TRng
Well-known member
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Huế và du khách thập phương lại tìm đến những ngôi chùa để lễ bái, mong cầu một năm mới bình an, thịnh vượng.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại Huế người dân đi chùa rất trật tự, không có tình trạng đốt nhang, vàng mã lộn xộn. Điều này đã góp phần bảo vệ môi trường và duy trì không khí thanh tịnh, nghiêm trang trong mỗi buổi lễ. Đặc biệt, không có những hành vi mê tín dị đoan hay tiêu cực.
Không có cảnh chen chúc, ồn ào, người dân và du khách vào chùa với tâm thành kính, giữ gìn không khí tôn nghiêm. Họ thường xếp hàng chờ đợi để dâng lễ, cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ một cách cẩn thận.
Trong mỗi ngôi chùa dịp đầu năm có hàng ngàn tấm giấy cầu an ghi những lời nguyện cầu chân thành, được treo trên cành cây ước nguyện thể hiện lòng thành kính của người dân đối với các đấng thần linh.
Người dân Huế đến chùa cầu an dịp đầu Xuân năm mới. Ảnh: Nguyễn Luân.
Những lời chúc, lời cầu mong, ước nguyện cho một năm mới an lành, hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe được nhiều người viết lên giấy rồi để lại chùa và sẽ được các sư thầy làm lễ.
Tuy nhiên, cây xanh tại các chùa trở nên “quá tải” khi treo một lượng lớn giấy cầu an. Đơn cử, trên cây ước nguyện của chùa Từ Hiếu có cả nghìn tấm giấy cầu an với nhiều chất liệu giấy khác nhau. Nhiều mẫu do người dân và du khách mang đến có lớp ni lông mỏng rất khó phân hủy, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Để khắc phục tình trạng này, đại diện chùa Từ Hiếu cho biết, nhà chùa đã chuẩn bị khoảng 700 mẫu giấy cắt từ giấy A4 ra để người dân viết và treo lên cây ước nguyện.
Bên cạnh đó, còn có thùng rác. Những loại rác khó phân hủy sẽ được phân loại và tiêu hủy.
Nhà chùa khuyến khích người dân và du khách nên chuẩn bị những loại giấy dễ phân hủy, dễ cháy để viết điều ước treo lên cây. Hạn chế dùng các loại giấy khó cháy, khó phân hủy, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Huế là một trong những địa phương coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường trong thực hành văn hoá tâm linh, tín ngưỡng.
Trước đó, trong Tuần lễ Phật đản 2024, Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với cơ quan chức năng siết chặt việc đảm bảo vệ sinh môi trường khi thả hoa đăng cũng như tránh phóng sinh sai cách. Huế cũng xây dựng các "trạm tiễn" để bảo vệ môi trường vào ngày lễ tiễn ông Táo về trời. Những trạm này được dựng theo dạng thùng, bố trí ở những điểm tại các địa phương để người dân gửi gắm những tượng ông Táo năm cũ, thể hiện sự nhân văn, sáng tạo.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại Huế người dân đi chùa rất trật tự, không có tình trạng đốt nhang, vàng mã lộn xộn. Điều này đã góp phần bảo vệ môi trường và duy trì không khí thanh tịnh, nghiêm trang trong mỗi buổi lễ. Đặc biệt, không có những hành vi mê tín dị đoan hay tiêu cực.
Không có cảnh chen chúc, ồn ào, người dân và du khách vào chùa với tâm thành kính, giữ gìn không khí tôn nghiêm. Họ thường xếp hàng chờ đợi để dâng lễ, cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ một cách cẩn thận.
Trong mỗi ngôi chùa dịp đầu năm có hàng ngàn tấm giấy cầu an ghi những lời nguyện cầu chân thành, được treo trên cành cây ước nguyện thể hiện lòng thành kính của người dân đối với các đấng thần linh.

Những lời chúc, lời cầu mong, ước nguyện cho một năm mới an lành, hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe được nhiều người viết lên giấy rồi để lại chùa và sẽ được các sư thầy làm lễ.
Tuy nhiên, cây xanh tại các chùa trở nên “quá tải” khi treo một lượng lớn giấy cầu an. Đơn cử, trên cây ước nguyện của chùa Từ Hiếu có cả nghìn tấm giấy cầu an với nhiều chất liệu giấy khác nhau. Nhiều mẫu do người dân và du khách mang đến có lớp ni lông mỏng rất khó phân hủy, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Để khắc phục tình trạng này, đại diện chùa Từ Hiếu cho biết, nhà chùa đã chuẩn bị khoảng 700 mẫu giấy cắt từ giấy A4 ra để người dân viết và treo lên cây ước nguyện.
Bên cạnh đó, còn có thùng rác. Những loại rác khó phân hủy sẽ được phân loại và tiêu hủy.
Nhà chùa khuyến khích người dân và du khách nên chuẩn bị những loại giấy dễ phân hủy, dễ cháy để viết điều ước treo lên cây. Hạn chế dùng các loại giấy khó cháy, khó phân hủy, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Huế là một trong những địa phương coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường trong thực hành văn hoá tâm linh, tín ngưỡng.
Trước đó, trong Tuần lễ Phật đản 2024, Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với cơ quan chức năng siết chặt việc đảm bảo vệ sinh môi trường khi thả hoa đăng cũng như tránh phóng sinh sai cách. Huế cũng xây dựng các "trạm tiễn" để bảo vệ môi trường vào ngày lễ tiễn ông Táo về trời. Những trạm này được dựng theo dạng thùng, bố trí ở những điểm tại các địa phương để người dân gửi gắm những tượng ông Táo năm cũ, thể hiện sự nhân văn, sáng tạo.