Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Năm 2024, khách Việt có xu hướng dùng mạng xã hội tìm thông tin du lịch, ưu tiên trải nghiệm hơn chi phí và thích du lịch tự phát hơn đặt tour trọn gói.
Báo cáo tháng 1/2024 của nền tảng Klook đã công bố những kết quả khảo sát Travel Pulse về xu hướng du lịch khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm 2024. Khảo sát thực hiện vào tháng 11/2023 với 2.600 người trả lời, tại 13 thị trường bao gồm Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc đại lục, Ấn Độ và Indonesia.
Khảo sát chỉ ra mạng xã hội là yếu tố tác động lớn đến việc quyết định du lịch của du khách. 96% khách du lịch Châu Á - Thái Bình Dương cho biết sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, lập kế hoạch và chia sẻ về hành trình chuyến đi.
Du khách trải nghiệm ngắm cảnh cảnh sông Sài Gòn trên buýt sông hai tầng, tháng 12/2023. Ảnh: Bích Phương
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.333px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Du khách trải nghiệm ngắm cảnh cảnh sông Sài Gòn trên buýt sông hai tầng, tháng 12/2023. Ảnh: Bích Phương
Khách Việt Nam dẫn đầu khu vực trong việc sử dụng Facebook (95%) và TikTok (83%) làm nền tảng truyền cảm hứng du lịch. 91% du khách Việt đặt các dịch vụ du lịch dựa trên đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Trong đó, 63% người Việt tiếp cận các thông tin du lịch thông qua định dạng video vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.
Xu hướng này tăng khoảng 18% với với năm 2023. Khảo sát thực hiện vào tháng 7/2023 cho thấy khoảng 73% người Việt dùng mạng xã hội để lên kế hoạch du lịch.
Mặc dù mức độ tin cậy của các đề xuất du lịch trực tuyến đang tăng cao, các KOL hay nhà sáng tạo nội dung du lịch nổi tiếng trên mạng xã hội lại ít nhận được sự tin tưởng từ du khách Việt. Khảo sát Travel Pulse chỉ ra 61% du khách Việt tin vào các nhà sáng tạo nội dung không nổi tiếng.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Điều hành Klook Việt Nam lý giải xu hướng này đến từ hành vi dùng mạng xã hội để đăng tải hình ảnh, thông tin chuyến đi để lưu giữ khoảnh khắc. Những thông tin này có tính chia sẻ chân thật hơn là những review từ người nổi tiếng được trả tiền để quảng cáo. Các trải nghiệm được chia sẻ trên mạng xã hội phần nào tác động đến quyết định du lịch của những du khách khác.
Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy du khách Châu Á-Thái Bình Dương có xu hướng ưu tiên trải nghiệm hơn chi phí, sẵn sàng tăng ngân sách để tận hưởng tối đa các chuyến du lịch trong năm 2024. 3 trong số 5 người trả lời sẵn lòng chi tiêu thêm ít nhất từ 30% đến 50% ngân sách cho kỳ nghỉ, so với mức chi tiêu du lịch trung bình ước tính là 2.000 USD mỗi người vào năm 2023. Khảo sát Travel Pulse vào tháng 7/2023 chỉ ra du khách khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy cứ ba du khách lại có một người sẵn sàng chi hơn 2.000 USD để du lịch.
Trong đó, du khách Việt Nam đầu tư nhiều hơn vào trải nghiệm, 17% sẵn sàng chi hơn một nửa ngân sách du lịch của họ cho các hoạt động trải nghiệm. Đại diện Klook đánh giá đây là một trong những con số cao nhất tại khu vực.
Người Việt cũng đứng đầu khu vực về nhu cầu du lịch cùng gia đình. 3 trên 5 du khách trả lời ưu tiên gắn kết với những người thân của họ trong các chuyến đi.
Ông Nguyễn Huy Hoàng nhận định xu hướng du lịch này là hình ảnh phản chiếu của thế giới sau đại dịch, khi chính sự cô lập và số hóa vốn phát triển mạnh mẽ trong đại dịch nay lại khiến mọi người khao khát sự kết nối nhiều hơn bao giờ hết.
"Du lịch trở thành một phương tiện thiết yếu để bộc lộ yêu thương, mang lại cho các cá nhân cơ hội được kết nối một cách chân thật với bản thân, với những người khác và thế giới xung quanh họ", ông Hoàng nói.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trong năm 2024, khách Việt là những tín đồ du lịch nhiệt huyết nhất khu vực. 90% khách Việt cho biết đã có kế hoạch và đặt chuyến du lịch giai đoạn từ nay đến nửa cuối năm. Nhóm khách thị trường Việt cũng có xu hướng du lịch tự phát cao nhất khu vực khi một nửa số người trả lời thường đặt các trải nghiệm và hoạt động du lịch chỉ sau khi đến nơi hoặc khi đang ở điểm đến thay vì đặt tour trọn gói.
