Nguyệt Phan
Well-known member
Uống nước lọc hoặc đồ uống không đường thay cho đồ uống có đường làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường type 2 và giảm cân.
Trong nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada) năm 2022, 1.733 người trưởng thành bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc hoặc mắc bệnh tiểu đường đã tiêu thụ đồ uống ít calo hoặc không chứa calo, không chứa đường và nước lọc thay cho đồ uống có đường trong 12 tuần. Họ nhận thấy những tác động tích cực như giảm được 50% tỷ lệ mỡ và trọng lượng cơ thể giảm đáng kể, chỉ số khối BMI giảm 0,2 điểm. Mức HbA1c (đường huyết trung bình trong 3 tháng qua) và đường huyết lúc đói cũng giảm theo, tình trạng kháng insulin được cải thiện.
Uống nước lọc hoặc đồ uống không đường cũng làm giảm lipid trong tế bào. Sự tích tụ lipip có liên quan bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường type 2. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, lý tưởng nhất vẫn là nên thay thế đồ uống có đường bằng nước lọc càng nhiều càng tốt, tốt hơn cả đồ uống ít calo hoặc không chứa calo. Tuy nhiên, tiêu thụ cả hai loại đồ uống này vẫn làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường và đem lại lợi ích cho người thừa cân, béo phì.
Đồ uống không đường giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: Freepik
Nghiên cứu của Viện Khoa học Weizmann (Israel) cho thấy, chất làm ngọt nhân tạo trong các đồ uống ngọt nói chung gây ra tình trạng không dung nạp glucose và tăng cân. Tình trạng không dung nạp glucose làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Nghiên cứu khác của Đại học Nam California (Mỹ) cũng chỉ ra, đồ uống có chứa sucralose (một chất làm ngọt nhân tạo) làm tăng cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Béo phì là yếu tố có thể dẫn đến mắc tim mạch và tiểu đường type 2.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mọi người nên cắt giảm lượng đường bổ sung hàng ngày để giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, béo phì, tiểu đường type 2. Theo đó, phụ nữ chỉ nên tiêu thụ ở mức 6 thìa cà phê đường mỗi ngày tương đương với 24 g đường (mỗi thìa cà phê đường tương đương với 4 g). Còn nam giới chỉ nên tiêu thụ 9 thìa cà phê (36 g) đường mỗi ngày.
Một số ví dụ về lượng đường trong mỗi khẩu phần 350 ml các loại đồ uống dưới đây mọi người có thể tham khảo để tránh tiêu thụ đường bổ sung quá nhiều trong ngày:
Cocacola truyền thống, nước cam: 41 g đường tương đương 10 thìa cà phê đường.
Nước uống thể thao vị cam: 22 g bằng 5 thìa cà phê đường.
Cà phê frappuccino: 40,5 g tương đương 10 thìa cà phê đường.
Trong nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada) năm 2022, 1.733 người trưởng thành bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc hoặc mắc bệnh tiểu đường đã tiêu thụ đồ uống ít calo hoặc không chứa calo, không chứa đường và nước lọc thay cho đồ uống có đường trong 12 tuần. Họ nhận thấy những tác động tích cực như giảm được 50% tỷ lệ mỡ và trọng lượng cơ thể giảm đáng kể, chỉ số khối BMI giảm 0,2 điểm. Mức HbA1c (đường huyết trung bình trong 3 tháng qua) và đường huyết lúc đói cũng giảm theo, tình trạng kháng insulin được cải thiện.
Uống nước lọc hoặc đồ uống không đường cũng làm giảm lipid trong tế bào. Sự tích tụ lipip có liên quan bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường type 2. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, lý tưởng nhất vẫn là nên thay thế đồ uống có đường bằng nước lọc càng nhiều càng tốt, tốt hơn cả đồ uống ít calo hoặc không chứa calo. Tuy nhiên, tiêu thụ cả hai loại đồ uống này vẫn làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường và đem lại lợi ích cho người thừa cân, béo phì.
Đồ uống không đường giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: Freepik
Nghiên cứu của Viện Khoa học Weizmann (Israel) cho thấy, chất làm ngọt nhân tạo trong các đồ uống ngọt nói chung gây ra tình trạng không dung nạp glucose và tăng cân. Tình trạng không dung nạp glucose làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Nghiên cứu khác của Đại học Nam California (Mỹ) cũng chỉ ra, đồ uống có chứa sucralose (một chất làm ngọt nhân tạo) làm tăng cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Béo phì là yếu tố có thể dẫn đến mắc tim mạch và tiểu đường type 2.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mọi người nên cắt giảm lượng đường bổ sung hàng ngày để giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, béo phì, tiểu đường type 2. Theo đó, phụ nữ chỉ nên tiêu thụ ở mức 6 thìa cà phê đường mỗi ngày tương đương với 24 g đường (mỗi thìa cà phê đường tương đương với 4 g). Còn nam giới chỉ nên tiêu thụ 9 thìa cà phê (36 g) đường mỗi ngày.
Một số ví dụ về lượng đường trong mỗi khẩu phần 350 ml các loại đồ uống dưới đây mọi người có thể tham khảo để tránh tiêu thụ đường bổ sung quá nhiều trong ngày:
Cocacola truyền thống, nước cam: 41 g đường tương đương 10 thìa cà phê đường.
Nước uống thể thao vị cam: 22 g bằng 5 thìa cà phê đường.
Cà phê frappuccino: 40,5 g tương đương 10 thìa cà phê đường.