Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Thông qua các công ty lữ hành, Viện Y dược học dân tộc đã đón hàng trăm du khách quốc tế đến trải nghiệm các sản phẩm du lịch y tế, điều trị theo phương pháp cổ truyền.
Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại có thể thu hút khách du lịch - Ảnh: N.BÌNH
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuyên, phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc - cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023, viện đã đón khoảng 200 khách quốc tế từ các công ty du lịch lữ hành.
Ngoài ra còn đào tạo chuyên sâu, xoa bóp bấm huyệt cho một lớp học viên quốc tịch Pháp, hấp dẫn nhiều du khách.
Theo bác sĩ Tuyên, đây là kết quả làm mới mình không biết mệt mỏi của viện từ khi xác định phát triển du lịch y tế. Từ năm 2019, viện đã đầu tư cơ sở khang trang, tích cực tham gia các sự kiện du lịch y tế, cải tiến các gói sản phẩm theo nhu cầu xã hội.
Ngoài ra, khi xác định làm dịch vụ du lịch thì chắc chắn phải tăng cường gắn kết với các đơn vị du lịch lữ hành nhằm thu hút khách nước ngoài.
Hội nghị tổng kết công tác phát triển sản phẩm du lịch y tế TP.HCM giai đoạn 2017-2023, phương hướng thực hiện 2024-2030, được tổ chức ngày 24-11, đã ghi nhận năm 2023 là năm khởi sắc của sản phẩm du lịch y tế, với nhiều hoạt động được triển khai thực hiện cụ thể và hiệu quả.
Bác sĩ Nguyên Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết bài học thành công của du lịch y tế Thái Lan là phát huy hiệu quả việc kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, thu hút khách du lịch.
Đây cũng là thế mạnh của Việt Nam và thành phố hoàn toàn có cơ sở để phát triển thêm các dịch vụ mới.
Bên cạnh đó, ngành y tế cần cung ứng đầy đủ các loại hình chăm sóc sức khỏe có chất lượng, xây dựng mạng lưới chăm sóc chuyên khoa.
Hiện nay nhiều nơi cũng bắt đầu đầu tư đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao, phổ cập tiếng Anh cho toàn bộ các nhân viên tại bệnh viện phục vụ khách ngoại quốc.
Đối với ngành du lịch, ông Châu đề xuất Sở Du lịch TP tăng kết nối, tư vấn khách du lịch với các cơ sở triển khai dịch vụ du lịch y tế, kết nối với các khách sạn, cơ sở nghỉ dưỡng, tạo hệ sinh thái. Và quan trọng là hình thành Tổng đài du lịch y tế, kết nối du khách.
Kích cầu du lịch y tế định kỳ
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết đến nay ngành y tế và du lịch đã công bố 30 combo chương trình tour kết hợp du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe phù hợp với thị trường khách nội địa và quốc tế.
Thành phố cũng tổ chức thành công xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch y tế để thu hút khách du lịch tại thị trường Campuchia và khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển các mô hình du lịch y tế tại Thái Lan.
Sau năm năm triển khai, việc định hướng thực hiện các sản phẩm cho giai đoạn năm 2024-2030 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của sản phẩm du lịch y tế trong thời gian tới.
Trước mắt, Sở Du lịch TP đề xuất mô hình cấp cứu du lịch, thiết kế hoàn thiện chương trình sản phẩm du lịch y tế, xây dựng chương trình kích cầu du lịch y tế định kỳ hằng quý.
"Sản phẩm du lịch y tế đang có những nguyên liệu quan trọng để trở thành một sản phẩm du lịch tiềm năng, gắn mục tiêu đưa thương hiệu du lịch y tế TP.HCM mang tầm khu vực vào năm 2030", bà Hiếu tin tưởng.
Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại có thể thu hút khách du lịch - Ảnh: N.BÌNH
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuyên, phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc - cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023, viện đã đón khoảng 200 khách quốc tế từ các công ty du lịch lữ hành.
Ngoài ra còn đào tạo chuyên sâu, xoa bóp bấm huyệt cho một lớp học viên quốc tịch Pháp, hấp dẫn nhiều du khách.
Theo bác sĩ Tuyên, đây là kết quả làm mới mình không biết mệt mỏi của viện từ khi xác định phát triển du lịch y tế. Từ năm 2019, viện đã đầu tư cơ sở khang trang, tích cực tham gia các sự kiện du lịch y tế, cải tiến các gói sản phẩm theo nhu cầu xã hội.
Ngoài ra, khi xác định làm dịch vụ du lịch thì chắc chắn phải tăng cường gắn kết với các đơn vị du lịch lữ hành nhằm thu hút khách nước ngoài.
Hội nghị tổng kết công tác phát triển sản phẩm du lịch y tế TP.HCM giai đoạn 2017-2023, phương hướng thực hiện 2024-2030, được tổ chức ngày 24-11, đã ghi nhận năm 2023 là năm khởi sắc của sản phẩm du lịch y tế, với nhiều hoạt động được triển khai thực hiện cụ thể và hiệu quả.
Bác sĩ Nguyên Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết bài học thành công của du lịch y tế Thái Lan là phát huy hiệu quả việc kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, thu hút khách du lịch.
Đây cũng là thế mạnh của Việt Nam và thành phố hoàn toàn có cơ sở để phát triển thêm các dịch vụ mới.
Bên cạnh đó, ngành y tế cần cung ứng đầy đủ các loại hình chăm sóc sức khỏe có chất lượng, xây dựng mạng lưới chăm sóc chuyên khoa.
Hiện nay nhiều nơi cũng bắt đầu đầu tư đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao, phổ cập tiếng Anh cho toàn bộ các nhân viên tại bệnh viện phục vụ khách ngoại quốc.
Đối với ngành du lịch, ông Châu đề xuất Sở Du lịch TP tăng kết nối, tư vấn khách du lịch với các cơ sở triển khai dịch vụ du lịch y tế, kết nối với các khách sạn, cơ sở nghỉ dưỡng, tạo hệ sinh thái. Và quan trọng là hình thành Tổng đài du lịch y tế, kết nối du khách.
Kích cầu du lịch y tế định kỳ
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết đến nay ngành y tế và du lịch đã công bố 30 combo chương trình tour kết hợp du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe phù hợp với thị trường khách nội địa và quốc tế.
Thành phố cũng tổ chức thành công xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch y tế để thu hút khách du lịch tại thị trường Campuchia và khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển các mô hình du lịch y tế tại Thái Lan.
Sau năm năm triển khai, việc định hướng thực hiện các sản phẩm cho giai đoạn năm 2024-2030 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của sản phẩm du lịch y tế trong thời gian tới.
Trước mắt, Sở Du lịch TP đề xuất mô hình cấp cứu du lịch, thiết kế hoàn thiện chương trình sản phẩm du lịch y tế, xây dựng chương trình kích cầu du lịch y tế định kỳ hằng quý.
"Sản phẩm du lịch y tế đang có những nguyên liệu quan trọng để trở thành một sản phẩm du lịch tiềm năng, gắn mục tiêu đưa thương hiệu du lịch y tế TP.HCM mang tầm khu vực vào năm 2030", bà Hiếu tin tưởng.