Thanh Thúy
Well-known member
Thông thường, trước một chuyến đi du lịch, người dùng thường mất khá nhiều thời gian để lên kế hoạch, lựa chọn các địa điểm, khu vui chơi khác nhau. Song giờ đây, với sự trợ giúp từ các công cụ AI tạo sinh, công việc này đã trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Thậm chí, nếu tận dụng tốt tính năng Nghiên cứu chuyên sâu (Deep Research), người dùng còn có thể lên một kế hoạch du lịch chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu.
Cuối tuần vừa rồi, mình có một chuyến đi chơi tại Quan Lạn, một hòn đảo xinh đẹp thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Trong chuyến đi chơi này, mình đã thử yêu cầu Gemini 2.5 Pro lên một kế hoạch du lịch chi tiết địa điểm tham quan, vui chơi. Mình cũng tận dụng thêm tính năng Deep Research của công cụ AI này để có kết quả kỹ hơn, sâu hơn và chính xác hơn.
Lên kế hoạch đi chơi với Deep Research trên Gemini 2.5 Pro
Tham khảo toàn bộ câu trả lời trong bài viết tại đường dẫn dưới đây.
Bản thân mình sử dụng Google Gemini khá thường xuyên, đặc biệt là trong công việc hay tìm hiểu một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian, mình chủ yếu sử dụng các model tiêu chuẩn (như Gemini 2.0 Flash) hay model Pro (như Gemini 2.5 Pro) mà không đi kèm tiện ích nào khác. Chuyến đi chơi mới đây cũng là lần hiếm hoi mình trải nghiệm công cụ Deep Research trên mô hình Gemini 2.5 Pro.
Deep Research sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích các chủ đề phức tạp, sau đó tổng hợp thông tin thành các báo cáo toàn diện, dễ hiểu. Nhờ vậy, người dùng có thể nhanh chóng nắm bắt những khái niệm quan trọng mà không cần mất hàng giờ tìm kiếm trên nhiều nguồn khác nhau. Điều này đặc biệt hữu ích cho sinh viên, nhà nghiên cứu hoặc bất kỳ ai cần tìm hiểu sâu về một vấn đề nào đó nhưng không có thời gian để lọc và phân tích thông tin từ nhiều trang web khác nhau.
Trong trường hợp này, mình tận dụng Deep Research trên mô hình Gemini 2.5 Pro để lên một kế hoạch đi chơi chi tiết tại đảo Quan Lạn, Quảng Ninh. Ngoài việc lên lịch trình, mình có đề cập thêm một số điều kiện thực tế khác nhau như: Các địa điểm đã được đánh giá trên TikTok, phù hợp với nhóm bạn trẻ – GenZ. Ngoài ra, địa điểm cũng cần phù hợp với thời tiết thực tế khi đó: trời nhiều mây, không có nắng và nhiệt độ khoảng 23 độ C.
Prompts: Chúng tôi đang ở đảo Quan Lạn - Minh Châu, Quảng Ninh và muốn tìm các địa điểm đi chơi, đi cafe trong 3 ngày tới. Hãy xây dựng một lộ trinh đi chơi cho chúng tôi, đáp ứng các điều kiện như sau:
- Các địa điểm được tìm kiếm và review trên TikTok
- Các địa điểm phù hợp với nhóm bạn trẻ, tuổi từ 20 - 22.
- Các địa điểm phải phù hợp với thời tiết hiện tại: nhiều mây, hơi sương mù và nhiệt độ khoảng 23 độ C.
Sau khi nhập câu lệnh, trước hết Gemini sẽ xây dựng một kế hoạch nghiên cứu. Các công đoạn bao gồm tìm kiếm địa điểm trên TikTok và các website khác nhau, tổng hợp lại, đánh giá sự phù hợp với lứa tuổi, lọc các địa điểm phù hợp với thời tiết, sắp xếp các địa điểm theo thời gian và tổng hợp lại.
Có thể thấy, kế hoạch mà Gemini xây dựng rất sát với những yêu cầu mình đưa ra: các địa điểm phù hợp với GenZ và dễ đi trong thời tiết không đẹp.
Với các model mới (như mình dùng bản 2.5 Pro), Gemini sẽ hiển thị quá trình suy nghĩ (thinking) trước khi đưa ra kết quả. Ở đây, có thể thấy chatbot tính toán rất kỹ lưỡng các điều kiện đầu vào, liên tục thu thập thông tin từ các website khác nhau. Tổng cộng quá trình xử lý hết khoảng 10 phút, và Gemini đã thu thập kết quả từ gần 200 website khác nhau.
Nhờ quá trình nghiên cứu rất sâu, kết quả mà Gemini cho ra cũng rất kỹ và thực sự chỉn chu. Chatbot trình bày kế hoạch du lịch giống như một bài blog, bao gồm nhiều phần khác nhau như: “Tại sao đảo Quan Lạn lại có sức hút?”; “Đi chơi như thế nào với điều kiện thời tiết không đẹp?”, sau đó là kế hoạch di chuyển cho từng ngày.
Ở mỗi địa điểm được gợi ý, Gemini đều chỉ rõ các thông tin như đặc điểm, sự phù hợp với thời tiết, hoạt động và sức hút của địa điểm trên TikTok. Chẳng hạn, với Eo Gió, Gemini chỉ rõ đây là địa điểm ngắm cảnh rất ấn tượng với vách núi nhìn ra biển, cho tầm nhìn bao quát đảo. Song, chatbot cũng lưu ý đường đi khá khó và có thể bị hạn chế mở cửa. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì trên thực tế, Eo Gió đã từng có thời điểm tạm dừng đón khách.
Chưa hết, lịch trình di chuyển cũng được Gemini viết rất cụ thể. Ở mỗi buổi, chatbot đề cập từ 2 – 3 hoạt động để mình có thể tham khảo trước khi di chuyển. Phía bên dưới, Gemini cũng kẻ bảng liệt kê toàn bộ địa điểm được gợi ý, đi kèm một đoạn mô tả ngắn gọn cũng như chi phí phát sinh nếu có.
Ngoài ra, với những chuyến đi du lịch, Gemini còn tính toán chi phí đi chơi, thuê phương tiện cũng như ăn uống. Kết quả cho ra khá sát so với thực tế chuyến đi vừa rồi. Chẳng hạn, phí thuê xe máy tại đảo dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày, còn phí đi tàu cao tốc từ đất liền là 200.000 đồng, mỗi chiều.
Nên tận dụng Deep Research trong những chuyến đi du lịch
Với một người không dành quá nhiều thời gian tìm hiểu trước một chuyến đi du lịch, mình đánh giá rất cao tính hữu dụng của các công cụ AI như Gemini. Tất nhiên, kết quả do AI tạo ra sẽ không thể chính xác 100% và phần nhiều mang tính chất tham khảo.
Người dùng cũng nên tận dụng tính năng Deep Research nhằm có kết quả chi tiết nhất, rõ ràng nhất và có những thông tin sát với thực tế. Thật vậy, với cùng một câu lệnh bên trên, khi thử hỏi Gemini 2.0 Flash và Gemini 2.5 Pro (thông thường, không có Deep Research), kết quả cho ra khá đơn giản, không chi tiết và sát với thực tế được. Cụ thể hơn, người dùng có thể xem tại tệp tin dưới đây.
Ngoài Gemini, nhiều chatbot khác cũng được tích hợp tính năng Deep Research, cho phép AI nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề để tạo ra kết quả chi tiết, chính xác. Người dùng có thể tận dụng tính năng này để lên kế hoạch du lịch, tạo kịch bản chi tiết hay bài luận phục vụ mục đích học tập.

