Du khách gây phẫn nộ khi check in trước linh cữu Giáo hoàng

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Du khách gây phẫn nộ khi check in trước linh cữu Giáo hoàng
Nhiều du khách khi được vào nhìn Giáo hoàng lần cuối tại Vatican đã bị chỉ trích vì chụp ảnh trước linh cữu, một số còn mỉm cười để tạo dáng.

Hàng chục nghìn người đã đổ đến Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican để nhìn mặt Giáo hoàng Francis lần cuối. Bên cạnh những người bày tỏ sự tiếc thương và tôn trọng khi đi qua linh cữu, một số người đã biến khoảnh khắc này thành cơ hội chụp ảnh "tự sướng". Trong đó, có người còn mỉm cười khi chụp ảnh với di hài Giáo hoàng nằm cách đó vài mét và đăng lên mạng hoặc gọi video cho người thân ở nhà để tường thuật trực tiếp.

"Mọi người được yêu cầu cất gậy tự sướng đi trước khi họ đến gần linh cữu", du khách An Martin Gilsenan nói. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố tình chụp ảnh bất chấp những ánh nhìn khó chịu của các du khách khác. Thậm chí, một số người còn tụ tập quanh linh cữu để chụp ảnh dù họ được yêu cầu không làm thế. "Tôi khó chịu khi nhìn thấy điện thoại di động được sử dụng vào lúc đó và ngạc nhiên thấy họ đăng ảnh", vợ Gilsenan, Catherine nói.

Một du khách chụp ảnh khi đi qua di hài Giáo hoàng. Ảnh: Instagram/raissafortes
Một du khách chụp ảnh tự sướng khi đi qua nơi đặt di hài Giáo hoàng.

Một du khách chụp ảnh khi đi qua di hài Giáo hoàng. Ảnh: Instagram/raissafortes

Khoảng 50.000 du khách, tín đồ Công giáo từ khắp thế giới đã đến Vương cung thánh đường Thánh Peter để nhìn mặt Đức Giáo hoàng lần cuối. Đám đông lớn đến mức Vatican phải mở cửa suốt đêm ngày 23/4 để phục vụ.

Janine Venables, đến từ xứ Wales, Anh, cho biết đã rất ngạc nhiên khi được thông báo không chụp ảnh trong nhà nguyện Sistine. "Nhưng mọi người lại rút điện thoại ra qua chụp với quan tài nơi đặt Giáo hoàng", cô nói. Cô đánh giá những người chụp ảnh sống ảo lúc này là "vô duyên" nhưng cũng cảm thấy ngạc nhiên vì không ai ngăn họ lại.

Giáo hoàng Francis I sẽ được an táng tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore), cách quảng trường Thánh Peter hơn 3 km. Thời gian bắt đầu khoảng từ 10h ngày 26/4, buổi lễ dự kiến có sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Di hài Giáo hoàng đã được chuyển từ nơi ở của ngài tại Casa Santa Marta đến Vương cung thánh đường Thánh Peter sáng 23/4.

Sau một nghi lễ trong thánh đường, công chúng sẽ được phép đi qua quan tài, nơi đặt di hài Giáo hoàng. Thánh đường mở cửa từ 7h đến nửa đêm ngày 24 và từ 7h đến 19h ngày 25/4. 20h ngày 26/4, Vatican sẽ làm lễ đóng quan. Linh cữu của ngài quay về phía các băng ghế, nơi các tín đồ thường ngồi nghe giảng, và được 4 vệ binh Thụy Sĩ bao quanh.

Các du khách giơ cao điện thoại để gọi video về cho người thân khi đang trong Vương cung thánh đường Thánh Peter. Ảnh: AFP
Các du khách giơ cao điện thoại để gọi video về cho người thân bên trong Vương cung thánh đường Thánh Peter. Ảnh: AFP

Các du khách giơ cao điện thoại để gọi video về cho người thân khi đang trong Vương cung thánh đường Thánh Peter. Ảnh: AFP

Bên cạnh một số người thích sống ảo chụp ảnh, phần lớn du khách đều đi vào và di chuyển trong im lặng, đoàn người bước đi chậm rãi để không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến sự yên nghỉ của Giáo hoàng.

Sau khi thông tin Giáo hoàng Francis I qua đời hôm 21/4 được công bố, lượng đặt vé đến Rome, Italy tăng vọt lên 400% khi hàng chục nghìn người bay đến để tham gia tang lễ và chứng kiến kết quả bầu Giáo hoàng mới sau Mật nghị hồng y.

Website so sánh kỳ nghỉ On the Beach cho biết lượng đặt phòng đến Rome cũng tăng đột biến chỉ sau vài giờ Đức Thánh Cha qua đời. Zoe Harris, Giám đốc chăm sóc khách hàng của On the Beach, cho biết sự ra đi của Giáo hoàng đã gây ra "làn sóng đau buồn trên thế giới" và sau đó là hàng loạt các chuyến đặt phòng tại Rome. Nhiều người muốn đến đây để chứng kiến các khoảnh khắc lịch sử.
 
Bên trên