khoaitay
Ngô Vi Anh
Các chuyên gia dự đoán thị trường laptop trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục bùng nổ vào năm 2025. Theo nghiên cứu từ Gartner, số lượng laptop AI được xuất xưởng toàn cầu năm 2025 sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2024, đạt mức tăng trưởng 165,5%.
Năm 2024 được xem như mốc son quan trọng đánh dấu bước tiến của ngành khi nhiều nhà sản xuất đồng loạt ra mắt các mẫu laptop trang bị công nghệ AI tiên tiến. Tuy nhiên, mức giá hiện nay vẫn còn cao, khiến nhóm người dùng phổ thông, nhất là học sinh, sinh viên, chưa dễ tiếp cận.
Khảo sát tại thị trường Việt Nam cho thấy các mẫu laptop AI phổ biến thường có giá khởi điểm từ 20 triệu đồng trở lên. Mức giá này có thể hợp lý với người dùng chuyên nghiệp, nhưng vẫn còn cao so với phần lớn khách hàng phổ thông.
Trong cuộc phỏng vấn tại triển lãm Computex 2025, ông Eric Lee – Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Asus – cho biết hiện nay laptop AI vẫn tập trung chủ yếu vào phân khúc cao cấp. Lý do là công nghệ AI còn mới mẻ, đòi hỏi các hãng phải đầu tư nhiều vào nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu cao cấp như Ceraluminum. Chính vì vậy, các mẫu laptop AI thuộc dòng cao cấp thường được ưu tiên phát triển.
Ông Eric Lee cũng chia sẻ, nhóm khách hàng chính hiện nay của laptop AI gồm các chuyên gia, người dùng công nghệ cao và sinh viên các ngành kỹ thuật. Những người này thường ưu tiên chọn máy có cấu hình mạnh, CPU thế hệ mới và dung lượng lưu trữ lớn – các yếu tố mà laptop AI hiện nay hầu như đều đáp ứng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho giá thành các sản phẩm này tương đối cao.
Nhờ cải tiến về CPU và NPU, laptop AI hiện nay không chỉ đạt hiệu năng tương đương với các mẫu laptop hiệu suất cao mà còn giúp tiết kiệm điện năng và tích hợp các tính năng AI hỗ trợ công việc hiệu quả. Mức giá laptop AI hiện tương đồng với các sản phẩm hiệu năng cao khác và được dự báo sẽ giảm khi phần cứng cùng phần mềm AI được tối ưu hơn, ông Lee nhận định.
Về xu hướng giảm giá, Qualcomm đã ra mắt bộ xử lý Snapdragon X nhằm đưa laptop AI tới phân khúc phổ thông, giúp người dùng dễ dàng sở hữu hơn. Sự xuất hiện của Snapdragon X cũng tạo sức ép cạnh tranh lên Intel và AMD, dự kiến sẽ thúc đẩy sự đa dạng về giá và cấu hình trên thị trường.
Ông Eric Lee cho biết chi phí CPU chiếm khoảng 20-30% tổng giá trị của laptop, do đó khi chip được sản xuất với chi phí hợp lý hơn, giá bán laptop cũng sẽ giảm. Asus đã giới thiệu mẫu Vivobook 16 trang bị chip Snapdragon X tại Việt Nam với mức giá khoảng 18-20 triệu đồng và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng dòng Copilot+ PC với nhiều phân khúc khác nhau, từ phổ thông tới cao cấp, tích hợp chip AI của Qualcomm, Intel và AMD để đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng.
Tại Việt Nam, thị trường laptop AI đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định. Tỷ lệ laptop AI chiếm khoảng 0,4% thị phần vào cuối năm 2024, nay đã tăng gần 2%. Dự kiến đến cuối năm 2025, con số này có thể đạt 3-5% trong tổng lượng laptop Windows.
Ông Eric Lee nhận xét sự phát triển laptop AI đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu. Ở Úc, các mẫu laptop chuẩn Copilot+ PC chiếm khoảng 12-13% tổng lượng laptop Windows hàng tuần, trong khi ở Hàn Quốc con số này lên tới 40-50%. Thị trường Việt Nam vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển, với nhận thức người dùng ngày càng tăng và sự đa dạng sản phẩm ngày càng phong phú. Trong vòng 1-2 năm tới, AI sẽ thúc đẩy bước chuyển mình mạnh mẽ trong ngành laptop, không chỉ ở phân khúc cao cấp mà còn lan rộng đến người dùng phổ thông, ông Lee kỳ vọng.
