Dù ở chế độ lấy gió trong, xe vẫn để khoảng 10% gió ngoài đi vào cabin để đảm bảo nguồn dưỡng khí.
Chế độ lấy gió trong hoặc gió ngoài là tính năng cơ bản của hệ thống điều hòa không khí trong xe. Như tên gọi, khi chọn chế độ lấy gió ngoài, hệ thống điều hòa sẽ hướng không khí từ môi trường bên ngoài vào khoang lái, thông qua các khe lấy gió, quạt thổi và dàn nóng/lạnh. Ngược lại, về lý thuyết, khi ở chế độ gió trong, xe chỉ làm mát phần không khí trong xe, chặn đường gió bên ngoài.
Cách hoạt động này khiến nhiều người sử dụng lo ngại trong thời gian dài, nếu chỉ lấy gió trong, sức khỏe bị ảnh hưởng vì thiếu "khí tươi". Tuy vậy, các hãng xe đã tính toán để vấn đề này không nghiêm trọng như vậy.
Thực tế, khoang xe không hoàn toàn kín khi các cánh cửa đã đóng, vì vẫn có những lỗ, khe hở mà không khí có thể lọt qua. Theo Carspector, đây còn được gọi là hệ thống thông gió bị động (flow-through passive ventilation). Cửa lấy gió thường nằm ở vị trí dưới kính phía trước, và gió sẽ thoát ra các khe hở ẩn trên cột C, hoặc phía chân kính sau.
Nút chọn lấy gió trong trên một ôtô của Maserati. Ảnh: Thành Nhạn
Đó cũng là lý do vì sao dù chọn chế độ lấy gió trong, khi xe đi qua nơi không khí ô nhiễm, nặng mùi, người ngồi trong xe vẫn có thể ngửi, mặc dù không nhiều nếu so sánh với chế độ lấy gió ngoài.
Bên cạnh đó, chế độ lấy gió trong sẽ không hoàn toàn đóng kín khe hút gió bên ngoài. Theo tài liệu của Lexus, chế độ lấy gió trong vẫn sẽ cho lọt khoảng 10% gió từ bên ngoài, tùy vào mẫu xe và điều kiện môi trường. Bởi vậy, không khí trong xe sẽ luôn được làm mới. Tất nhiên, lượng oxy thông qua việc lấy gió trong sẽ không thể dồi dào như lấy gió ngoài.
Cũng bởi lý do này, trên các xe châu Âu, khi cảm biến oxy trong khoang lái phát hiện nồng độ xuống thấp, xe sẽ tự động hủy chế độ lấy gió trong để chuyển sang lấy gió ngoài. Tài xế cần chủ động chuyển lại chế độ gió trong nếu muốn, xe không tự động chuyển qua lại giữa hai chế độ.
Để luôn đảm bảo lượng không khí trong xe tràn đầy oxy, tài xế nên chủ động chuyển sang gió ngoài, hoặc hạ cửa kính khi đi qua những vùng có không khí trong lành. Tài xế và những người đi cùng cũng không nên ngồi trên xe liên tục quá lâu mà nên ra ngoài hít thở, tập thể dục nhẹ nhàng nếu phải di chuyển chặng đường dài.
Chế độ lấy gió trong hoặc gió ngoài là tính năng cơ bản của hệ thống điều hòa không khí trong xe. Như tên gọi, khi chọn chế độ lấy gió ngoài, hệ thống điều hòa sẽ hướng không khí từ môi trường bên ngoài vào khoang lái, thông qua các khe lấy gió, quạt thổi và dàn nóng/lạnh. Ngược lại, về lý thuyết, khi ở chế độ gió trong, xe chỉ làm mát phần không khí trong xe, chặn đường gió bên ngoài.
Cách hoạt động này khiến nhiều người sử dụng lo ngại trong thời gian dài, nếu chỉ lấy gió trong, sức khỏe bị ảnh hưởng vì thiếu "khí tươi". Tuy vậy, các hãng xe đã tính toán để vấn đề này không nghiêm trọng như vậy.
Thực tế, khoang xe không hoàn toàn kín khi các cánh cửa đã đóng, vì vẫn có những lỗ, khe hở mà không khí có thể lọt qua. Theo Carspector, đây còn được gọi là hệ thống thông gió bị động (flow-through passive ventilation). Cửa lấy gió thường nằm ở vị trí dưới kính phía trước, và gió sẽ thoát ra các khe hở ẩn trên cột C, hoặc phía chân kính sau.
Nút chọn lấy gió trong trên một ôtô của Maserati. Ảnh: Thành Nhạn
Đó cũng là lý do vì sao dù chọn chế độ lấy gió trong, khi xe đi qua nơi không khí ô nhiễm, nặng mùi, người ngồi trong xe vẫn có thể ngửi, mặc dù không nhiều nếu so sánh với chế độ lấy gió ngoài.
Bên cạnh đó, chế độ lấy gió trong sẽ không hoàn toàn đóng kín khe hút gió bên ngoài. Theo tài liệu của Lexus, chế độ lấy gió trong vẫn sẽ cho lọt khoảng 10% gió từ bên ngoài, tùy vào mẫu xe và điều kiện môi trường. Bởi vậy, không khí trong xe sẽ luôn được làm mới. Tất nhiên, lượng oxy thông qua việc lấy gió trong sẽ không thể dồi dào như lấy gió ngoài.
Cũng bởi lý do này, trên các xe châu Âu, khi cảm biến oxy trong khoang lái phát hiện nồng độ xuống thấp, xe sẽ tự động hủy chế độ lấy gió trong để chuyển sang lấy gió ngoài. Tài xế cần chủ động chuyển lại chế độ gió trong nếu muốn, xe không tự động chuyển qua lại giữa hai chế độ.
Để luôn đảm bảo lượng không khí trong xe tràn đầy oxy, tài xế nên chủ động chuyển sang gió ngoài, hoặc hạ cửa kính khi đi qua những vùng có không khí trong lành. Tài xế và những người đi cùng cũng không nên ngồi trên xe liên tục quá lâu mà nên ra ngoài hít thở, tập thể dục nhẹ nhàng nếu phải di chuyển chặng đường dài.