Cách nhận biết các chiêu trò lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm Tuyển dụng "làm nhiệm vụ online, nhận tiền thật"

Daily News

Daily With Vincent
Top Poster Of Month
Cách nhận biết các chiêu trò lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm
Tuyển dụng "làm nhiệm vụ online, nhận tiền thật"

Hiện nay chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội và mạng internet ngày càng tinh vi và phổ biến. Việc lừa đảo này đã có từ lâu nhưng chúng hoạt động theo mùa và đợt để tránh bị phát hiện và khiến chúng ta và các cơ quan chức năng quên lãng. Bài viết dưới đây tôi sẽ chia sẽ đến các bạn về thủ đoạn lừa đảo qua mạng làm nhiệm vụ và cách để các bạn hành động và xử lý theo tham khảo của luật sư và theo luật định.


anh Lua Dao.png
1. Nhận diện các hành vi lừa đảo qua mạng
Hình thức: tuyển dụng làm việc theo nhiệm vụ, đơn hàng...


Về hình thức cảnh Báo Bộ Công An cũng có gửi tin nhắn cảnh báo đến toàn bộ người dân với nội dung như sau:
Bộ Công an thông báo: Hiện nay, tội phạm lừa đảo đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng online trên các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok...), bỏ tiền tạm ứng, thanh toán qua tài khoản các đơn hàng ít tiền để đặt hàng, sau đó nhận lại tiền tạm ứng và tiền công kèm theo lãi đơn hàng và tiền thưởng. Đến các lần tiếp theo, thanh toán đơn hàng với lượng tiền lớn thì bị chiếm đoạt đồng thời nhận được yêu cầu nộp thêm tiền để hệ thống xử lý lỗi và hoàn trả nhưng không được hoàn trả.

Việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng internet, mạng xã hội đã được phản ảnh, cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn xuất hiện và ngày các nhiều với các hình thức, thủ đoạn tinh vi. Thời gian gần đây, các đối tượng thường tung ra các chiêu trò kích thích người tham gia với số tiền lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với số tiền bỏ ra. Khi nạp tiền 1 đến 2 lần thấy lợi nhuận chuyển vào tài khoản nhiều, người chơi tiếp tục nạp vào số tiền lớn để hưởng lợi nhuận cao hơn.

Những đối tượng lừa đảo này tự xưng là "thầy", "các chuyên gia" "shop online", "công ty A"... Sau khi được hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, người dùng sẽ được thêm vào một nhóm chat gồm nhiều người để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhóm này sẽ có người hướng dẫn và các con mồi giả dạng người tham gia đã nhận được nhiều tiền khi hoàn thành các nhiệm vụ để dụ dỗ nạn nhân tin tưởng và nạp tiền làm nhiệm vụ.

Sau 1- 2 tuần đầu tham gia với số tiền nạp vào ít, người dùng nhận được tiền lời và bắt đầu tin tưởng thực hiện những nhiệm vụ ở cấp cao hơn với số tiền lớn hơn, lời nhiều hơn. Tuy nhiên, khi số tiền nạp ngày càng nhiều, người tham gia sẽ không rút được tiền về tài khoản. Lúc này các đối tượng yêu cầu người tham gia nộp thêm tiền vào thì mới rút được tiền về tài khoản, nhưng càng nộp tiền thì nạn nhân càng bị mất thêm tiền.

Các đối tượng còn gợi ý người dùng mượn bạn bè, gia đình và liên tục thúc giục người dùng nạp tiền. Nếu trễ thời hạn nạp tiền người dùng phải mất luôn cả số tiền đó hoặc nếu tiếc thì người dùng phải nạp bằng số tiền mình đang có trong tài khoản đó để có thể rút ra. Nhưng khi nạp xong thì các đối tượng lại giở trò bắt lỗi và yêu cầu người dùng phải nạp thêm cho bọn chúng.

Có thể thấy, các đối tượng thường nhắm và những người dùng nhẹ dạ, cả tin đặc biệt là học sinh, sinh viên, nội trợ, những người đang mong muốn có công việc online tại nhà, việc làm thêm nhẹ nhàng để tăng thêm thu nhập. Không chỉ bị mất tiền cho các đối tượng lừa đảo, người dùng còn để lộ các thông tin cá nhân quan trọng, có nguy cơ điện thoại bị nhiễm mã độc khi truy cập vào đường link lạ hay thậm chí mất tài khoản ngân hàng khi thực hiện theo các yêu cầu của đối tượng.

