Nguyệt Phan
Well-known member
Quả mọng, cam, táo, đào... cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp chống viêm, tăng cường thị lực... cho người bệnh tiểu đường.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, người ăn nhiều trái cây tươi ít có khả năng mắc tiểu đường, còn người bệnh tiểu đường ít gặp biến chứng hơn. Dưới đây là 7 loại trái cây với công dụng tốt mà người tiểu đường nên thêm vào chế độ ăn uống.
Quả mọng
Quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho... là "siêu thực phẩm" dành cho bệnh tiểu đường vì chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ. Một cốc việt quất tươi chứa 84 calo và 21 g carbohydrate (carb). Quả mọng với sữa chua không béo là bữa sáng hoặc món tráng miệng tốt cho người bệnh tiểu đường.
Quả mơ
Một quả mơ có 17 calo và 4 g carb, cung cấp 134 mcg nhu cầu vitamin A hàng ngày. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, vitamin A rất quan trọng với thị lực và hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường hai yếu tố này. Mơ cũng giàu chất xơ tốt cho bệnh tiểu đường. Bạn có thể thử thái hạt lựu quả mơ tươi cho vào ngũ cốc nóng (lạnh) hay làm món salad cho bữa nhẹ.
Anh đào chua
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, quả anh đào chua giúp phòng tránh viêm nhờ chất chống oxy hóa, góp phần chống bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư và các bệnh khác. Anh đào khô không thêm đường cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng người bệnh nên ăn với lượng vừa phải vì loại quả này chứa nhiều calo và carb.
Đào
Một quả đào cỡ trung bình chứa 59 calo, chỉ 14 g carb, khoảng 10 mg vitamin C và 285 mg kali. Kali hoạt động như một chất điện giải góp phần điều hòa mức chất lỏng trong tế bào, giúp cơ bắp co lại và hỗ trợ huyết áp bình thường. Bạn có thể uống trà đào không đường hay xay nhuyễn đào với sữa ít béo, đá bào và một chút quế hoặc gừng để có món sinh tố thân thiện với bệnh tiểu đường.
Đào cung cấp kali, một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho các mô trong cơ thể. Ảnh: Freepik
Táo
Táo chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Một quả cỡ trung bình chứa khoảng 4 g chất xơ và 8,37 mg vitamin C. Chất xơ có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, hỗ trợ độ nhạy insulin và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một quả táo cỡ trung bình là lựa chọn cho một bữa nhẹ nhanh chóng với 95 calo và 25 g carb. Nếu người tiểu đường cần duy trì dưới 15 g carb mỗi khẩu phần, hãy ăn nửa quả táo cỡ trung bình. Khi ăn táo, bạn không nên gọt vỏ vì nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có trong vỏ táo. Lê cũng là lựa chọn tốt tương tự táo vì cung cấp chất xơ dồi dào.
Cam
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cam chứa folate (một quả cỡ trung bình có 24 mcg) giúp hình thành các tế bào hồng cầu và kali (một quả cỡ trung bình chứa 238 mg) có thể ổn định huyết áp, có lợi cho bệnh tiểu đường vì người mắc bệnh này dễ bị huyết áp cao. Ngoài ra, cam rất giàu vitamin C. Ăn một quả cam cỡ trung bình có thể nhận đủ lượng vitamin C cần thiết trong ngày (63 mg). Trái cây họ cam quýt tốt cho người tiểu đường, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
Kiwi
Kiwi cung cấp vitamin C dồi dào, một ít kali và chất xơ. Một quả kiwi có khoảng 48 calo và chỉ 11 g carb, thân thiện với bệnh tiểu đường. Vitamin C giúp cơ thể hình thành các mạch máu và sụn để hỗ trợ quá trình chữa bệnh, có thể kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, người ăn nhiều trái cây tươi ít có khả năng mắc tiểu đường, còn người bệnh tiểu đường ít gặp biến chứng hơn. Dưới đây là 7 loại trái cây với công dụng tốt mà người tiểu đường nên thêm vào chế độ ăn uống.
Quả mọng
Quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho... là "siêu thực phẩm" dành cho bệnh tiểu đường vì chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ. Một cốc việt quất tươi chứa 84 calo và 21 g carbohydrate (carb). Quả mọng với sữa chua không béo là bữa sáng hoặc món tráng miệng tốt cho người bệnh tiểu đường.
Quả mơ
Một quả mơ có 17 calo và 4 g carb, cung cấp 134 mcg nhu cầu vitamin A hàng ngày. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, vitamin A rất quan trọng với thị lực và hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường hai yếu tố này. Mơ cũng giàu chất xơ tốt cho bệnh tiểu đường. Bạn có thể thử thái hạt lựu quả mơ tươi cho vào ngũ cốc nóng (lạnh) hay làm món salad cho bữa nhẹ.
Anh đào chua
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, quả anh đào chua giúp phòng tránh viêm nhờ chất chống oxy hóa, góp phần chống bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư và các bệnh khác. Anh đào khô không thêm đường cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng người bệnh nên ăn với lượng vừa phải vì loại quả này chứa nhiều calo và carb.
Đào
Một quả đào cỡ trung bình chứa 59 calo, chỉ 14 g carb, khoảng 10 mg vitamin C và 285 mg kali. Kali hoạt động như một chất điện giải góp phần điều hòa mức chất lỏng trong tế bào, giúp cơ bắp co lại và hỗ trợ huyết áp bình thường. Bạn có thể uống trà đào không đường hay xay nhuyễn đào với sữa ít béo, đá bào và một chút quế hoặc gừng để có món sinh tố thân thiện với bệnh tiểu đường.
Đào cung cấp kali, một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho các mô trong cơ thể. Ảnh: Freepik
Táo
Táo chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Một quả cỡ trung bình chứa khoảng 4 g chất xơ và 8,37 mg vitamin C. Chất xơ có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, hỗ trợ độ nhạy insulin và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một quả táo cỡ trung bình là lựa chọn cho một bữa nhẹ nhanh chóng với 95 calo và 25 g carb. Nếu người tiểu đường cần duy trì dưới 15 g carb mỗi khẩu phần, hãy ăn nửa quả táo cỡ trung bình. Khi ăn táo, bạn không nên gọt vỏ vì nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có trong vỏ táo. Lê cũng là lựa chọn tốt tương tự táo vì cung cấp chất xơ dồi dào.
Cam
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cam chứa folate (một quả cỡ trung bình có 24 mcg) giúp hình thành các tế bào hồng cầu và kali (một quả cỡ trung bình chứa 238 mg) có thể ổn định huyết áp, có lợi cho bệnh tiểu đường vì người mắc bệnh này dễ bị huyết áp cao. Ngoài ra, cam rất giàu vitamin C. Ăn một quả cam cỡ trung bình có thể nhận đủ lượng vitamin C cần thiết trong ngày (63 mg). Trái cây họ cam quýt tốt cho người tiểu đường, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
Kiwi
Kiwi cung cấp vitamin C dồi dào, một ít kali và chất xơ. Một quả kiwi có khoảng 48 calo và chỉ 11 g carb, thân thiện với bệnh tiểu đường. Vitamin C giúp cơ thể hình thành các mạch máu và sụn để hỗ trợ quá trình chữa bệnh, có thể kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường.