hagn449
Well-known member
Top 5 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh lười học, lười tư duy
Bệnh thành tích
"Bệnh thành tích", một khái niệm mà ai cũng hiểu, ai cũng biết. Đã nói là bệnh thì cần phải được điều trị và được ngăn chặn kịp thời, thế nhưng với "bệnh thành tích" thì không phải ai cũng có thể đẩy lùi được nó, và với ngay cả những người trong ngành giáo dục, đó cũng là một vấn đề nan giải.
Với bố mẹ, con cái chính là niềm tự hào, vì thế con nhất định phải học giỏi, nhất định phải là số 1, nhất định phải đạt điểm cao. Với lối suy nghĩ ấy, các bậc phụ huynh chạy đôn chạy đáo tìm kiếm nào thì chỗ học thêm, gia sư cho con, rồi thì nhồi nhét kiến thức, biến trẻ trở thành cái máy từ lúc nào không hay. Bài tập khó ư? Đừng lo, các con đã có sẵn mẫu, chỉ cần làm y chang là được, con không được phép sai, và phải đúng tuyệt đối, chỉ cần như thế con đã được "học sinh giỏi", "lại là niềm tự hào của bố mẹ". Trong khi đó từ một hướng khác, giáo viên cũng chịu không ít ảnh hưởng từ căn bệnh thành tích này, và hiện trạng thi dạy giỏi, dự giờ theo kiểu đóng kịch, “phím" trước chẳng còn quá xa lạ.
Nhưng mấy ai hiểu được rằng, đó chính là những nguyên nhân khiến các học sinh dần lười học, lười tư duy. Vì sao ư? vì mọi thứ đã có sẵn, các em chỉ cần thực hiện thôi là được và kết quả thì y như rằng 'luôn tốt".
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
2
Lãng phí thời gian cho điện thoại, máy tính
Công nghệ phát triển học sinh tiếp cận điện thoại quên luôn cả việc ăn, chứ nói gì đến việc học. Học về cầm điện thoại, ngồi máy tính, trước khi ngủ cũng chơi game trước đã, thức dậy nhìn qua cái ipad rồi mới đi đánh răng,... và cảm thấy thật sự thiếu thốn, khó chịu nếu mất đi những đồ vật thân thuộc ấy. Và dần dần, trẻ em không còn là người điều khiển chúng nữa mà chính những cái ipad, điện thoại ấy, điều khiển ngược lại các em. Chúng quản lý cả thời gian học tập, lẫn nghỉ ngơi, thay vì thứ 7, chủ nhật dạo chơi công viên, thả diều thì ngồi nhà bấm bấm, lướt lướt thích thú hơn nhiều. Nghe có vẻ châm biếm, nhưng đó là sự thật.
Cho trẻ tiếp cận công nghệ quá sớm như chơi máy tính, điện thoại, ipad,... có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của trẻ. Khi bị chi phối bởi những thiết bị này, trẻ sẽ không còn hứng thú cho việc học nữa vì với trẻ lúc này: "Học là bắt buộc và chơi là tự chọn" mà đã là tự chọn thì bao giờ cũng thoải mái, cũng từ đây việc lười học ham chơi cũng là điều dễ hiểu.
Biết là thế, nhưng vì nuông chiều con, hay không có thời gian bên cạnh con, vui chơi và học tập cùng con, nên đại đa số các bậc phụ huynh hiện nay, đều thờ ơ và giao con mình cho "cái máy tính, điện thoại, ipad" trông giữ. Và đã có không ít các trường hợp, kết quả học tập bị sa sút và nguyên nhân được tìm thấy đó là vì chơi "điện thoại, máy tính, ipad" không biết điểm dừng.
Không phải là ngăn cấm hoàn toàn, nhưng để tốt cho trẻ, phụ huynh cần quản lý việc chơi của trẻ trên các thiết bị công nghệ, phải có điều độ và chừng mực. Đừng để trẻ "bị nghiện điện thoại" rồi mới tìm cách giải quyết, vì khi đó có lẽ sẽ khó hơn rất nhiều...
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
3
Bố mẹ không có thời gian dành cho con
Bố mẹ không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng học sinh giờ lười học, lười tư duy. Trẻ chẳng còn tha thiết gì nhìn vào tập vở, trong khi bố mẹ thì quan tâm công việc còn hơn quan tâm mình, cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài việc học ở trường thì luyện tập ở nhà cũng rất quan trọng, và những lúc ấy rất cần sự nhắc nhở từ phía phụ huynh để con chuyên tâm hơn cho việc học tập. Có thể vì công việc quá bận rộn khiến bố mẹ quên đi nhiệm vụ này của mình mà phó mặc cho giáo viên, song thực tế mà nói, những đứa trẻ rất cần sự quan tâm từ 2 phía gia đình và nhà trường.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
4
Áp lực vì phải học quá nhiều
Ngoài việc học ở trường 2 buổi sáng và chiều, nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,... khiến các em cảm thấy ngột ngạt, và trở nên lười học.
Chưa kể tình trạng "học chay" vẫn phổ biến. Do thiết bị dạy học thiếu thốn, điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, để quan tâm tới từng học sinh không được đảm bảo. Giáo viên phải dạy theo kiểu mô tả kiến thức, học sinh phải tiếp nhận theo kiểu trừu tượng. Việc rèn luyện, tiếp thu kiến thức, kỹ năng hạn chế cũng dẫn tới việc cả thầy và trò cùng phải vất vả, cố sức, dẫn tới áp lực, quá tải.
Trong khi đó một số ý kiến khác lại cho rằng: "Trường tiểu học có chương trình học tăng cường nhưng không phân loại học sinh để có chương trình bồi dưỡng riêng, ví dụ cháu kém cần học cho chắc kiến thức, cháu giỏi cần bồi dưỡng nâng cao. Vẫn học tập trung nên cháu kém vẫn kém, cháu giỏi chưa được bồi dưỡng kịp thời, nên học như không học."
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
5
Làm gì cũng phải theo...mẫu
Với một bài toán, các em phải trình bày như như thế này, lời giải phải ghi như thế này,... tất cả đều phải theo mẫu, thế mới đúng. Tâm lý lo sợ rằng sẽ bị sai nếu làm khác cô, khác thầy khiến các học sinh chẳng dám làm khác mẫu và ngay cả những bài văn lúc kiểm tra, có nhiều em còn học thuộc y chang như bài cô cho lúc ở lớp.
Ở lớp, thầy thuyết giảng, học sinh lắng nghe, ghi nhớ để đến giờ kiểm tra thì trả lời lại gần như nguyên vẹn những gì thầy giảng. Cho nên cái mà học sinh tạo ra không phải là sự sáng tạo của riêng các em mà đơn thuần là sự sao chép kiến thức đã được mặc định trong sách hay trong bài giảng của thầy cô.
Phương pháp này tạo ảo giác truyền giảng được nhiều kiến thức và lại nhàn hạ cho học sinh: chỉ cần ngồi ngoan, học thuộc những kiến thức trên lớp là sẽ được điểm cao, trở thành trò giỏi. Thực tế, các em đang dần trở nên thụ động, dẫn đến tất cả đều na ná nhau từ kiến thức đến lối suy nghĩ.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Có thể mỗi người sẽ có quan điểm riêng về vấn đề này. Song, dù là gì đi chăng nữa, người lớn chúng ta cũng hãy làm gương cho các em, giúp các em tìm lại hứng thú học tập và đừng để tương lai phải hối hận về những gì đã làm trong quá khứ. Trên đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh giờ lười học, lười tư duy, bạn có đồng ý? Hãy comment ở phía dưới bài viết để Toplist biết nhé!
Bệnh thành tích
"Bệnh thành tích", một khái niệm mà ai cũng hiểu, ai cũng biết. Đã nói là bệnh thì cần phải được điều trị và được ngăn chặn kịp thời, thế nhưng với "bệnh thành tích" thì không phải ai cũng có thể đẩy lùi được nó, và với ngay cả những người trong ngành giáo dục, đó cũng là một vấn đề nan giải.
Với bố mẹ, con cái chính là niềm tự hào, vì thế con nhất định phải học giỏi, nhất định phải là số 1, nhất định phải đạt điểm cao. Với lối suy nghĩ ấy, các bậc phụ huynh chạy đôn chạy đáo tìm kiếm nào thì chỗ học thêm, gia sư cho con, rồi thì nhồi nhét kiến thức, biến trẻ trở thành cái máy từ lúc nào không hay. Bài tập khó ư? Đừng lo, các con đã có sẵn mẫu, chỉ cần làm y chang là được, con không được phép sai, và phải đúng tuyệt đối, chỉ cần như thế con đã được "học sinh giỏi", "lại là niềm tự hào của bố mẹ". Trong khi đó từ một hướng khác, giáo viên cũng chịu không ít ảnh hưởng từ căn bệnh thành tích này, và hiện trạng thi dạy giỏi, dự giờ theo kiểu đóng kịch, “phím" trước chẳng còn quá xa lạ.
Nhưng mấy ai hiểu được rằng, đó chính là những nguyên nhân khiến các học sinh dần lười học, lười tư duy. Vì sao ư? vì mọi thứ đã có sẵn, các em chỉ cần thực hiện thôi là được và kết quả thì y như rằng 'luôn tốt".
2
Lãng phí thời gian cho điện thoại, máy tính
Công nghệ phát triển học sinh tiếp cận điện thoại quên luôn cả việc ăn, chứ nói gì đến việc học. Học về cầm điện thoại, ngồi máy tính, trước khi ngủ cũng chơi game trước đã, thức dậy nhìn qua cái ipad rồi mới đi đánh răng,... và cảm thấy thật sự thiếu thốn, khó chịu nếu mất đi những đồ vật thân thuộc ấy. Và dần dần, trẻ em không còn là người điều khiển chúng nữa mà chính những cái ipad, điện thoại ấy, điều khiển ngược lại các em. Chúng quản lý cả thời gian học tập, lẫn nghỉ ngơi, thay vì thứ 7, chủ nhật dạo chơi công viên, thả diều thì ngồi nhà bấm bấm, lướt lướt thích thú hơn nhiều. Nghe có vẻ châm biếm, nhưng đó là sự thật.