Đa số các cách kiếm tiền trên mạng đều là lừa đảo. Do đó, người dùng cần hết sức cảnh giác trước những lời lẽ mời chào, dụ dỗ trên mạng xã hội và không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào cho các đối tượng lạ để tránh bị mất tiền oan.


1672387500843.png


2. Hướng xử lý khi phát hiện các hành vi lừa đảo qua mạng
Người dân cần l
àm gì khi gặp các trường hợp lừa đảo tương tự

Bộ Công An cũng đã có thông báo & đề nghị người dân đề cao cảnh giác với các nội dung thông tin lừa đảo và Đề nghị người dân cảnh giác, không tham gia hoạt động nêu trên khi phát hiện trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết.
1672376451530.png

3. Xử phạt hành chính hành vi lừa đảo thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 điều 15 nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

4. Trách nhiệm hình sự với hành vi lừa đảo

Căn cứ theo Điều 174 bộ luật hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu hoặc dưới 2 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình Sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại.

Phạt tù từ 2 đến 7 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều 174 Bộ luật Hình sự.

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Điều 174 Bộ luật Hình sự;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều 174 Bộ luật Hình sự.

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu. cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Người bị lừa đảo cần làm gì?

Ngày nay với sự phát triển không ngừng từ mạng xã hội, hành vi lừa đảo qua mạng trở nên phổ biến với các thủ đoạn tinh vi khó nhận biết. Người bị lừa đảo có thể tốc giác hành vi lừa đảo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Cụ thể, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, ngườii bị hại cần làm đơn tố giác gửi đến cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm;

- Đơn trình báo công an;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng) ;
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
- Chứng cứ liên quan đến chứng minh (hình ảnh, video, tin nắhn, ghi âm,... có chứa nguồn và thông tin của hành vi phạm tội).

Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

- Cơ quan điều tra, VIện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao : 069.219.4053 - Cục cảnh sát hình sự;

- Địa chỉ htttps://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

- Đối với người dân tại TP Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với ban đọc về chiều trò lừa đảo qua mạng làm nhiệm vụ hiện nay đang xảy ra trên mạng và tại Công Ty TNHH Tư Vấn Truyền Thông Minara . Hy vọng sẽ giúp ích được bạn đọ
c. Xin chân thành cảm ơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Dragon Chu

Dragon
Staff member
CẢNH GIÁC HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG XẤU GIẢ MẠO CÔNG TY MINARA
LỪA ĐẢO TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM ONLINE CHIẾM ĐOẠT TIỀN

Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều đối tượng giả mạo thông tin, tự xưng là nhân viên của Công ty Tư Vấn Truyền thông Minara dưới nhiều hình thức với mục đích lợi dụng, gây hiểu lầm, lừa đảo tuyển dụng...
MINARA xin khẳng định những thông tin về tuyển dụng việc làm online tại nhà đều không đúng sự thật. Minara không tuyển dụng online làm việc tại nhà với bất kì hình thức nào.


lua_dao-1651831979266.png
Về hình thức cảnh Báo Bộ Công An cũng có gửi tin nhắn cảnh báo đến toàn bộ người dân với nội dung như sau:
Bộ Công an thông báo:

Hiện nay, tội phạm lừa đảo đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng online trên các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok...), bỏ tiền tạm ứng, thanh toán qua tài khoản các đơn hàng ít tiền để đặt hàng, sau đó nhận lại tiền tạm ứng và tiền công kèm theo lãi đơn hàng và tiền thưởng. Đến các lần tiếp theo, thanh toán đơn hàng với lượng tiền lớn thì bị chiếm đoạt đồng thời nhận được yêu cầu nộp thêm tiền để hệ thống xử lý lỗi và hoàn trả nhưng không được hoàn trả.
Bộ Công An cũng đã có thông báo & đề nghị người dân đề cao cảnh giác với các nội dung thông tin lừa đảo:
Đề nghị người dân cảnh giác, không tham gia hoạt động nêu trên khi phát hiện trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết.

