3 bí quyết sống còn để vừa ra trường vẫn tận hưởng cuộc sống

đinhlinh11

LINH ĐẦU GÀ
Học chi tiêu thông minh là cách để người trẻ không đứng ngoài bất kỳ "cuộc vui" nào dù mới ra trường.
Quan điểm "mới ra trường, tiền đâu để tận hưởng" đã xưa rồi! Cuộc sống ở thành phố lớn mang đến đa trải nghiệm, nên tư duy về cách chi tiêu và kiếm tiền của người trẻ cũng hiện đại hơn rất nhiều.
Không dừng lại ở chỉ 1 nguồn thu nhập
Rất nhiều bạn trẻ đang làm nhiều công việc cùng một lúc, nhằm có điều kiện tốt hơn để cân bằng giữa chi tiêu hàng ngày và trải nghiệm cá nhân.
Vừa làm văn phòng và dạy thêm ngoại ngữ, Mai Hạnh (25 tuổi, Hà Nội) không chỉ tự tin về mức thu nhập hiện tại, mà còn cảm thấy bản thân được khẳng định qua nhiều lĩnh vực. "Nếu bạn có kỹ năng chuyên môn tốt và biết cách sắp xếp thời gian, bạn hoàn toàn có thể gia tăng tối đa nguồn thu từ hai, thậm chí là ba công việc. Thời gian đầu tuy khó khăn và bận bịu, nhưng dần dà mình sẽ rèn được thói quen, năng lực phân bổ và đạt mức như ý. Chất lượng cuộc sống cũng nhờ vậy mà tốt hơn", Mai Hạnh chia sẻ.
3 bí quyết sống còn để vừa ra trường vẫn tận hưởng cuộc sống - Ảnh 1.
Mai Hạnh cũng nói thêm về cách mình tách biệt chi tiêu hàng tháng: "Làm nhiều công việc nên mình có hai thẻ ngân hàng. Mình dùng một thẻ giữ tiền lương chính, cũng là để gửi tiết kiệm và đầu tư. Thứ hai là thẻ thanh toán Techcombank dùng cho chi phí sinh hoạt, tiêu xài cá nhân và biếu quà cho bố mẹ".
Tiết kiệm trước, chi tiêu sau
Có thể thấy sau những nốt trầm từ đại dịch, số đông bạn trẻ hiện nay đều ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát chi tiêu, hạn chế "vung tiền" bừa bãi. Họ chia nhỏ thu nhập hàng tháng vào nhiều tài khoản ngân hàng để tách biệt quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư, quỹ chi tiêu hàng ngày… để giảm bớt tần suất "vung tay quá trán".
Chia sẻ về nguyên tắc "tiết kiệm trước, chi tiêu sau", Việt Nga (26 tuổi, TP.HCM) cho biết ngay khi nhận lương tháng, cô bạn sẽ trích 30% sang tài khoản tiết kiệm, 20% để đầu tư và số còn lại dành cho tiêu dùng.

3 bí quyết sống còn để vừa ra trường vẫn tận hưởng cuộc sống - Ảnh 2.
"Trước khi biết đến cách chia nhỏ thu nhập, mình thường tiêu hết đến 70% lương để mua đồ ăn, quần áo, mỹ phẩm… Sau đó nhìn lại tình hình tài chính, mình mới nhận ra bản thân cần phải tiết kiệm hơn. Khi giới hạn một số tiền nhất định cho tiêu dùng, mình sẽ tự động ‘bóp chặt’ ví và không còn hứng lên là mua đồ nữa".
Việt Nga cũng trung thành với việc chuyển tiền sinh hoạt sang thẻ thanh toán Techcombank. Cô cho biết bản thân đặc biệt yêu thích sản phẩm này vì chất lượng dịch vụ, cùng vô số ưu đãi hấp dẫn phủ khắp các lĩnh vực chi tiêu phổ biến như mua sắm, ăn uống, du lịch hay đặt chuyến di chuyển… Việc dễ dàng quản lý chi tiêu thẻ ngay trên ngân hàng số Techcombank Mobile cũng là yếu tố được cô đề cao và giới thiệu với nhiều bạn đồng nghiệp.
Tận dụng ưu đãi từ thẻ ngân hàng
Từ câu chuyện của hai bạn nói trên, dễ thấy thẻ thanh toán đang là sản phẩm được số đông người trẻ chọn lựa. Thẻ thanh toán thật sự là một trợ thủ đắc lực trong cả hai khía cạnh: thỏa mãn nhu cầu mua sắm và hỗ trợ quản lý chi tiêu thuận tiện mọi nơi, mọi lúc.
3 bí quyết sống còn để vừa ra trường vẫn tận hưởng cuộc sống - Ảnh 3.
Thanh Nga (22 tuổi, Hà Nội) tự nhận là một "tín đồ" của lối sống không tiền mặt. Cô nàng hào hứng cho biết: "Từ ngày dùng thẻ thanh toán Techcombank, dù là đặt đồ ăn, shopping quần áo, mỹ phẩm hay mua vé máy bay, mình thường xuyên được hưởng ưu đãi hời hơn cả so với deal gốc từ nơi bán. Ví dụ khi đặt phòng khách sạn trên Booking.com với thẻ, mình còn được hoàn tiền thêm đến 10%. Với khoản tiền này mình có thể mua sắm thêm nhiều món khác cho nhu cầu cá nhân".
3 bí quyết sống còn để vừa ra trường vẫn tận hưởng cuộc sống - Ảnh 4.
Tựu chung, không cần đợi đến lúc lương thưởng đạt hai chục triệu, người trẻ vẫn có thể tận hưởng cuộc sống nhiều hơn ngay từ khi mới ra trường. Với ba bí quyết đã nêu và thêm những tiện ích luôn kề cận từ thẻ thanh toán, cuộc sống ở thành phố lớn sẽ dễ thở hơn nhiều.
 
Bên trên