Hàng nghìn người trẩy hội chùa Thầy, khách Tây hiếu kỳ xem lễ rước

Võ Xuân Trường

Well-known member
Hàng nghìn người trẩy hội chùa Thầy, khách Tây hiếu kỳ xem lễ rước

Lễ hội chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) thu hút người dân và du khách tham gia nhiều hoạt động độc đáo, đặc sắc.
Lễ hội chùa Thầy 2024 được tổ chức cũng là dịp người dân địa phương vinh dự đón Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội truyền thống Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai”. Già, trẻ, gái, trai trong huyện và nhiều khách thập phương đã náo nức dâng hương khấn phật, cầu duyên,...tại hội chùa Thầy.


Lễ hội chùa Thầy diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 5 đến mùng 7.3 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của xứ Đoài xưa. Năm nay Lễ hội chùa Thầy 2024 diễn ra từ 12 đến 16.4, dịp này người dân địa phương vinh dự đón Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội truyền thống Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai”.
Bên cạnh vãn cảnh, du khách còn được tham gia phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian tái hiện rõ nét đời sống sinh hoạt “tháng Ba hội hè” của người Việt . Phần nghi lễ gồm có các nghi lễ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian được lưu giữ: nghi lễ mộc dục, lễ tế và lễ rước...
Bên cạnh vãn cảnh, du khách còn được tham gia phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian tái hiện rõ nét đời sống sinh hoạt “tháng Ba hội hè” của người Việt. Phần nghi lễ gồm có các nghi lễ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian được lưu giữ: nghi lễ mộc dục, lễ tế và lễ rước...
Lễ tế và lễ rước diễn ra vào ngày 7.3 của hội. Ngày này 4 thông trong làng ra yết kiến chùa Thầy. Sau đó đám rước đi đến địa phận làng nào thì làng đó sẽ làm lễ để đón kiệu thánh, để chúc mừng và cầu mong điềm lành. Không chỉ người dân, du khách quốc tế cũng rất thích thú với phần nghi thức này.
4 thôn trong xã Sài Sơn rước lễ lên chùa Cả. Đám rước đi đến địa phận làng nào, làng đó sẽ làm lễ để đón kiệu thánh, để chúc mừng và cầu mong điềm lành. Không chỉ người dân, du khách quốc tế cũng rất thích thú với phần nghi thức này.
Tham gia hội chùa Thầy cùng bạn bè, bà Nguyễn Thị Tâm (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) hào hứng chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với vẻ đẹp và nhiều nghi lễ độc đáo của chùa Thầy. Đây là năm đầu tiên tôi trẩy hội chùa Thầy, nhưng chắc chắn tôi sẽ còn đi nhiều mùa hội nữa”.
Nhiều du khách hào hứng khi trải nghiệm các trò chơi dân gian mang đậm màu sắc văn hóa như cờ tướng, cờ người... Cùng với đó là phần trình diễn rối nước tại thủy đình đặc trưng của hội. Tham gia hội chùa Thầy cùng bạn bè, bà Nguyễn Thị Tâm (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) hào hứng chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với vẻ đẹp và nhiều nghi lễ độc đáo của chùa Thầy. Đây là năm đầu tiên tôi trẩy hội chùa Thầy, nhưng chắc chắn tôi sẽ còn đi nhiều mùa hội nữa”.
Được tổ chức song song với lễ hội chùa Thầy, Tuần Văn hóa - Du lịch Quốc Oai năm 2024 cũng đang là hoạt động hấp dẫn du khách. 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm văn hóa, du lịch ẩm thực, sản phẩm địa phương để quảng bá tới du khách.
Được tổ chức song song với lễ hội chùa Thầy, Tuần Văn hóa - Du lịch Quốc Oai năm 2024 cũng đang là hoạt động hấp dẫn du khách. 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm văn hóa, du lịch ẩm thực, sản phẩm địa phương để quảng bá tới du khách.
Nhiều món ăn truyền thống của huyện Quốc Oai như chè lam, bánh gai, bánh tro,...cũng được dịp “trình làng” với du khách trẩy hội.
Nhiều món ăn truyền thống của huyện Quốc Oai như chè lam, bánh gai, bánh tro... cũng được dịp “trình làng” với du khách trẩy hội.
Hội chùa Thầy mở, làng trên xóm dưới ở Sài Sơn thêm náo nhiệt, rộn ràng. Chị Nguyễn Thị Hạnh (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) bày tỏ: “Mỗi năm, thấy quê mình tưng bừng, rộn rã vào mùa hội chùa Thầy, đây vừa là niềm tự hào vừa là động lực để tôi cũng như người dân Sài Sơn bảo nhau gìn giữ những phong tục đẹp của quê hương”.
Người dân đến dự lễ hội chùa Thầy khá trật tự. Già, trẻ, gái, trai trong huyện và nhiều khách thập phương đã náo nức dâng hương khấn Phật, cầu an... tại hội chùa Thầy. Chị Nguyễn Thị Hạnh (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) bày tỏ: “Mỗi năm, thấy quê mình tưng bừng, rộn rã vào mùa hội chùa Thầy, đây vừa là niềm tự hào vừa là động lực để tôi cũng như người dân Sài Sơn bảo nhau gìn giữ những phong tục đẹp của quê hương”.
Với vẻ đẹp cổ kính, non xanh, nước biếc, chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) có lịch sử hơn 1.000 năm từ lâu đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng khắp vùng. Chùa Thầy là nơi Từ Đạo Hạnh gắn bó cả đời tu hành. Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị cao tăng thời Lý (thế kỷ XI) đã có công dạy dân học, hái thuốc... Trong dân gian, người ta luôn coi Từ Đạo Hạnh là Tăng, là Phật, là Vua và là tổ sư của nghề múa rối cổ truyền.
Với vẻ đẹp cổ kính, non xanh, nước biếc, chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) có lịch sử hơn 1.000 năm từ lâu đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng khắp vùng. Chùa Thầy là nơi Từ Đạo Hạnh gắn bó cả đời tu hành. Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị cao tăng thời Lý (thế kỷ XI) đã có công dạy dân học, hái thuốc... Trong dân gian, người dân coi Từ Đạo Hạnh là Tăng, là Phật, là Vua và là tổ sư của nghề múa rối cổ truyền.
Diễn ra đến hết ngày 16.4, lễ hội chùa Thầy và Tuần Văn hóa, Du lịch Quốc Oai năm 2024 sẽ còn đón tiếp du khách bằng nhiều hoạt động hấp dẫn khác: chương trình biểu diễn Hát Ví Ngọc Than, tổ chức thổi cơm thi và trình diễn gói bánh gai, hội thi kéo co...
Diễn ra đến hết ngày 16.4, lễ hội chùa Thầy và Tuần Văn hóa, Du lịch Quốc Oai năm 2024 sẽ còn đón tiếp du khách với nhiều hoạt động hấp dẫn khác: chương trình biểu diễn Hát Ví Ngọc Than, tổ chức thổi cơm thi và trình diễn gói bánh gai, hội thi kéo co...
Hội chùa Thầy mở, làng trên xóm dưới ở Sài Sơn thêm náo nhiệt, rộn ràng.
Hội chùa Thầy mở, làng trên xóm dưới ở Sài Sơn thêm náo nhiệt, rộn ràng.
 
Bên trên