Báo cáo tháng 1/2024 của nền tảng Klook đã công bố những kết quả khảo sát Travel Pulse về xu hướng du lịch khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm 2024. Khảo sát thực hiện vào tháng 11/2023 với 2.600 người trả lời, tại 13 thị trường bao gồm Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc đại lục, Ấn Độ và Indonesia.
Khảo sát chỉ ra mạng xã hội là yếu tố tác động lớn đến việc quyết định du lịch của du khách. 96% khách du lịch Châu Á - Thái Bình Dương cho biết sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, lập kế hoạch và chia sẻ về hành trình chuyến đi.
Du khách trải nghiệm ngắm cảnh cảnh sông Sài Gòn trên buýt sông hai tầng, tháng 12/2023. Ảnh: Bích Phương
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.333px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Du khách trải nghiệm ngắm cảnh cảnh sông Sài Gòn trên buýt sông hai tầng, tháng 12/2023. Ảnh: Bích Phương
Khách Việt Nam dẫn đầu khu vực trong việc sử dụng Facebook (95%) và TikTok (83%) làm nền tảng truyền cảm hứng du lịch. 91% du khách Việt đặt các dịch vụ du lịch dựa trên đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Trong đó, 63% người Việt tiếp cận các thông tin du lịch thông qua định dạng video vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.
Xu hướng này tăng khoảng 18% với với năm 2023. Khảo sát thực hiện vào tháng 7/2023 cho thấy khoảng 73% người Việt dùng mạng xã hội để lên kế hoạch du lịch.
Mặc dù mức độ tin cậy của các đề xuất du lịch trực tuyến đang tăng cao, các KOL hay nhà sáng tạo nội dung du lịch nổi tiếng trên mạng xã hội lại ít nhận được sự tin tưởng từ du khách Việt. Khảo sát Travel Pulse chỉ ra 61% du khách Việt tin vào các nhà sáng tạo nội dung không nổi tiếng.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Điều hành Klook Việt Nam lý giải xu hướng này đến từ hành vi dùng mạng xã hội để đăng tải hình ảnh, thông tin chuyến đi để lưu giữ khoảnh khắc. Những thông tin này có tính chia sẻ chân thật hơn là những review từ người nổi tiếng được trả tiền để quảng cáo. Các trải nghiệm được chia sẻ trên mạng xã hội phần nào tác động đến quyết định du lịch của những du khách khác.
Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy du khách Châu Á-Thái Bình Dương có xu hướng ưu tiên trải nghiệm hơn chi phí, sẵn sàng tăng ngân sách để tận hưởng tối đa các chuyến du lịch trong năm 2024. 3 trong số 5 người trả lời sẵn lòng chi tiêu thêm ít nhất từ 30% đến 50% ngân sách cho kỳ nghỉ, so với mức chi tiêu du lịch trung bình ước tính là 2.000 USD mỗi người vào năm 2023. Khảo sát Travel Pulse vào tháng 7/2023 chỉ ra du khách khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy cứ ba du khách lại có một người sẵn sàng chi hơn 2.000 USD để du lịch.
Trong đó, du khách Việt Nam đầu tư nhiều hơn vào trải nghiệm, 17% sẵn sàng chi hơn một nửa ngân sách du lịch của họ cho các hoạt động trải nghiệm. Đại diện Klook đánh giá đây là một trong những con số cao nhất tại khu vực.
Người Việt cũng đứng đầu khu vực về nhu cầu du lịch cùng gia đình. 3 trên 5 du khách trả lời ưu tiên gắn kết với những người thân của họ trong các chuyến đi.
Ông Nguyễn Huy Hoàng nhận định xu hướng du lịch này là hình ảnh phản chiếu của thế giới sau đại dịch, khi chính sự cô lập và số hóa vốn phát triển mạnh mẽ trong đại dịch nay lại khiến mọi người khao khát sự kết nối nhiều hơn bao giờ hết.
"Du lịch trở thành một phương tiện thiết yếu để bộc lộ yêu thương, mang lại cho các cá nhân cơ hội được kết nối một cách chân thật với bản thân, với những người khác và thế giới xung quanh họ", ông Hoàng nói.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trong năm 2024, khách Việt là những tín đồ du lịch nhiệt huyết nhất khu vực. 90% khách Việt cho biết đã có kế hoạch và đặt chuyến du lịch giai đoạn từ nay đến nửa cuối năm. Nhóm khách thị trường Việt cũng có xu hướng du lịch tự phát cao nhất khu vực khi một nửa số người trả lời thường đặt các trải nghiệm và hoạt động du lịch chỉ sau khi đến nơi hoặc khi đang ở điểm đến thay vì đặt tour trọn gói.