Năm 2024 được xem như mốc son quan trọng đánh dấu bước tiến của ngành khi nhiều nhà sản xuất đồng loạt ra mắt các mẫu laptop trang bị công nghệ AI tiên tiến. Tuy nhiên, mức giá hiện nay vẫn còn cao, khiến nhóm người dùng phổ thông, nhất là học sinh, sinh viên, chưa dễ tiếp cận.
Khảo sát tại thị trường Việt Nam cho thấy các mẫu laptop AI phổ biến thường có giá khởi điểm từ 20 triệu đồng trở lên. Mức giá này có thể hợp lý với người dùng chuyên nghiệp, nhưng vẫn còn cao so với phần lớn khách hàng phổ thông.
Trong cuộc phỏng vấn tại triển lãm Computex 2025, ông Eric Lee – Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Asus – cho biết hiện nay laptop AI vẫn tập trung chủ yếu vào phân khúc cao cấp. Lý do là công nghệ AI còn mới mẻ, đòi hỏi các hãng phải đầu tư nhiều vào nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu cao cấp như Ceraluminum. Chính vì vậy, các mẫu laptop AI thuộc dòng cao cấp thường được ưu tiên phát triển.
Ông Eric Lee cũng chia sẻ, nhóm khách hàng chính hiện nay của laptop AI gồm các chuyên gia, người dùng công nghệ cao và sinh viên các ngành kỹ thuật. Những người này thường ưu tiên chọn máy có cấu hình mạnh, CPU thế hệ mới và dung lượng lưu trữ lớn – các yếu tố mà laptop AI hiện nay hầu như đều đáp ứng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho giá thành các sản phẩm này tương đối cao.
Nhờ cải tiến về CPU và NPU, laptop AI hiện nay không chỉ đạt hiệu năng tương đương với các mẫu laptop hiệu suất cao mà còn giúp tiết kiệm điện năng và tích hợp các tính năng AI hỗ trợ công việc hiệu quả. Mức giá laptop AI hiện tương đồng với các sản phẩm hiệu năng cao khác và được dự báo sẽ giảm khi phần cứng cùng phần mềm AI được tối ưu hơn, ông Lee nhận định.
Về xu hướng giảm giá, Qualcomm đã ra mắt bộ xử lý Snapdragon X nhằm đưa laptop AI tới phân khúc phổ thông, giúp người dùng dễ dàng sở hữu hơn. Sự xuất hiện của Snapdragon X cũng tạo sức ép cạnh tranh lên Intel và AMD, dự kiến sẽ thúc đẩy sự đa dạng về giá và cấu hình trên thị trường.
Ông Eric Lee cho biết chi phí CPU chiếm khoảng 20-30% tổng giá trị của laptop, do đó khi chip được sản xuất với chi phí hợp lý hơn, giá bán laptop cũng sẽ giảm. Asus đã giới thiệu mẫu Vivobook 16 trang bị chip Snapdragon X tại Việt Nam với mức giá khoảng 18-20 triệu đồng và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng dòng Copilot+ PC với nhiều phân khúc khác nhau, từ phổ thông tới cao cấp, tích hợp chip AI của Qualcomm, Intel và AMD để đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng.
Tại Việt Nam, thị trường laptop AI đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định. Tỷ lệ laptop AI chiếm khoảng 0,4% thị phần vào cuối năm 2024, nay đã tăng gần 2%. Dự kiến đến cuối năm 2025, con số này có thể đạt 3-5% trong tổng lượng laptop Windows.
Ông Eric Lee nhận xét sự phát triển laptop AI đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu. Ở Úc, các mẫu laptop chuẩn Copilot+ PC chiếm khoảng 12-13% tổng lượng laptop Windows hàng tuần, trong khi ở Hàn Quốc con số này lên tới 40-50%. Thị trường Việt Nam vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển, với nhận thức người dùng ngày càng tăng và sự đa dạng sản phẩm ngày càng phong phú. Trong vòng 1-2 năm tới, AI sẽ thúc đẩy bước chuyển mình mạnh mẽ trong ngành laptop, không chỉ ở phân khúc cao cấp mà còn lan rộng đến người dùng phổ thông, ông Lee kỳ vọng.