10 Cách quản lý nhân viên hiệu quả nhà quản lý cần biết

Thảo Vân

Well-known member
Những cách quản lý nhân viên hiệu quả hay được các nhà quản lý áp dụng nhất như: Chọn đúng nhân tài, luôn lắng nghe ý kiến, tạo động lực khích lệ nhân viên, trao quyền cho nhân viên,… Để tìm hiểu rõ hơn về những cách này, mời bạn theo dõi ngay các thông tin hữu ích được chia sẻ dưới đây.
Chọn đúng nhân tài
Để lựa chọn đúng nhân tài tổ chức cần, ngoài chú trọng vào trình độ chuyên môn và kỹ năng cũng như các kinh nghiệm, nhà quản lý cần kiểm tra những tiêu chí sau:
Trung thực: Là người có trách nhiệm, luôn thành thật và giữ đúng lời hứa trong công việc.
Khiêm tốn: Biết điểm yếu và những gì mà mình cần cải thiện, không tự mãn, tự cao hay quá khoe khoang về thành tích, năng lực.
Nhiệt tình: Ham tìm hiểu, khám phá, sẵn sàng nhận công việc, giúp đỡ đồng nghiệp và có năng lượng tích cực trong công việc.
Tiết chế cảm xúc: Biết kiểm soát bản thân, không hành động theo bản năng và đồng cảm được với mọi người.
Quyết tâm: Sẵn sàng và kiên trì thực hiện hoàn chỉnh các công việc được giao.
Tiếp thu: Biết lắng nghe, chịu sửa đổi và cải thiện từ những góp ý của người khác.Làm việc nhóm: Có khả năng tương tác, đóng góp ý kiến và phối hợp tốt với đồng nghiệp.
Đáng tin cậy: Là người mà doanh nghiệp cảm thấy có thể giao cho những nhiệm vụ quan trọng và nhiệm vụ chính.
Người dẫn đường đúng nghĩa
Nhân viên luôn có thái độ và tác phong làm việc dựa trên những gì người quản lý thể hiện. Vì thế trước khi đặt những kỳ vọng vào nhân viên, sếp phải là một tấm gương, một người biết dẫn dắt và là nhà lãnh đạo đáng tin để cấp dưới noi theo. Đây là cách quản lý nhân viên hay được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng là người bình thường nên đôi khi sẽ có những sai lầm trong công việc. Nhưng thay vì trốn tránh, bạn hãy chịu trách nhiệm và trao đổi trực tiếp với nhân viên để xử lý vấn đề. Ngoài ra bạn cũng nên minh chứng mình là một người biết nỗ lực, không ngại thử thách và luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân cũng là một trong những cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả nhất mà nhà lãnh đạo cần phải biết.
Nắm rõ năng lực của từng nhân viên
Để có thể xem xét mức độ hoàn thành công việc và khả năng của một nhân viên với nhiệm vụ cụ thể ra sao, việc đánh giá năng lực làm việc là một điều rất cần thiết. Đây là một trong những tip hữu ích giúp bạn có cách quản lý nhân viên cấp dưới vô cùng hiệu quả.
Người quản lý phải biết nắm rõ và toàn diện mọi vấn đề trong công việc của nhóm mình hoặc phòng ban của mình. Bạn phải biết năng lực của mỗi thành viên như thế nào thì mới có thể giao những công việc họ có thể hoàn thành tốt.
Bên cạnh đó bạn cũng phải hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên. Các nhà quản lý nên dành thời gian để tìm hiểu về trình độ học vấn, kỹ năng và một số kinh nghiệm làm việc của nhân viên
Khi nắm được năng lực thật sự của từng nhân viên, bạn sẽ có kế hoạch giao việc thích hợp. Cách quản lý nhân viên này vô cùng quan trọng và các nhà quản lý không thể bỏ qua.
Có định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên rõ ràng
Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và bền vững cần phải quản trị nhân sự của mình đúng cách. Trong đó việc định hướng công việc và định hướng phát triển nhân sự cần phải rõ ràng. Điều đó sẽ giúp cho nhân viên nhìn thấy được những tiến bộ của mình theo thời gian và thông qua các nhiệm vụ được giao.
Khi nhà quản lý định hướng cho nhân viên tốt sẽ làm tăng sự hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc.
Luôn lắng nghe ý kiến
Lắng nghe ý kiến là cách quản lý nhân viên hiệu quả mà các nhà quản lý hay áp dụng. Vì phần lớn nhà lãnh đạo sẽ là người chủ động nói và nhân viên sẽ là người nghe theo. Tuy nhiên nếu sếp có thể lắng nghe những chia sẻ của nhân viên sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong thái độ làm việc.
Cụ thể, trong một khảo sát được thực hiện bởi Impraise cho biết, có đến 72% người được khảo sát phản hồi rằng việc trao đổi với sếp đã giúp họ cải thiện hiệu suất công việc của mình. Đồng thời nó còn giúp hạn chế những xung đột nội bộ không đáng có và gia tăng sự gắn kết giữa mọi người với nhau. Đây thực sự là cách quản lý nhân viên mà bạn nên thử.
Luân chuyển những nhân viên giỏi
Thông thường những nhà quản lý sẽ có xu hướng giữ nhân viên giỏi nhất theo bên mình. Tuy nhiên, bất kỳ người nào nếu chỉ mãi làm việc ở một vị trí thì sau đó sẽ dần đánh mất sự nhiệt huyết trong công việc. Thậm chí nhân viên còn chủ quan và mất dần năng lực tư duy, sáng tạo.
Vì thế cách quản trị nhân sự tốt nhất chính là luân chuyển vị trí giữa các bộ phận với nhau. Tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện khi nhân viên có nguyện vọng luân chuyển và người ấy có năng lực giỏi.
Gắn kết mục tiêu của nhân viên với tổ chức
Cách hiệu quả để gắn kết các thành viên trong một nhóm hay một bộ phận là định hướng làm việc vì một mục tiêu chung. Để làm được cách quản lý nhân viên này sẽ mất khá nhiều thời gian của nhà quản lý.
Vì thế doanh nghiệp nên trao đổi với nhân viên của mình về mục tiêu và năng lực của họ. Từ đó bạn mới có thể định ra những mục tiêu chung thích hợp và không quá sức với nhân viên. Đây là cách quản trị nhân sự cấp dưới mà nhà quản lý không nên bỏ qua.
Nhà quản lý nên gắn kết mục tiêu của nhân viên với tổ chức.
Tạo động lực khích lệ nhân viên làm việc
Nhà quản lý có thể quản lý nhân viên hiệu quả bằng cách tạo động lực khích lệ nhân sự làm việc. Các nhân viên luôn có mong muốn được đi xa và phát triển hơn trong công việc của mình. Vì thế các nhà quản lý cần chú trọng đến việc tạo động lực cho nhân viên. Việc khơi dậy sự nhiệt tình và những mong muốn sẽ giúp nhân viên thấy rằng cố gắng làm việc sẽ đạt được mục tiêu cá nhân của mình.
Tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả
Xây dựng môi trường làm việc nhóm hiệu quả cũng là cách quản lý nhân viên hiệu quả. Một môi trường làm việc mà nhân viên có thể đặt câu hỏi, tự do góp ý kiến và nhận được sự tôn trọng là điều mà người đi làm đều hướng đến.
Trao quyền cho nhân viênMột số công ty đã cho phép nhân viên đảm nhận một số vị trí quan trọng trong tổ chức. Cách quản lý nhân viên này sẽ giúp giảm tải công việc cho ban lãnh đạo. Đồng thời đây cũng là cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực và tích lũy thêm kinh nghiệm.
Ghi nhận những mặt tích cực của nhân viênViệc ghi nhận những mặt tích cực của nhân viên sẽ giúp họ được động viên về mặt tinh thần. Đôi khi chỉ một lời công nhận từ người sếp mà nhân viên đã có thêm động lực để làm việc.
 
Bên trên