1672376451530.png
Qua tìm hiểu, các phương thức mà những đối tượng xấu lợi dụng thông tin và hình ảnh từ Minara thường là:
- Nhắn tin qua Zalo, Facebook tự xưng là nhân viên tại Minara gửi yêu cầu tuyển dụng việc làm online tại nhà
- Giả mạo tài khoản Facebook ảo, sử dụng hình ảnh logo Minara để đăng tải thông tin tuyển dụng giả mạo tràn lan
- Gọi điện làm phiền, tự xưng là nhân viên đang làm việc tại Minara để giới thiệu việc làm online trên Tiktok, Facebook, Google, Shopee,...
- Đăng tin tuyển dụng giả mạo trên các trang rao vặt, hội, nhóm tuyển dụng,...

Cách thức như sau:
Đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân chuyển tiền để được giao việc làm & tiền thưởng 30-50% so với số tiền chuyển vào.
Yêu cầu: "Chỉ cần nghe nhạc, like bài viết là có ngay tháng 15 -20 triệu thậm chí vài chục triệu đồng"
- Đối tượng mời gọi việc làm online, like bài viết & nghe nhạc, tiền thưởng lên đến 50%
- Lần 1: chuyển 200.000đ - chuyển trả: 280.000đ
- Lần 2: chuyển 500.000đ - chuyển trả: 660.000đ

Sau 2 lần đối tượng yêu cầu ham gia cấp độ cao hơn để được nhận tiền nhiều hơn.
- Lần 3: Chuyển 5.000.000đ được 6.600.000đ

Nhưng lần này, đối tượng lừa đảo báo không được rút, muốn rút phải tăng cấp độ cao hơn nữa...
- Lần 4: chuyển 15.000.000đ nhận nhiệm vụ - đối tượng báo lỗi, không thấy tiền.
- Lần 5: chuyển 15.000.000đ đối tượng báo đã nhận tiền... tiền tổng cộng là 36.600.000đ,
- Muốn nhận tiền về thì phải chuyển tiếp 20.000.000đ..

...... tới đây thì sự việc thế nào chắc mọi người cũng đã rõ. Khi đến tận nơi xác minh mới biết đã bị lừa.

Đối tượng đánh vào tâm lý người bị hại thường ngại người thân biết, ngoài ra thường áp dụng vào cuối tuần nên người dân không đi làm và ít có tiếp xúc bên ngoài nên dễ bị lừa đảo.

1672570904472.png


WhatsApp Image 2022-12-27 at 15.42.53.jpg
321511844_865830601405727_5251403845873381050_n.png

Bằng thông báo này: MINARA xin khẳng định những thông tin về tuyển dụng việc làm online tại nhà đều không đúng sự thật. Minara không tuyển dụng online làm việc tại nhà với bất kì hình thức nào. Tất cả hành vi giả mạo công ty MINARA với bất kì hình thức nào đều vi phạm pháp luật.

Công Ty TNHH Tư Vấn Truyền Thông Minara chỉ có duy nhất trang fanpage: https://www.facebook.com/www.minara.vn,
Hotline: 097.777.1060.

Chúng tôi chỉ giao dịch với đối tác trực tiếp tại địa chỉ:
- 182 Trần Bình Trọng, P.3, Q.5, Tp.HCM
- 27 Đường số 16, Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.

Mọi tài khoản Facebook, Zalo cá nhân tự xưng làm việc tại Minara đều là giả mạo.

Rất mong Quý Khách hàng, các Anh/Chị cảnh giác trước những hành vi lợi dụng lừa đảo tuyển dụng. Nếu phát hiện bất kì trường hợp giả mạo công ty Minara vui lòng hỗ trợ và báo về cho chúng tôi để tổng hợp gửi cơ quan chức năng xử lý.

Chân thành cảm ơn.
Ban Giám Đốc

-------
Bài cảnh báo đã được đăng:
Báo Pháp Luật TP.HCM
https://kynguyenso.plo.vn/can-tet-ro-lua-dao-viec-nhe-luong-cao-qua-mang-post714483.html

Bài viết cảnh giác đã đăng trang Minara:
https://minara.vn/blogs/blog/canh-giac-hanh-vi-gia-mao-minara-lua-dao-tuyen-dung-viec-lam-online

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên