Đề xuất Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam là di sản phi vật thể nhân loại

Nguyệt Phan

Well-known member
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP Châu Đốc, An Giang) được đề xuất ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cho đợt xét duyệt năm 2024.
Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch vừa gởi văn bản gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc đăng ký hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024 là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.
Trước đó, tháng 3.2022, Chính phủ cũng đã đồng ý đệ trình UNESCO xem xét ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Theo hồ sơ, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam - thuộc di sản đa loại hình lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.
Nếu được ghi danh, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam sẽ là di sản đầu tiên của Việt Nam có chủ thể là các dân tộc đa số và thiểu số và là di sản thứ hai của vùng đất Nam bộ được đưa vào danh mục là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại, sau Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là chuỗi hoạt động lễ hội mang yếu tố tín ngưỡng dân gian về “Bà Chúa xứ” có miếu thờ dưới chân Núi Sam (TP Châu Đốc, An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là chuỗi hoạt động lễ hội mang yếu tố tín ngưỡng dân gian về “Bà Chúa xứ” có miếu thờ dưới chân Núi Sam (TP Châu Đốc, An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Miếu thờ Bà Chúa xứ Núi Sam là kiến trúc độc đáo. Được thành lập lần đầu vào khoảng năm 1820 bằng vật liệu cây lá đơn sơ. Sau nhiều lần trùng tu, mở rộng, đến năm 1972, miếu được xây dựng hiện đại như ngày nay theo hình chữ quốc dạng khối tháp, trông như đài sen nở theo thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng. Ảnh: Lục Tùng
Miếu thờ Bà Chúa xứ Núi Sam là kiến trúc độc đáo. Được thành lập lần đầu vào khoảng năm 1820 bằng vật liệu cây lá đơn sơ. Sau nhiều lần trùng tu, mở rộng, đến năm 1972, miếu được xây dựng hiện đại như ngày nay theo hình chữ quốc dạng khối tháp, trông như đài sen nở theo thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng. Ảnh: Lục Tùng
Bên trong miếu, tại chánh điện thờ tượng Bà được tạc bằng chất liệu đá cao khoảng 1,65m với dáng ngồi vương giả. Theo Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp, người có dịp nghiên cứu vào năm 1941, tượng Bà thuộc loại tượng thần Visnu, có niên đại khoảng thế kỷ thứ VI. Ảnh: Lục Tùng
Bên trong miếu, tại chánh điện thờ tượng Bà được tạc bằng chất liệu đá cao khoảng 1,65m với dáng ngồi vương giả. Theo Louis Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp, người có dịp nghiên cứu vào năm 1941, tượng Bà thuộc loại tượng thần Visnu, có niên đại khoảng thế kỷ thứ VI. Ảnh: Lục Tùng
Hằng năm, từ 22 đến 27 tháng 4 (âm lịch), tại đây diễn ra hoạt động lễ hội  nhằm tưởng nhớ ngày an vị tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống. Lễ hội được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: lễ rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc. Ảnh: Lục Tùng
Hằng năm, từ 22 đến 27 tháng 4 (âm lịch), tại đây diễn ra hoạt động lễ hội nhằm tưởng nhớ ngày an vị tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống. Người địa phương quen gọi hoạt động này là ngày Vía.
Lễ hội Vía được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: lễ rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc. Ảnh: Lục Tùng
Trong thời gian này diễn ra nhiều hoạt động lễ hội truyền thống thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Với sự độc đáo đó, năm 2014, Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Lục Tùng
Trong thời gian này diễn ra nhiều hoạt động lễ hội truyền thống thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Với sự độc đáo đó, năm 2014, Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Lục Tùng
Vì thế, từ nhiều năm qua, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam được người dân trong và ngoài nước tìm đến chiêm bái và bày tỏ mong ước... tạo nên sắc thái văn hoá vô cùng độc đáo. Ảnh: Lục Tùng
Từ nhiều năm qua, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam được người dân trong và ngoài nước tìm đến chiêm bái và bày tỏ mong ước... tạo nên sắc thái văn hoá vô cùng độc đáo. Ảnh: Lục Tùng
Nếu được UNESCO công nhận, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là di sản thứ hai của vùng đất Nam bộ được đưa vào danh mục là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại, sau Đờn ca tài tử Nam Bộ, mà còn là lễ hội truyền thống đầu tiên của Nam bộ được đón nhận danh dự này. Ảnh: Lục Tùng
Nếu được UNESCO công nhận, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là di sản thứ hai của vùng đất Nam bộ được đưa vào danh mục là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại, sau Đờn ca tài tử Nam Bộ, mà còn là lễ hội truyền thống đầu tiên của Nam bộ được đón nhận danh dự này. Ảnh: Lục Tùng
 
Bên trên