Cuối tuần vừa rồi, mình có một chuyến đi chơi tại Quan Lạn, một hòn đảo xinh đẹp thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Trong chuyến đi chơi này, mình đã thử yêu cầu Gemini 2.5 Pro lên một kế hoạch du lịch chi tiết địa điểm tham quan, vui chơi. Mình cũng tận dụng thêm tính năng Deep Research của công cụ AI này để có kết quả kỹ hơn, sâu hơn và chính xác hơn.
Lên kế hoạch đi chơi với Deep Research trên Gemini 2.5 Pro
Tham khảo toàn bộ câu trả lời trong bài viết tại đường dẫn dưới đây.
Bản thân mình sử dụng Google Gemini khá thường xuyên, đặc biệt là trong công việc hay tìm hiểu một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian, mình chủ yếu sử dụng các model tiêu chuẩn (như Gemini 2.0 Flash) hay model Pro (như Gemini 2.5 Pro) mà không đi kèm tiện ích nào khác. Chuyến đi chơi mới đây cũng là lần hiếm hoi mình trải nghiệm công cụ Deep Research trên mô hình Gemini 2.5 Pro.
Deep Research sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích các chủ đề phức tạp, sau đó tổng hợp thông tin thành các báo cáo toàn diện, dễ hiểu. Nhờ vậy, người dùng có thể nhanh chóng nắm bắt những khái niệm quan trọng mà không cần mất hàng giờ tìm kiếm trên nhiều nguồn khác nhau. Điều này đặc biệt hữu ích cho sinh viên, nhà nghiên cứu hoặc bất kỳ ai cần tìm hiểu sâu về một vấn đề nào đó nhưng không có thời gian để lọc và phân tích thông tin từ nhiều trang web khác nhau.

