm thức ăn kèm và chan nước dùng là xong. Nước dùng chỉ được chan xâm xấp mặt bún, không đầy sóng sánh như các món bún nước khác.
Một bát bún đầy đủ sẽ gồm bún, gạch cua, giò tai, tóp mỡ, rau và hành phi thơm… Cô Hằng kể đã học phi hành từ năm 15 tuổi, đến nay đã hơn 30 năm nhưng chưa bao giờ làm cháy hành.
Mỗi mùa, canh bún sẽ ăn kèm với các loại rau khác nhau như rau cần, rau rút hay rau muống. Khi thưởng thức, thực khách có thể cho thêm ớt chưng hay giấm tỏi theo khẩu vị, giúp tăng hương vị.
Hầu hết các hàng canh bún đều hết sức bình dân, quán của bà Hằng cũng vậy, chỉ là gánh hàng nhỏ được bày biện trên vỉa hè. Thực khách ghé quán, thưởng thức bát canh bún được đặt trên những chiếc ghế nhựa thấp, chứ không có bàn.
Anh Trung Hiếu (1994, Hà Nội) kể: “Mình ăn canh bún ở đây từ bé, từ hồi cô còn đi gánh rong. Bao nhiêu năm trôi qua ăn canh bún của cô vẫn thấy ngon như thế, nước dùng ngọt thanh, dễ ăn”.
Chị July Tran (Hà Nội) nhận xét: “Cô chủ quán bán ở một góc nhỏ trên vỉa hè Hàng Đậu. Những hôm trời mát mát ngồi ăn rất hợp. Canh bún có chút riêu cua, tóp mỡ, rau muống, rau cần và bún, chan nước dùng thơm lừng”.
Gánh canh bún cô Hằng bán từ 10h trưa - 5h chiều. Giá một bát từ 25.000 - 30.000 đồng.
Ngoài địa chỉ này, thực khách có thể tìm đến một số địa chỉ bán canh bún cua trên phố Lê Ngọc Hân, Hòe Nhai, Thanh Hà, Hàng Chiếu, Yên Phụ, Nguyễn Siêu, Ô Quan Chưởng... đều rất nổi tiếng.