Cho trẻ tiếp cận công nghệ quá sớm như chơi máy tính, điện thoại, ipad,... có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của trẻ. Khi bị chi phối bởi những thiết bị này, trẻ sẽ không còn hứng thú cho việc học nữa vì với trẻ lúc này: "Học là bắt buộc và chơi là tự chọn" mà đã là tự chọn thì bao giờ cũng thoải mái, cũng từ đây việc lười học ham chơi cũng là điều dễ hiểu.
Biết là thế, nhưng vì nuông chiều con, hay không có thời gian bên cạnh con, vui chơi và học tập cùng con, nên đại đa số các bậc phụ huynh hiện nay, đều thờ ơ và giao con mình cho "cái máy tính, điện thoại, ipad" trông giữ. Và đã có không ít các trường hợp, kết quả học tập bị sa sút và nguyên nhân được tìm thấy đó là vì chơi "điện thoại, máy tính, ipad" không biết điểm dừng.
Không phải là ngăn cấm hoàn toàn, nhưng để tốt cho trẻ, phụ huynh cần quản lý việc chơi của trẻ trên các thiết bị công nghệ, phải có điều độ và chừng mực. Đừng để trẻ "bị nghiện điện thoại" rồi mới tìm cách giải quyết, vì khi đó có lẽ sẽ khó hơn rất nhiều...
3
Bố mẹ không có thời gian dành cho con
Bố mẹ không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng học sinh giờ lười học, lười tư duy. Trẻ chẳng còn tha thiết gì nhìn vào tập vở, trong khi bố mẹ thì quan tâm công việc còn hơn quan tâm mình, cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài việc học ở trường thì luyện tập ở nhà cũng rất quan trọng, và những lúc ấy rất cần sự nhắc nhở từ phía phụ huynh để con chuyên tâm hơn cho việc học tập. Có thể vì công việc quá bận rộn khiến bố mẹ quên đi nhiệm vụ này của mình mà phó mặc cho giáo viên, song thực tế mà nói, những đứa trẻ rất cần sự quan tâm từ 2 phía gia đình và nhà trường.
4
Áp lực vì phải học quá nhiều
Ngoài việc học ở trường 2 buổi sáng và chiều, nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,... khiến các em cảm thấy ngột ngạt, và trở nên lười học.
Chưa kể tình trạng "học chay" vẫn phổ biến. Do thiết bị dạy học thiếu thốn, điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, để quan tâm tới từng học sinh không được đảm bảo. Giáo viên phải dạy theo kiểu mô tả kiến thức, học sinh phải tiếp nhận theo kiểu trừu tượng. Việc rèn luyện, tiếp thu kiến thức, kỹ năng hạn chế cũng dẫn tới việc cả thầy và trò cùng phải vất vả, cố sức, dẫn tới áp lực, quá tải.
Trong khi đó một số ý kiến khác lại cho rằng: "Trường tiểu học có chương trình học tăng cường nhưng không phân loại học sinh để có chương trình bồi dưỡng riêng, ví dụ cháu kém cần học cho chắc kiến thức, cháu giỏi cần bồi dưỡng nâng cao. Vẫn học tập trung nên cháu kém vẫn kém, cháu giỏi chưa được bồi dưỡng kịp thời, nên học như không học."
5
Làm gì cũng phải theo...mẫu
Với một bài toán, các em phải trình bày như như thế này, lời giải phải ghi như thế này,... tất cả đều phải theo mẫu, thế mới đúng. Tâm lý lo sợ rằng sẽ bị sai nếu làm khác cô, khác thầy khiến các học sinh chẳng dám làm khác mẫu và ngay cả những bài văn lúc kiểm tra, có nhiều em còn học thuộc y chang như bài cô cho lúc ở lớp.
Ở lớp, thầy thuyết giảng, học sinh lắng nghe, ghi nhớ để đến giờ kiểm tra thì trả lời lại gần như nguyên vẹn những gì thầy giảng. Cho nên cái mà học sinh tạo ra không phải là sự sáng tạo của riêng các em mà đơn thuần là sự sao chép kiến thức đã được mặc định trong sách hay trong bài giảng của thầy cô.
Phương pháp này tạo ảo giác truyền giảng được nhiều kiến thức và lại nhàn hạ cho học sinh: chỉ cần ngồi ngoan, học thuộc những kiến thức trên lớp là sẽ được điểm cao, trở thành trò giỏi. Thực tế, các em đang dần trở nên thụ động, dẫn đến tất cả đều na ná nhau từ kiến thức đến lối suy nghĩ.
Có thể mỗi người sẽ có quan điểm riêng về vấn đề này. Song, dù là gì đi chăng nữa, người lớn chúng ta cũng hãy làm gương cho các em, giúp các em tìm lại hứng thú học tập và đừng để tương lai phải hối hận về những gì đã làm trong quá khứ. Trên đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh giờ lười học, lười tư duy, bạn có đồng ý? Hãy comment ở phía dưới bài viết để Toplist biết nhé!