Võ Xuân Trường
Well-known member
Bún quậy Phú Quốc - đặc sản chưa ăn chưa biết đảo ngọc
Sau hành trình vạn dặm từ miền Trung vào, bún quậy đã khoác lên mình chiếc áo mới và trở thành đặc sản trứ danh Phú Quốc, Kiên Giang.
Theo nhiều chủ quán bún quậy tại Phú Quốc, món bún này xuất xứ ở miền Trung dưới tên gọi bún tôm. Nhưng sau hành trình vạn dặm, theo lưu dân vào Phú Quốc - vùng biển đảo giàu tài nguyên hải sản, nó được khoác lên mình chiếc áo mới và trở thành đặc sản trứ danh, vượt trội hơn cả món bún… nguyên bản.
Chưa có món ăn nào có sức hấp dẫn thực khách ngay từ tên gọi như bún quậy. Bởi thoạt nghe, nhiều người dễ liên tưởng đến hành vi “nhí nhố” nào đó, nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy.
Có nhiều cách giải thích, nhưng tựu trung, danh xưng bún quậy xuất phát từ công đoạn chế biến món nước chấm đặc thù của món ăn. Dù đứng chân ngay thủ phủ nước mắm Phú Quốc vang danh, nhưng bún quậy vẫn giữ được chút hồn cốt cố hương khi nước chấm được pha chế từ muối.
Chả hải sản được quét mỏng lên thành tô. Ảnh: Lục Tùng
Một chút muối bọt pha với đường, ớt xay và chút mì chính… sau đó vắt quất (còn gọi là trái tắc hay trái hạnh) vào rồi quậy thật đều và mạnh cho hỗn hợp tan ra. Khi bát nước chấm chuyển sang màu đỏ cam là hoàn.
Chén nước chấm Bún quậy Phú Quốc. Ảnh: Lục Tùng
Tùy theo khẩu vị mỗi người mà có thể thêm, bớt gia vị để vừa miệng, nhưng tất cả đều có độ sánh để chút mặn của muối, ngọt thanh, thơm nồng nàn của đường và nước quất, rồi cay cay của ớt… bám vào miếng hải sản mà làm tăng thêm hương vị đậm đà, gợi nhớ.
Nhiều người cho rằng, không có món nước chấm nào có thể thay thế được khi ăn món bún quậy. Một gắp bún tươi, kèm thêm miếng chả, phải có thêm vài giọt nước chấm mới tròn vị.
Sau đó cho nước súp nóng hôi hổi vào. Ảnh: Lục Tùng
Bún quậy Phú Quốc chủ yếu gồm hải sản và các loại gia vị hàng ngày. Nhưng chính phương thức chế biến đặc thù đã tạo cho món ăn sự độc lạ.
Vẫn chả cá, cả tôm, mực và nước súp… nhưng khác với tông chi, họ hàng thường lợp những món ngon lên trên mặt tô để hấp dẫn người thưởng thức ngay cái nhìn ban đầu, bún quậy lại khác.
Tô Bún quậy Phú Quốc. Ảnh: Lục Tùng
Nó như cố cất giấu những gì ngon nhất vào bên trong, như sự thách thức và làm ngạc nhiên người thưởng thức trong hành trình khám phá.
Chủ quán quét chả cá và chả tôm vào đáy tô rồi thêm hành, ngò, gia vị… trước khi cho nước súp nóng hôi hổi vào. Trong thời gian chờ nước súp ngấm và làm chín hải sản, chủ quán lại chuyển sang chế biến món bún tươi.
Tô bún quậy đặc biệt sẽ có thêm mực trứng bên trên. Ảnh: Lục Tùng
Sở dĩ gọi là bún tươi vì, khi có khách, chủ quán mới ép bún vào luộc qua nồi nước sôi. Vì thế cọng bún khi vào đến tô rồi vẫn mới tươi roi rói. Bún quậy ngon nhất là ăn ngay tại quán, để thưởng thức trọn hương vị sợi bún tươi nóng hổi vừa chín tới hòa quyện với nước dùng.
Giữa Phú Quốc lộng gió biển từ đại dương mênh mang dội về, còn gì bằng khi thưởng thức tô bún quậy nóng cùng một ly nước mía mát lạnh ngọt lịm. Hải sản tươi, giòn đến từng thớ thịt, vị cay nồng, đậm đà và hương thơm lừng của bát nước chấm độc lạ, chắc chắn sẽ mang đến du khách những cảm xúc đẹp về ẩm thực để sớm quay trở lại Đảo Ngọc…
Sau hành trình vạn dặm từ miền Trung vào, bún quậy đã khoác lên mình chiếc áo mới và trở thành đặc sản trứ danh Phú Quốc, Kiên Giang.
Theo nhiều chủ quán bún quậy tại Phú Quốc, món bún này xuất xứ ở miền Trung dưới tên gọi bún tôm. Nhưng sau hành trình vạn dặm, theo lưu dân vào Phú Quốc - vùng biển đảo giàu tài nguyên hải sản, nó được khoác lên mình chiếc áo mới và trở thành đặc sản trứ danh, vượt trội hơn cả món bún… nguyên bản.
Chưa có món ăn nào có sức hấp dẫn thực khách ngay từ tên gọi như bún quậy. Bởi thoạt nghe, nhiều người dễ liên tưởng đến hành vi “nhí nhố” nào đó, nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy.
Có nhiều cách giải thích, nhưng tựu trung, danh xưng bún quậy xuất phát từ công đoạn chế biến món nước chấm đặc thù của món ăn. Dù đứng chân ngay thủ phủ nước mắm Phú Quốc vang danh, nhưng bún quậy vẫn giữ được chút hồn cốt cố hương khi nước chấm được pha chế từ muối.
Một chút muối bọt pha với đường, ớt xay và chút mì chính… sau đó vắt quất (còn gọi là trái tắc hay trái hạnh) vào rồi quậy thật đều và mạnh cho hỗn hợp tan ra. Khi bát nước chấm chuyển sang màu đỏ cam là hoàn.
Tùy theo khẩu vị mỗi người mà có thể thêm, bớt gia vị để vừa miệng, nhưng tất cả đều có độ sánh để chút mặn của muối, ngọt thanh, thơm nồng nàn của đường và nước quất, rồi cay cay của ớt… bám vào miếng hải sản mà làm tăng thêm hương vị đậm đà, gợi nhớ.
Nhiều người cho rằng, không có món nước chấm nào có thể thay thế được khi ăn món bún quậy. Một gắp bún tươi, kèm thêm miếng chả, phải có thêm vài giọt nước chấm mới tròn vị.
Bún quậy Phú Quốc chủ yếu gồm hải sản và các loại gia vị hàng ngày. Nhưng chính phương thức chế biến đặc thù đã tạo cho món ăn sự độc lạ.
Vẫn chả cá, cả tôm, mực và nước súp… nhưng khác với tông chi, họ hàng thường lợp những món ngon lên trên mặt tô để hấp dẫn người thưởng thức ngay cái nhìn ban đầu, bún quậy lại khác.
Nó như cố cất giấu những gì ngon nhất vào bên trong, như sự thách thức và làm ngạc nhiên người thưởng thức trong hành trình khám phá.
Chủ quán quét chả cá và chả tôm vào đáy tô rồi thêm hành, ngò, gia vị… trước khi cho nước súp nóng hôi hổi vào. Trong thời gian chờ nước súp ngấm và làm chín hải sản, chủ quán lại chuyển sang chế biến món bún tươi.
Sở dĩ gọi là bún tươi vì, khi có khách, chủ quán mới ép bún vào luộc qua nồi nước sôi. Vì thế cọng bún khi vào đến tô rồi vẫn mới tươi roi rói. Bún quậy ngon nhất là ăn ngay tại quán, để thưởng thức trọn hương vị sợi bún tươi nóng hổi vừa chín tới hòa quyện với nước dùng.
Giữa Phú Quốc lộng gió biển từ đại dương mênh mang dội về, còn gì bằng khi thưởng thức tô bún quậy nóng cùng một ly nước mía mát lạnh ngọt lịm. Hải sản tươi, giòn đến từng thớ thịt, vị cay nồng, đậm đà và hương thơm lừng của bát nước chấm độc lạ, chắc chắn sẽ mang đến du khách những cảm xúc đẹp về ẩm thực để sớm quay trở lại Đảo Ngọc…