Nguyên Linh
Well-known member
Logo chính là bộ mặt đại diện, thể hiện phong cách và cá tính của thương hiệu. Một logo đẹp, dễ nhớ và thu hút góp phần giúp cho thương hiệu trở nên nổi bật hơn.
Trong các yếu tố hình thành nên một logo, ngoài hình khối và chữ viết thì màu sắc và sự kết hợp màu sắc chính điều quan trọng không kém.
Bạn có biết vì sao màu đỏ thường được sử dụng trong các logo thương hiệu đồ ăn nhanh? Vì sao các thương hiệu cao cấp thường sử dụng màu đen trong logo của mình? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết của chúng tôi
Vì sao màu sắc lại quan trọng trong thiết kế logo thương hiệu?
Yếu tố tâm lý học màu sắc
Có một lý thuyết rất phổ biến mà chắc chắn nếu là Marketer bạn đã từng nghe qua một lần: Màu đỏ thường khiến người nhìn trở nên khó chịu, cảm thấy đói bụng hơn; Màu hồng lại giúp ta kiềm chế cảm xúc tốt hơn; còn Màu xanh lá lại đem đến cảm giác ấm áp, bình yên.
Bởi vậy, khi thiết kế bất cứ một logo nào, yếu tố màu sắc luôn cần được cân nhắc trước tiên, bới nó ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của khách hàng khi nhìn vào.
Thể hiện đặc trưng sản phẩm của thương hiệu
Mỗi màu sắc đều mang cho mình một nét tính cách riêng, một điểm đặc trưng nổi bật. Và mỗi sản phẩm của các thương hiệu cũng thế. Vậy nên sẽ tuyệt vời biết mấy khi bạn chọn được đúng và trúng màu sắc có thể nói lên đặc trưng của sản phẩm.
Ví dụ như các quán cafe thường có logo là nâu, đen và trắng; các thương hiệu nước khoáng lại yêu thích màu xanh dương và trắng . Còn với các thương hiệu thời trang dành cho trẻ nhỏ, ta thường bắt gặp những logo có gam màu nhẹ nhàng, gợi cảm giác dễ thương như hồng phấn, xanh nước biển hay xanh lá cây nhạt.
Thể hiện phong cách thương hiệu
Mỗi thương hiệu đều tự đình hình cho mình một tính cách nhất định hoặc một câu chuyện truyền cảm hứng nào đó.
Màu sắc trong logo cũng là một “người kể chuyện” để mang thông điệp, phong cách của thương hiệu đến với khách hàng.
Ví dụ những thương hiệu thời trang cao cấp, tự xác định mình thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng, bí ẩn thì thường có những logo màu đen.
Hoặc những thương hiệu dành cho giới trẻ lại yêu thích những logo mang màu sắc sống động (vivid colors) để mang lại cảm giác tích cực, tràn đầy năng lượng.
Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo của các thương hiệu lớn
Sau đây sẽ là những miêu tả ngắn gọn về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo được sử dụng phổ biến nhất của các thương hiệu, từ đó giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế logo cho những dự án của mình.
Ý nghĩa màu đỏ trong thiết kế logo
Năng lượng – Tự tin – Táo bạo
Sự rực rỡ, cuốn hút của màu đỏ gợi lên sự phấn khích, tính mạnh mẽ và thời thượng.
Ngành hàng phù hợp: bán lẻ, thực phẩm, ngân hàng và sức khỏe.
Ý nghĩa màu cam trong thiết kế logo
Tự do – Vui vẻ – Nhiệt huyết – Tinh nghịch
Màu cam gợi lên cảm giác sống động, tràn đầy năng lượng và hướng ngoại.
Ngành hàng phù hợp: thể dục thể thao, xuất nhập khẩu, văn phòng phẩm và công nghệ.
Ý nghĩa màu vàng trong thiết kế logo
Lạc quan – Thu hút – Quý phái
Sự nóng ấm của màu vàng mang đến sự lạc quan, thân thiện và tươi tắn.
Ngành hàng phù hợp: thể dục thể thao, công nghệ số và tài chính.
Ý nghĩa màu hồng trong thiết kế logo
Nhẹ nhàng – Đáng yêu – Yêu thương – Quan tâm
Đây là màu sắc gợi cho người nhìn một cảm giác ấm áp, mềm mịn và cân bằng. Những ngành hàng phù hợp: làm đẹp, đồ chơi, thời trang nữ.
Ý nghĩa màu xanh lá trong logo
Thiên nhiên – Sự tươi trẻ – Tính bền vững
Màu xanh lá mang lại cảm giác an toàn, cởi mở và gần gũi với rừng cây, hoa cỏ. Bởi vậy, những sản phẩm thân thiện môi trường, chăm sóc sức khỏe, dã ngoại hay giáo dục sẽ rất thích hợp nếu sử dụng logo màu xanh lá.
Ý nghĩa màu xanh dương trong thiết kế logo
Cởi mở – Bình yên – Hoài bão
Màu xanh dương thể hiện sự tin tưởng, hiệu quả và tính logic. Ngành hàng phù hợp: tài chính, sức khỏe, công nghệ và bảo hiểm.
Ý nghĩa màu tím trong thiết kế logo
Sâu sắc – Huyền bí – Mạnh mẽ
Sắc lạnh của màu tím gợi cảm giác sang trọng, chất lượng và tính chính xác.
Ngành hàng phù hợp: hàng hóa cao cấp, công nghệ và thiết kế.
Ý nghĩa màu đen trong thiết kế logo
Tinh tế – Sức mạnh – Chuyên nghiệp
Sự sắc lạnh của màu đen mang đến nét tinh tế, sang trọng và đầy quyền lực.