Trong trường hợp này, mình tận dụng Deep Research trên mô hình Gemini 2.5 Pro để lên một kế hoạch đi chơi chi tiết tại đảo Quan Lạn, Quảng Ninh. Ngoài việc lên lịch trình, mình có đề cập thêm một số điều kiện thực tế khác nhau như: Các địa điểm đã được đánh giá trên TikTok, phù hợp với nhóm bạn trẻ – GenZ. Ngoài ra, địa điểm cũng cần phù hợp với thời tiết thực tế khi đó: trời nhiều mây, không có nắng và nhiệt độ khoảng 23 độ C.
Prompts: Chúng tôi đang ở đảo Quan Lạn - Minh Châu, Quảng Ninh và muốn tìm các địa điểm đi chơi, đi cafe trong 3 ngày tới. Hãy xây dựng một lộ trinh đi chơi cho chúng tôi, đáp ứng các điều kiện như sau:
- Các địa điểm được tìm kiếm và review trên TikTok
- Các địa điểm phù hợp với nhóm bạn trẻ, tuổi từ 20 - 22.
- Các địa điểm phải phù hợp với thời tiết hiện tại: nhiều mây, hơi sương mù và nhiệt độ khoảng 23 độ C.
Sau khi nhập câu lệnh, trước hết Gemini sẽ xây dựng một kế hoạch nghiên cứu. Các công đoạn bao gồm tìm kiếm địa điểm trên TikTok và các website khác nhau, tổng hợp lại, đánh giá sự phù hợp với lứa tuổi, lọc các địa điểm phù hợp với thời tiết, sắp xếp các địa điểm theo thời gian và tổng hợp lại.

Có thể thấy, kế hoạch mà Gemini xây dựng rất sát với những yêu cầu mình đưa ra: các địa điểm phù hợp với GenZ và dễ đi trong thời tiết không đẹp.
Với các model mới (như mình dùng bản 2.5 Pro), Gemini sẽ hiển thị quá trình suy nghĩ (thinking) trước khi đưa ra kết quả. Ở đây, có thể thấy chatbot tính toán rất kỹ lưỡng các điều kiện đầu vào, liên tục thu thập thông tin từ các website khác nhau. Tổng cộng quá trình xử lý hết khoảng 10 phút, và Gemini đã thu thập kết quả từ gần 200 website khác nhau.

Nhờ quá trình nghiên cứu rất sâu, kết quả mà Gemini cho ra cũng rất kỹ và thực sự chỉn chu. Chatbot trình bày kế hoạch du lịch giống như một bài blog, bao gồm nhiều phần khác nhau như: “Tại sao đảo Quan Lạn lại có sức hút?”; “Đi chơi như thế nào với điều kiện thời tiết không đẹp?”, sau đó là kế hoạch di chuyển cho từng ngày.

Ở mỗi địa điểm được gợi ý, Gemini đều chỉ rõ các thông tin như đặc điểm, sự phù hợp với thời tiết, hoạt động và sức hút của địa điểm trên TikTok. Chẳng hạn, với Eo Gió, Gemini chỉ rõ đây là địa điểm ngắm cảnh rất ấn tượng với vách núi nhìn ra biển, cho tầm nhìn bao quát đảo. Song, chatbot cũng lưu ý đường đi khá khó và có thể bị hạn chế mở cửa. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì trên thực tế, Eo Gió đã từng có thời điểm tạm dừng đón khách.

Chưa hết, lịch trình di chuyển cũng được Gemini viết rất cụ thể. Ở mỗi buổi, chatbot đề cập từ 2 – 3 hoạt động để mình có thể tham khảo trước khi di chuyển. Phía bên dưới, Gemini cũng kẻ bảng liệt kê toàn bộ địa điểm được gợi ý, đi kèm một đoạn mô tả ngắn gọn cũng như chi phí phát sinh nếu có.

Ngoài ra, với những chuyến đi du lịch, Gemini còn tính toán chi phí đi chơi, thuê phương tiện cũng như ăn uống. Kết quả cho ra khá sát so với thực tế chuyến đi vừa rồi. Chẳng hạn, phí thuê xe máy tại đảo dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày, còn phí đi tàu cao tốc từ đất liền là 200.000 đồng, mỗi chiều.

Với một người không dành quá nhiều thời gian tìm hiểu trước một chuyến đi du lịch, mình đánh giá rất cao tính hữu dụng của các công cụ AI như Gemini. Tất nhiên, kết quả do AI tạo ra sẽ không thể chính xác 100% và phần nhiều mang tính chất tham khảo.
Người dùng cũng nên tận dụng tính năng Deep Research nhằm có kết quả chi tiết nhất, rõ ràng nhất và có những thông tin sát với thực tế. Thật vậy, với cùng một câu lệnh bên trên, khi thử hỏi Gemini 2.0 Flash và Gemini 2.5 Pro (thông thường, không có Deep Research), kết quả cho ra khá đơn giản, không chi tiết và sát với thực tế được. Cụ thể hơn, người dùng có thể xem tại tệp tin dưới đây.
Ngoài Gemini, nhiều chatbot khác cũng được tích hợp tính năng Deep Research, cho phép AI nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề để tạo ra kết quả chi tiết, chính xác. Người dùng có thể tận dụng tính năng này để lên kế hoạch du lịch, tạo kịch bản chi tiết hay bài luận phục vụ mục đích học tập.