Từ Minh Quân
Well-known member
A Pro, dòng TV đắt nhất của Xiaomi tại Việt Nam, có chất lượng hiển thị màu sắc tốt và hỗ trợ tìm kiếm nội dung bằng tiếng Việt.
TV Xiaomi không xa lạ với người tiêu dùng Việt khi đã có mặt trên thị trường "xách tay" từ nhiều năm trước. Từ năm ngoái, sản phẩm mới bắt đầu được phân phối chính thức tại Việt Nam và nhanh chóng đạt doanh số 100.000 máy sau một năm.
Năm nay, Xiaomi phân chia lại tên gọi các dòng sản phẩm, trong đó A Pro (với các lựa chọn 43, 55 và 65 inch) là dòng cao cấp, còn thấp hơn là dòng A (32, 43 và 55 inch). Năm ngoái, bản cao nhất là P1, còn thấp hơn là A2.
Trong hình là mẫu A Pro kích thước lớn nhất 65 inch với giá bán 13,9 triệu đồng. Mức này rẻ hơn 3-6 triệu đồng so với các đối thủ trực tiếp như Samsung UA65CU800, LG 65UR9050PSK hay Sony KD-65X77L và bằng giá Aqua AQT65P750UG.
Dòng A Pro có giá nhỉnh hơn so với P1 cùng kích thước ra mắt năm ngoái. Với mức chênh lệch hai triệu đồng, người dùng có tấm nền cho chất lượng đẹp hơn đáng kể. Màu sắc rực rỡ ở mức vừa phải nhưng tươi hơn, nhất là với gam màu nóng như đỏ, cam so với P1. Màu đen sâu, độ tương phản cũng được thể hiện tốt dù chỉ là công nghệ LED nền thông thường.
Nhược điểm là TV dễ bị bóng khi đặt phía trước nguồn sáng dù thông số nhà sản xuất công bố khá cao là 4.000 nit. Tất cả model dòng A Pro đều có độ phân giải 4K, tần số quét 60 Hz, hiển thị 1,07 tỷ màu, 90% dải màu DCI-P3 hỗ trợ HDR10.
Xiaomi năm nay đầu tư hơn về thiết kế cho dòng A Pro với chân đế kép và có thanh nối chính giữa, khác biệt so với hầu hết TV cùng tầm giá hiện đều sử dụng hai chân hai bên. Phần viền được làm mỏng hơn một chút so với thế hệ P1 năm ngoái
Thiết bị tích hợp hệ thống loa stereo công suất 24 W (12 W mỗi loa) cho âm lượng lớn, hỗ trợ Dolby Audio, DTS-X, DTS Virtual:X Sound. Chất âm thiên về âm treble, hơi yếu bass, đủ để sử dụng xem các chương trình TV, nghe nhạc nhẹ, giải trí cá nhân.
A Pro có khung bằng kim loại và thiết kế mặt sau phổ thông như các đối thủ, hỗ trợ giá treo tiêu chuẩn. Cấu hình của TV gồm chip Quad A55, GPU Mali G52 MP2, RAM 2 GB và bộ nhớ trong 16 GB.
Sản phẩm "ăn tiền" với cổng kết nối HDMI 2.1 hỗ trợ tần số quét cao, độ trễ thấp khi sử dụng với các máy chơi game tốt nhất hiện nay như PlayStation 5 hay Xbox X Series. Bên cạnh còn hai cổng HDMI thông thường, hai cổng USB 2.0, giắc cắm tai nghe 3,5 mm, cổng quang học.
Phiên bản chính hãng hơn hàng xách tay ở điểm tương thích DVB-T2, giúp xem miễn phí truyền hình kỹ thuật số quảng bá ở Việt Nam. Các kết nối không dây khác là Wi-Fi chuẩn 2.4/5 GHz, Bluetooth 5.0.
Trước
Nút nguồn đặt ở bên dưới, sau phần đèn nhận tín hiệu hồng ngoại. Vị trí này hơi khó bấm và tìm kiếm khi sử dụng. TV phải được bật bằng nút này trước khi sử dụng được remote đi kèm. Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán ra ở thị trường trong nước và xuất ra một số nước Đông Nam Á.
Tất cả TV năm nay của Xiaomi đều chuyển từ Android TV sang Google TV. Về cơ bản, hai phiên bản hệ điều hành giống nhau về tương thích ứng dụng, kho phần mềm. Google TV điều chỉnh một chút giao diện trang chủ, menu cài đặt và hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng khác nhau.
So với TV hàng "xách tay", sản phẩm chính hãng hỗ trợ và cài sẵn các dịch vụ xem video phổ biến như Netflix, Amazon Prime Video và YouTube.
Menu cài đặt đơn giản của Google TV trên Xiaomi A Pro TV. Người dùng có thể thêm tài khoản dành riêng cho trẻ, giới hạn thời gian sử dụng, phần mềm được phép cài đặt giúp người lớn quản lý tốt hơn. Với mỗi tài khoản, giao diện trang chủ sẽ hiển thị gợi ý nội dung mới theo sở thích, thói quen cá nhân.
Điều khiển đi kèm có đầy đủ phím số, thuận tiện cho các gia đình có thói quen xem truyền hình. Người dùng cũng có thể truy cập nhanh dịch vụ video phổ biến như Netflix, YouTube. TV cũng hỗ trợ tìm kiếm, ra lệnh bằng tiếng Việt với dịch vụ Google Assistant qua nút trên remote. Tuy nhiên, so với P1, A Pro không còn micro để ra lệnh trực tiếp với TV.
