Nguyệt Phan
Well-known member
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đến Mũi Né còn 2,5 giờ, cạnh tranh thu hút khách với Vũng Tàu.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hoàn thành đã thu hút lượng lớn du khách đến Mũi Né trong dịp lễ 30.4, 1.5 năm nay
KHANG KA
Cạnh tranh trực tiếp
Theo dõi tình hình du khách nghỉ lễ tại 2 địa điểm du lịch nổi tiếng là Phan Thiết và Vũng Tàu, có thể thấy một sự dịch chuyển khá rõ ràng. Tại TP.Vũng Tàu, nơi nghỉ dưỡng khá quen thuộc với người dân TP.HCM, lượng khách đổ về đây trong những ngày nghỉ lễ có tăng nhưng không nhiều, chỉ tương đương ngày nghỉ cuối tuần. Tại chợ hải sản Xóm Lưới, địa điểm mua hải sản tươi sống quen thuộc, lượng khách du lịch đến mua sắm trong 2 ngày chỉ bằng các ngày nghỉ cuối tuần và chỉ bằng 1/3 của kỳ nghỉ lễ năm trước. Lượng khách giảm nên tiểu thương cũng không dám trữ hàng nhiều, chỉ tăng so ngày thường khoảng 10%.
Ngược lại, theo số liệu từ Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Bình Thuận, kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài, lại đang mùa nóng, nên Mũi Né và một số điểm đến khác của Bình Thuận đón một lượng khách đông đúc.
Từ 29.4 đến 2.5, khách đến Bình Thuận đạt con số hơn 160.000 lượt, gấp đôi so với năm ngoái. Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong dịp nghỉ lễ 30.4 năm nay đã đạt được khoảng 230 tỉ đồng.
Theo phân tích của ông Trần Văn Bình - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, sở dĩ năm nay Mũi Né đón lượng khách tăng cao dịp 30.4, 1.5 là do tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vừa khánh thành, đưa vào vận hành ngày 29.4, rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đến Mũi Né chỉ 2,5 giờ, thay vì đi 5 - 6 giờ như trước theo QL1.
Chọn Phan Thiết vì ít "chặt chém"
Đưa gia đình đi du lịch tại Phan Thiết trong những ngày nghỉ lễ, anh N.M.Đ, ngụ tại P.Cát Lái, TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: "Tôi đã đi du lịch Vũng Tàu nhiều rồi và lần này đến Phan Thiết qua cao tốc mới. Cảm nhận đầu tiên là rất phấn khởi vì có thêm tiện ích lựa chọn cho người dân. Lâu nay du khách chọn đi Vũng Tàu vì gần với TP.HCM, nhưng nay Phan Thiết cũng rất gần rồi. Tiếp đó là giá cả dịch vụ tại Phan Thiết tương đối rẻ so với Vũng Tàu. Cả nhà tôi đi ăn tại nhà hàng hải sản với thực đơn rất nhiều món, nhưng tổng hóa đơn chỉ tầm 2 triệu đồng. Nếu so với Vũng Tàu thì có thể nói là rẻ hơn nhiều".
Vũng Tàu cũng có những địa điểm tham quan, check-in hấp dẫn
KHANG KA
Anh T.Q.T, một du khách ngụ tại Q.12 (TP.HCM), thường xuyên đến Vũng Tàu, phân tích: "TP.Vũng Tàu đã quá quen thuộc nên người dân TP.HCM muốn trải nghiệm một địa điểm khác ít đi hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh về giá cả, dịch vụ thì rõ ràng mặt bằng giá cả tại Vũng Tàu khá cao, đặc biệt trong những kỳ nghỉ lễ. Điều này tạo nên tâm lý e ngại cho khách du lịch khi đến đây. Bản thân tôi đã từng rất bực bội khi đậu xe vào chợ đêm ăn uống, một người tự nhận là nhân viên giữ xe rồi tự thu phí 50.000 đồng, trong khi không hề có bảng báo quy định thu phí. Rồi khi mua hải sản tại chợ Xóm Lưới, mặc dù nguồn hải sản phong phú, nhiều lựa chọn nhưng giá bán cũng khá cao. Khách sành sỏi, biết trả giá để giảm xuống, nhưng cũng không ít người không biết hay không muốn mất thời gian mặc cả nên đành chấp nhận giá đưa ra của người bán".
Trên một số diễn đàn, nhiều ý kiến cũng đồng tình với việc giá cả dịch vụ tại Vũng Tàu khá cao so với Phan Thiết. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến "bênh vực" cho rằng, không nên so sánh như vậy, bởi Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhiều dịch vụ giải trí về đêm đáp ứng cho lượng lớn du khách, trong khi Phan Thiết vẫn còn ở quy mô vừa phải hơn. Phong cảnh mỗi nơi mỗi khác và khẩu vị món ăn địa phương cũng chưa hẳn phù hợp với du khách.
Anh Nguyễn Văn Bình, ngụ tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) nhận định: "Chọn Phan Thiết hay Vũng Tàu để du lịch là do quyết định của mỗi người. Tuy nhiên, tuyến đường cao tốc đưa Phan Thiết, Mũi Né trở thành "đối thủ" cạnh tranh của Vũng Tàu cũng là một kịch bản tốt để mỗi nơi tự nhìn nhận lại ưu, khuyết điểm của mình để cạnh tranh thu hút khách du lịch, từ đó có những cải thiện để phục vụ 'thượng đế' tốt hơn".
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hoàn thành đã thu hút lượng lớn du khách đến Mũi Né trong dịp lễ 30.4, 1.5 năm nay
KHANG KA
Cạnh tranh trực tiếp
Theo dõi tình hình du khách nghỉ lễ tại 2 địa điểm du lịch nổi tiếng là Phan Thiết và Vũng Tàu, có thể thấy một sự dịch chuyển khá rõ ràng. Tại TP.Vũng Tàu, nơi nghỉ dưỡng khá quen thuộc với người dân TP.HCM, lượng khách đổ về đây trong những ngày nghỉ lễ có tăng nhưng không nhiều, chỉ tương đương ngày nghỉ cuối tuần. Tại chợ hải sản Xóm Lưới, địa điểm mua hải sản tươi sống quen thuộc, lượng khách du lịch đến mua sắm trong 2 ngày chỉ bằng các ngày nghỉ cuối tuần và chỉ bằng 1/3 của kỳ nghỉ lễ năm trước. Lượng khách giảm nên tiểu thương cũng không dám trữ hàng nhiều, chỉ tăng so ngày thường khoảng 10%.
Ngược lại, theo số liệu từ Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Bình Thuận, kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài, lại đang mùa nóng, nên Mũi Né và một số điểm đến khác của Bình Thuận đón một lượng khách đông đúc.
Từ 29.4 đến 2.5, khách đến Bình Thuận đạt con số hơn 160.000 lượt, gấp đôi so với năm ngoái. Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong dịp nghỉ lễ 30.4 năm nay đã đạt được khoảng 230 tỉ đồng.
Theo phân tích của ông Trần Văn Bình - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, sở dĩ năm nay Mũi Né đón lượng khách tăng cao dịp 30.4, 1.5 là do tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vừa khánh thành, đưa vào vận hành ngày 29.4, rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đến Mũi Né chỉ 2,5 giờ, thay vì đi 5 - 6 giờ như trước theo QL1.
Chọn Phan Thiết vì ít "chặt chém"
Đưa gia đình đi du lịch tại Phan Thiết trong những ngày nghỉ lễ, anh N.M.Đ, ngụ tại P.Cát Lái, TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: "Tôi đã đi du lịch Vũng Tàu nhiều rồi và lần này đến Phan Thiết qua cao tốc mới. Cảm nhận đầu tiên là rất phấn khởi vì có thêm tiện ích lựa chọn cho người dân. Lâu nay du khách chọn đi Vũng Tàu vì gần với TP.HCM, nhưng nay Phan Thiết cũng rất gần rồi. Tiếp đó là giá cả dịch vụ tại Phan Thiết tương đối rẻ so với Vũng Tàu. Cả nhà tôi đi ăn tại nhà hàng hải sản với thực đơn rất nhiều món, nhưng tổng hóa đơn chỉ tầm 2 triệu đồng. Nếu so với Vũng Tàu thì có thể nói là rẻ hơn nhiều".
Vũng Tàu cũng có những địa điểm tham quan, check-in hấp dẫn
KHANG KA
Anh T.Q.T, một du khách ngụ tại Q.12 (TP.HCM), thường xuyên đến Vũng Tàu, phân tích: "TP.Vũng Tàu đã quá quen thuộc nên người dân TP.HCM muốn trải nghiệm một địa điểm khác ít đi hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh về giá cả, dịch vụ thì rõ ràng mặt bằng giá cả tại Vũng Tàu khá cao, đặc biệt trong những kỳ nghỉ lễ. Điều này tạo nên tâm lý e ngại cho khách du lịch khi đến đây. Bản thân tôi đã từng rất bực bội khi đậu xe vào chợ đêm ăn uống, một người tự nhận là nhân viên giữ xe rồi tự thu phí 50.000 đồng, trong khi không hề có bảng báo quy định thu phí. Rồi khi mua hải sản tại chợ Xóm Lưới, mặc dù nguồn hải sản phong phú, nhiều lựa chọn nhưng giá bán cũng khá cao. Khách sành sỏi, biết trả giá để giảm xuống, nhưng cũng không ít người không biết hay không muốn mất thời gian mặc cả nên đành chấp nhận giá đưa ra của người bán".
Trên một số diễn đàn, nhiều ý kiến cũng đồng tình với việc giá cả dịch vụ tại Vũng Tàu khá cao so với Phan Thiết. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến "bênh vực" cho rằng, không nên so sánh như vậy, bởi Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhiều dịch vụ giải trí về đêm đáp ứng cho lượng lớn du khách, trong khi Phan Thiết vẫn còn ở quy mô vừa phải hơn. Phong cảnh mỗi nơi mỗi khác và khẩu vị món ăn địa phương cũng chưa hẳn phù hợp với du khách.
Anh Nguyễn Văn Bình, ngụ tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) nhận định: "Chọn Phan Thiết hay Vũng Tàu để du lịch là do quyết định của mỗi người. Tuy nhiên, tuyến đường cao tốc đưa Phan Thiết, Mũi Né trở thành "đối thủ" cạnh tranh của Vũng Tàu cũng là một kịch bản tốt để mỗi nơi tự nhìn nhận lại ưu, khuyết điểm của mình để cạnh tranh thu hút khách du lịch, từ đó có những cải thiện để phục vụ 'thượng đế' tốt hơn".