Cách ăn giúp mẹ hai con lấy lại vóc dáng thời son rỗi

Quang Minh

Well-known member
Bảo Ly chọn cách tiêu thụ thực phẩm theo "quy tắc bàn tay" kết hợp nhịn ăn gián đoạn và ăn ngược để lấy lại vóc dáng.

Lê Bảo Ly, 33 tuổi, hiện làm việc tại Phòng Công tác HSSV của một trường cao đẳng, từng nặng 46 kg, cao 1,6 m.

Cuối năm 2021, khi mang thai lần hai, Ly bị lưu thai không rõ nguyên nhân. Một thời gian sau, người phụ nữ may mắn đậu thai lần nữa. Lần này, cô quyết tâm thay đổi chế độ ăn uống kết hợp vận động nhẹ nhàng với mong muốn cải thiện sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Vòng bụng sồ sề của Ly sau sinh con lần hai. Ảnh: Nhân vật cung cấp


Vòng bụng sồ sề của Ly sau sinh con lần hai. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ở tuần thai thứ 14, Ly chọn chia thức ăn thành từng khẩu phần theo "quy tắc bàn tay". Quy tắc lòng bàn tay được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra để ước lượng tương đối khẩu phần ăn của mỗi người trong một ngày. Theo Good Health, đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, bởi thông thường hàm lượng dinh dưỡng và kích thước trên bao bì được niêm yết bằng gam, nhưng ít người quan tâm và không biết phải ăn bao nhiêu là vừa. Người trưởng thành với bàn tay to hơn, cần khẩu phần lớn hơn và ngược lại với trẻ nhỏ. Phương pháp này khá phổ biến, được nhiều người áp dụng.

Theo đó, Ly ăn đủ các nhóm chất (xơ, đạm, tinh bột, chất béo tốt) với một tỷ lệ phù hợp. Theo cách ăn của Ly, lượng rau ăn bằng một bàn tay; lượng đạm gồm thịt, cá hoặc trứng bằng một lòng bàn tay; lượng tinh bột bằng một nắm tay; chất béo tốt bằng một ngón tay cái. Cô ăn đa dạng thực phẩm và bổ sung thêm canxi, omega-3, vitamin, DHA...

Bên cạnh quy tắc bàn tay, Ly chọn áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn 4-4-4-8 và 4-4-12, kèm ăn ngược theo thứ tự rau xanh, tinh bột, đạm và chất béo tốt.

Nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) là thuật ngữ mô tả chế độ ăn uống và nhịn ăn có chu kỳ. Phương pháp giúp cơ thể có đủ thời gian tiêu thụ thức ăn hoàn toàn, đồng thời giới hạn nghiêm ngặt lượng calo dung nạp. Nhịn ăn gián đoạn 4-4-12 là ăn ba bữa một ngày, không có bữa ăn nhẹ, bữa phụ. Bữa sáng cách bữa trưa 4 tiếng, bữa trưa cách bữa tối 4 tiếng và bữa tối cách bữa sáng hôm sau 12 tiếng.


Khi nhịn ăn gián đoạn 4-4-4-8, một ngày của bạn sẽ được chia làm 4 khung giờ: 4 giờ nhịn ăn, 4 giờ ăn, 4 giờ nhịn ăn và 8 giờ ăn. Còn nhịn ăn gián đoạn 4-4-12 là ăn ba bữa một ngày, không có bữa ăn nhẹ, bữa phụ. Bữa sáng cách bữa trưa 4 tiếng, bữa trưa cách bữa tối 4 tiếng và bữa tối cách bữa sáng hôm sau 12 tiếng.

Theo các chuyên gia, nhịn ăn gián đoạn vẫn có thể dẫn đến tăng cân. Nhịn đói trong thời gian dài có thể khiến một số người ăn uống vô độ sau đó. Việc ăn nhiều calo hơn nhu cầu cơ thể khiến lượng mỡ tăng lên, ngay cả sau chu kỳ nhịn ăn liên tục 12 đến 16 giờ mỗi ngày. Nhịn ăn trong thời gian dài có thể làm giảm lượng đường huyết, gây ra cảm giác choáng váng, chóng mặt, đau đầu và buồn nôn.

Do đó, người mắc bệnh nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Người bị tiểu đường tuýp 1 và đang điều trị tiểu đường rất có thể gặp phản ứng không mong muốn khi thực hiện chế độ ăn này.

Tuy nhiên, Ly cho biết bản thân áp dụng nhịn ăn gián đoạn trong thai kỳ không nhằm mục đích giảm cân mà mong muốn trong mỗi bữa có thể ăn no, ăn đủ, đồng thời hạn chế được tiểu đường thai kỳ vì cách ăn này giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin và kiểm soát đường huyết.

Trong chế độ ăn, Ly chú trọng uống đủ nước theo tỉ lệ 40ml/kg cân nặng mỗi ngày. Đây cũng là lượng nước phù hợp với một người trưởng thành, theo khuyến cáo của bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3. Theo đó, cô ưu tiên uống nước diệp lục thay nước lọc, hạn chế hoàn toàn nước ngọt, nước hoa quả, chè, cafe...

Ly chọn tập luyện tại nhà để cải thiện sức khoẻ trong thai kỳ và giảm cân, giữ dáng sau sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ly chọn tập luyện tại nhà để cải thiện sức khoẻ trong thai kỳ và giảm cân, giữ dáng sau sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngoài dinh dưỡng, Ly dành 15-30 phút buổi sáng để tập luyện yoga nhẹ nhàng. Yoga là phương pháp rèn luyện kết hợp thể chất và tinh thần, tăng sự linh hoạt, nâng cao sức khỏe tổng thể. Các bài tập yoga như Kapaalbhati (hơi thở của lửa), Matsyasana (tư thế con cá), Dhanurasana (tư thế cánh cung)... kích thích và hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Ngoài ra, tập yoga thường xuyên còn giúp mọi người cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng và đau nhức xương khớp, cân bằng nội tiết và ngủ ngon hơn.

Suốt thai kỳ, Ly tăng 13 kg, mẹ và con đều khỏe mạnh, bé gái chào đời ở tuần 38, nặng 3,9 kg. Sau sinh một tuần, cô còn 55 kg, vẫn giữ thói quen ăn uống cũ.

Con được 1,5 tháng tuổi, Ly bắt đầu tập luyện trở lại thường xuyên 4-5 buổi/tuần. Cô chọn bổ sung các bài tập hồi phục tập trung vào hơi thở, siết bụng và kegel để khôi phục vùng cơ trung tâm giúp tử cung nhanh co hồi và nội tiết ổn định. Đồng thời, bà mẹ hai con ưu tiên tập luyện khắc phục tách cơ bụng, tập trung vào phần cơ bụng dọc và cơ liên sườn để giúp các vùng cơ khỏe hơn. Ly cũng chú trọng nhóm bài tập giãn cơ nhằm tháo những nút thắt trong cơ thể, hạn chế bó tắc cơ giúp máu lưu thông và dinh dưỡng vận chuyển đến đúng nơi.

Sau 15 tháng vượt cạn thành công, Ly quay về cân nặng 46 kg như thời son rỗi, eo giảm từ 77 cm còn 64 cm, bụng dưới cũng thon gọn, săn chắc hơn khi số đo thay đổi từ 94 cm thành 71 cm.

Theo Ly, việc thay đổi lối sống giúp cô hết hẳn táo bón, cải thiện mỡ máu, hết viêm đường tiết niệu và viêm phụ khoa, da dẻ ngày càng đẹp hơn, nội tiết dần tốt lên... Đặc biệt với cô, việc ăn uống theo phương pháp hiện tại giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng, có thể ăn cùng gia đình, không phải nhịn ăn hay kiêng khem khắc nghiệt nên rất phù hợp gắn bó lâu dài.

"Sau khi nhận thấy sự thay đổi tích cực của bản thân, tôi đã giúp chồng và bố mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe nhờ ăn uống", Ly nói, thêm rằng nhờ đó các thành viên cũng thấu hiểu, gắn bó với nhau nhiều hơn, gia đình ngày càng đầm ấm, hạnh phúc.
 
Bên trên