Ngành hàng phù hợp: thời trang cao cấp, tài chính, và các sản phẩm kỹ thuật – công nghệ.
Trong các yếu tố hình thành nên một logo, ngoài hình khối và chữ viết thì màu sắc và sự kết hợp màu sắc chính điều quan trọng không kém.
Bạn có biết vì sao màu đỏ thường được sử dụng trong các logo thương hiệu đồ ăn nhanh? Vì sao các thương hiệu cao cấp thường sử dụng màu đen trong logo của mình? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết của chúng tôi
Vì sao màu sắc lại quan trọng trong thiết kế logo thương hiệu?
Yếu tố tâm lý học màu sắc
Có một lý thuyết rất phổ biến mà chắc chắn nếu là Marketer bạn đã từng nghe qua một lần: Màu đỏ thường khiến người nhìn trở nên khó chịu, cảm thấy đói bụng hơn; Màu hồng lại giúp ta kiềm chế cảm xúc tốt hơn; còn Màu xanh lá lại đem đến cảm giác ấm áp, bình yên.
Bởi vậy, khi thiết kế bất cứ một logo nào, yếu tố màu sắc luôn cần được cân nhắc trước tiên, bới nó ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của khách hàng khi nhìn vào.
Thể hiện đặc trưng sản phẩm của thương hiệu
Mỗi màu sắc đều mang cho mình một nét tính cách riêng, một điểm đặc trưng nổi bật. Và mỗi sản phẩm của các thương hiệu cũng thế. Vậy nên sẽ tuyệt vời biết mấy khi bạn chọn được đúng và trúng màu sắc có thể nói lên đặc trưng của sản phẩm.
Ví dụ như các quán cafe thường có logo là nâu, đen và trắng; các thương hiệu nước khoáng lại yêu thích màu xanh dương và trắng . Còn với các thương hiệu thời trang dành cho trẻ nhỏ, ta thường bắt gặp những logo có gam màu nhẹ nhàng, gợi cảm giác dễ thương như hồng phấn, xanh nước biển hay xanh lá cây nhạt.
Thể hiện phong cách thương hiệu
Mỗi thương hiệu đều tự đình hình cho mình một tính cách nhất định hoặc một câu chuyện truyền cảm hứng nào đó.
Màu sắc trong logo cũng là một “người kể chuyện” để mang thông điệp, phong cách của thương hiệu đến với khách hàng.
Ví dụ những thương hiệu thời trang cao cấp, tự xác định mình thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng, bí ẩn thì thường có những logo màu đen.
Hoặc những thương hiệu dành cho giới trẻ lại yêu thích những logo mang màu sắc sống động (vivid colors) để mang lại cảm giác tích cực, tràn đầy năng lượng.
Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo của các thương hiệu lớn
Sau đây sẽ là những miêu tả ngắn gọn về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo được sử dụng phổ biến nhất của các thương hiệu, từ đó giúp bạn có thêm những ý tưởng thiết kế logo cho những dự án của mình.
Ý nghĩa màu đỏ trong thiết kế logo
Năng lượng – Tự tin – Táo bạo
Sự rực rỡ, cuốn hút của màu đỏ gợi lên sự phấn khích, tính mạnh mẽ và thời thượng.
Ngành hàng phù hợp: bán lẻ, thực phẩm, ngân hàng và sức khỏe.
Ý nghĩa màu cam trong thiết kế logo
Tự do – Vui vẻ – Nhiệt huyết – Tinh nghịch
Màu cam gợi lên cảm giác sống động, tràn đầy năng lượng và hướng ngoại.
Ngành hàng phù hợp: thể dục thể thao, xuất nhập khẩu, văn phòng phẩm và công nghệ.
Ý nghĩa màu vàng trong thiết kế logo
Lạc quan – Thu hút – Quý phái
Sự nóng ấm của màu vàng mang đến sự lạc quan, thân thiện và tươi tắn.
Ngành hàng phù hợp: thể dục thể thao, công nghệ số và tài chính.
Ý nghĩa màu hồng trong thiết kế logo
Nhẹ nhàng – Đáng yêu – Yêu thương – Quan tâm
Đây là màu sắc gợi cho người nhìn một cảm giác ấm áp, mềm mịn và cân bằng. Những ngành hàng phù hợp: làm đẹp, đồ chơi, thời trang nữ.
Ý nghĩa màu xanh lá trong logo
Thiên nhiên – Sự tươi trẻ – Tính bền vững
Màu xanh lá mang lại cảm giác an toàn, cởi mở và gần gũi với rừng cây, hoa cỏ. Bởi vậy, những sản phẩm thân thiện môi trường, chăm sóc sức khỏe, dã ngoại hay giáo dục sẽ rất thích hợp nếu sử dụng logo màu xanh lá.
Ý nghĩa màu xanh dương trong thiết kế logo
Cởi mở – Bình yên – Hoài bão
Màu xanh dương thể hiện sự tin tưởng, hiệu quả và tính logic. Ngành hàng phù hợp: tài chính, sức khỏe, công nghệ và bảo hiểm.
Ý nghĩa màu tím trong thiết kế logo
Sâu sắc – Huyền bí – Mạnh mẽ
Sắc lạnh của màu tím gợi cảm giác sang trọng, chất lượng và tính chính xác.
Ngành hàng phù hợp: hàng hóa cao cấp, công nghệ và thiết kế.
Ý nghĩa màu đen trong thiết kế logo
Tinh tế – Sức mạnh – Chuyên nghiệp
Sự sắc lạnh của màu đen mang đến nét tinh tế, sang trọng và đầy quyền lực.
Ngành hàng phù hợp: thời trang cao cấp, tài chính, và các sản phẩm kỹ thuật – công nghệ.