Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Vườn quốc gia Núi Chúa nằm ở huyện Ninh Hải, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ở đây có vịnh Vĩnh Hy, bãi biển Bình Tiên, công viên Đá, Hang Rái, đỉnh Núi Chúa, suối Lồ Ồ, vườn nho... Trong số này, Hang Rái được ví như một viên ngọc quý ẩn mình giữa quần thể Vườn quốc gia Núi Chúa, luôn thu hút đông khách du lịch.
Trên ảnh là khung cảnh Hang Rái nhìn từ trên cao.
Nhiếp ảnh gia Tuấn Đào, Hà Nội, từng đến Ninh Thuận du lịch bốn lần và chụp ảnh phong cảnh, lần gần nhất vào giữa tháng 8. "Mỗi lần trở lại đây tôi vẫn muốn lưu lại thêm vài ngày để khám sâu hơn vùng đất này", Tuấn Đào cho biết.
Anh Tuấn Đào cho hay so với những lần trước, khung cảnh Hang Rái vẫn giữ được vẻ hoang sơ, nhưng không còn cảnh du khách ăn uống ngay tại điểm du lịch, cũng không còn rác thải vương vãi hai bên đường. Ngoài ra, một con đường bằng gỗ sơn đỏ được xây dựng men theo bờ biển, giúp du khách di chuyển dễ dàng và an toàn hơn.
Hang Rái nổi bật với những bãi đá cổ xếp tầng do sóng biển bào mòn qua hàng triệu năm, tạo thành những hình thù lồi lõm như bề mặt Mặt Trăng. Đây là nơi các nhiếp ảnh gia bắt những khoảnh khắc đẹp, đặc biệt vào lúc bình minh khi những tia nắng đầu tiên chiếu sáng.
Bãi đá cổ ở khu trung tâm của Hang Rái.
Theo Cục Du lịch Quốc gia, bãi đá san hô này có tuổi đời hàng nghìn năm, còn được biết đến với tên gọi là đá Mặt Trăng. Phần san hô nổi trên mặt nước như phiến đá khổng lồ, bề mặt sắc, nhọn.
Đi sâu vào khu vực này còn có một bãi đá cổ hai tầng thường xuất hiện trong các hình ảnh giới thiệu về Hang Rái. Mỗi đợt thủy triều, sóng đánh lên bãi đá rồi rút xuống như dòng thác nhỏ trên mặt biển. Tuy nhiên, nơi đây hiện không cho phép khách du lịch vào thăm vì nguy hiểm, trơn trượt, sóng mạnh và nhiều đá ngầm, từng xảy ra nhiều tai nạn.
Theo các nhiếp ảnh gia, khoảnh khắc hoàng hôn ở Hang Rái khi những tia nắng xiên chiếu xuống những tảng đá, hắt lên mặt biển cũng "rất tuyệt vời", thu hút đông người đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Trên ảnh là khung cảnh Hang Rái nhìn từ trên cao.

Nhiếp ảnh gia Tuấn Đào, Hà Nội, từng đến Ninh Thuận du lịch bốn lần và chụp ảnh phong cảnh, lần gần nhất vào giữa tháng 8. "Mỗi lần trở lại đây tôi vẫn muốn lưu lại thêm vài ngày để khám sâu hơn vùng đất này", Tuấn Đào cho biết.

Anh Tuấn Đào cho hay so với những lần trước, khung cảnh Hang Rái vẫn giữ được vẻ hoang sơ, nhưng không còn cảnh du khách ăn uống ngay tại điểm du lịch, cũng không còn rác thải vương vãi hai bên đường. Ngoài ra, một con đường bằng gỗ sơn đỏ được xây dựng men theo bờ biển, giúp du khách di chuyển dễ dàng và an toàn hơn.

Hang Rái nổi bật với những bãi đá cổ xếp tầng do sóng biển bào mòn qua hàng triệu năm, tạo thành những hình thù lồi lõm như bề mặt Mặt Trăng. Đây là nơi các nhiếp ảnh gia bắt những khoảnh khắc đẹp, đặc biệt vào lúc bình minh khi những tia nắng đầu tiên chiếu sáng.

Bãi đá cổ ở khu trung tâm của Hang Rái.
Theo Cục Du lịch Quốc gia, bãi đá san hô này có tuổi đời hàng nghìn năm, còn được biết đến với tên gọi là đá Mặt Trăng. Phần san hô nổi trên mặt nước như phiến đá khổng lồ, bề mặt sắc, nhọn.

Đi sâu vào khu vực này còn có một bãi đá cổ hai tầng thường xuất hiện trong các hình ảnh giới thiệu về Hang Rái. Mỗi đợt thủy triều, sóng đánh lên bãi đá rồi rút xuống như dòng thác nhỏ trên mặt biển. Tuy nhiên, nơi đây hiện không cho phép khách du lịch vào thăm vì nguy hiểm, trơn trượt, sóng mạnh và nhiều đá ngầm, từng xảy ra nhiều tai nạn.

Theo các nhiếp ảnh gia, khoảnh khắc hoàng hôn ở Hang Rái khi những tia nắng xiên chiếu xuống những tảng đá, hắt lên mặt biển cũng "rất tuyệt vời", thu hút đông người đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.