Dòng A Pro có giá từ 6,5 triệu đồng cho bản 43 inch, 9,9 triệu đồng với bản 55 inch và 13,9 triệu đồng cho bản 65 inch.
TV Xiaomi không xa lạ với người tiêu dùng Việt khi đã có mặt trên thị trường "xách tay" từ nhiều năm trước. Từ năm ngoái, sản phẩm mới bắt đầu được phân phối chính thức tại Việt Nam và nhanh chóng đạt doanh số 100.000 máy sau một năm.
Năm nay, Xiaomi phân chia lại tên gọi các dòng sản phẩm, trong đó A Pro (với các lựa chọn 43, 55 và 65 inch) là dòng cao cấp, còn thấp hơn là dòng A (32, 43 và 55 inch). Năm ngoái, bản cao nhất là P1, còn thấp hơn là A2.
Trong hình là mẫu A Pro kích thước lớn nhất 65 inch với giá bán 13,9 triệu đồng. Mức này rẻ hơn 3-6 triệu đồng so với các đối thủ trực tiếp như Samsung UA65CU800, LG 65UR9050PSK hay Sony KD-65X77L và bằng giá Aqua AQT65P750UG.
Dòng A Pro có giá nhỉnh hơn so với P1 cùng kích thước ra mắt năm ngoái. Với mức chênh lệch hai triệu đồng, người dùng có tấm nền cho chất lượng đẹp hơn đáng kể. Màu sắc rực rỡ ở mức vừa phải nhưng tươi hơn, nhất là với gam màu nóng như đỏ, cam so với P1. Màu đen sâu, độ tương phản cũng được thể hiện tốt dù chỉ là công nghệ LED nền thông thường.
Nhược điểm là TV dễ bị bóng khi đặt phía trước nguồn sáng dù thông số nhà sản xuất công bố khá cao là 4.000 nit. Tất cả model dòng A Pro đều có độ phân giải 4K, tần số quét 60 Hz, hiển thị 1,07 tỷ màu, 90% dải màu DCI-P3 hỗ trợ HDR10.
Xiaomi năm nay đầu tư hơn về thiết kế cho dòng A Pro với chân đế kép và có thanh nối chính giữa, khác biệt so với hầu hết TV cùng tầm giá hiện đều sử dụng hai chân hai bên. Phần viền được làm mỏng hơn một chút so với thế hệ P1 năm ngoái
Thiết bị tích hợp hệ thống loa stereo công suất 24 W (12 W mỗi loa) cho âm lượng lớn, hỗ trợ Dolby Audio, DTS-X, DTS Virtual:X Sound. Chất âm thiên về âm treble, hơi yếu bass, đủ để sử dụng xem các chương trình TV, nghe nhạc nhẹ, giải trí cá nhân.
A Pro có khung bằng kim loại và thiết kế mặt sau phổ thông như các đối thủ, hỗ trợ giá treo tiêu chuẩn. Cấu hình của TV gồm chip Quad A55, GPU Mali G52 MP2, RAM 2 GB và bộ nhớ trong 16 GB.
Sản phẩm "ăn tiền" với cổng kết nối HDMI 2.1 hỗ trợ tần số quét cao, độ trễ thấp khi sử dụng với các máy chơi game tốt nhất hiện nay như PlayStation 5 hay Xbox X Series. Bên cạnh còn hai cổng HDMI thông thường, hai cổng USB 2.0, giắc cắm tai nghe 3,5 mm, cổng quang học.
Phiên bản chính hãng hơn hàng xách tay ở điểm tương thích DVB-T2, giúp xem miễn phí truyền hình kỹ thuật số quảng bá ở Việt Nam. Các kết nối không dây khác là Wi-Fi chuẩn 2.4/5 GHz, Bluetooth 5.0.
Trước
Nút nguồn đặt ở bên dưới, sau phần đèn nhận tín hiệu hồng ngoại. Vị trí này hơi khó bấm và tìm kiếm khi sử dụng. TV phải được bật bằng nút này trước khi sử dụng được remote đi kèm. Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán ra ở thị trường trong nước và xuất ra một số nước Đông Nam Á.
Tất cả TV năm nay của Xiaomi đều chuyển từ Android TV sang Google TV. Về cơ bản, hai phiên bản hệ điều hành giống nhau về tương thích ứng dụng, kho phần mềm. Google TV điều chỉnh một chút giao diện trang chủ, menu cài đặt và hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng khác nhau.
So với TV hàng "xách tay", sản phẩm chính hãng hỗ trợ và cài sẵn các dịch vụ xem video phổ biến như Netflix, Amazon Prime Video và YouTube.
Menu cài đặt đơn giản của Google TV trên Xiaomi A Pro TV. Người dùng có thể thêm tài khoản dành riêng cho trẻ, giới hạn thời gian sử dụng, phần mềm được phép cài đặt giúp người lớn quản lý tốt hơn. Với mỗi tài khoản, giao diện trang chủ sẽ hiển thị gợi ý nội dung mới theo sở thích, thói quen cá nhân.
Điều khiển đi kèm có đầy đủ phím số, thuận tiện cho các gia đình có thói quen xem truyền hình. Người dùng cũng có thể truy cập nhanh dịch vụ video phổ biến như Netflix, YouTube. TV cũng hỗ trợ tìm kiếm, ra lệnh bằng tiếng Việt với dịch vụ Google Assistant qua nút trên remote. Tuy nhiên, so với P1, A Pro không còn micro để ra lệnh trực tiếp với TV.
Dòng A Pro có giá từ 6,5 triệu đồng cho bản 43 inch, 9,9 triệu đồng với bản 55 inch và 13,9 triệu đồng cho bản 65 inch.