Nguyệt Phan
Well-known member
Sự phục hồi du lịch nội địa của Trung Quốc đang bị cản trở bởi nhóm du khách đặt yếu tố tiết kiệm chi lên đầu.
Khi sinh viên mới tốt nghiệp Cai Zhishan đi du lịch dịp 1/5, cô ước có đủ tiền thuê ôtô tự lái cho hành trình khứ hồi 4.000 km. Cuối cùng, cô chọn du lịch "giá rẻ theo kiểu hành xác". Đây là xu hướng mới nổi ở Trung Quốc với tệp khách hàng gồm những người không có điều kiện nhưng muốn đi du lịch. Họ sẽ đến nhiều nơi nhất nhưng tiết kiệm nhất có thể, cắt giảm mọi nhu cầu cơ bản đến mức tối đa như nằm vạ vật trên tàu chứ không ngủ khách sạn, di chuyển liên tục, thần tốc giống hành quân.
Các hành khách đang đứng đợi tàu ở ga xe lửa Bắc Trùng Khánh ngày 3/5. Ảnh: CFP
Cao, 22 tuổi, chủ yếu bắt các chuyến tàu chậm và xe buýt từ thành phố Hàng Châu đi khắp tỉnh Sơn Tây. Để tham quan thắng cảnh, đền, chùa, cô đã đi bộ khoảng 30.000 bước mỗi ngày. Về chỗ ở, Cai chọn những chuyến tàu đêm để di chuyển nhằm tiết kiệm chi phí thuê phòng hoặc ở nhà trọ giá rẻ. Trong 9 ngày, cô chỉ tiêu 2.500 tệ (355 USD).
"Tôi không có nhiều tiền nhưng thích đi du lịch", Cai nói. Dù vậy, cô thừa nhận việc chi tiêu tiết kiệm này "thực sự rất mệt".
Theo Reuters, trào lưu du lịch tiết kiệm này khó có thể giúp nền kinh tế đất nước phục hồi. Thống kê từ Bộ Văn hóa và Du lịch cho thấy dịp nghỉ lễ 1/5 năm nay Trung Quốc chứng kiến sự bùng nổ du lịch trong nước. Mọi người đổ xô đi chơi để bù đắp cho ba năm dịch bệnh. Hơn 274 triệu chuyến đi được thực hiện, tăng 19% so với 2019.
Dù vậy, tổng chi tiêu chỉ đạt 148 tỷ tệ (21 tỷ USD), ngang bằng năm 2019. Nghĩa là khách du lịch chi trung bình 540 tệ vào năm 2023, còn năm 2019 là 603 tệ (tính theo trượt giá). Các chuyến du lịch quốc tế tăng nhưng "chỉ bằng một phần nhỏ" trước dịch.
Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Natixis (trụ sở Paris), nhận định phần lớn người Trung Quốc chưa sẵn sàng chi tiêu nhiều như trước dịch, ngay cả khi chính phủ làm mọi cách khuyến khích. "Mọi người cần công việc và mức lương cao hơn để bắt đầu tiêu nhiều trở lại", Herrero nói.
Du khách đổ xô đến hang Hongya, một thắng cảnh ở Trùng Khánh dịp 1/5. Ảnh: CFP
Một blogger du lịch người Trung Quốc cho biết đã qua đêm trong nhà vệ sinh công cộng để tiết kiệm tiền cho chuyến đi đến núi Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. "Nó (việc ngủ đêm ở nhà vệ sinh) đáng giá. Dù chịu thiệt thòi một chút nhưng tôi đã chi ít nhất có thể để ngắm được cảnh đẹp", người này nói.
Dù vậy trong tương lai, blogger du lịch này cân nhắc tăng thêm ngân sách để cải thiện điều kiện ăn, ở.
Không phải ai cũng chịu được khổ. Xing Zicong, 23 tuổi, sống tại Bắc Kinh đã thất bại trong việc tiết kiệm chi tiêu trong chuyến đi đến thành phố Tây An thăm con đường tơ lụa. Cô cảm thấy quá khó chịu và đành phải chi tiêu nhiều hơn dự kiến. "Chân tôi bắt đầu đau sau khi đi bộ hơn 10.000 bước"
Khi sinh viên mới tốt nghiệp Cai Zhishan đi du lịch dịp 1/5, cô ước có đủ tiền thuê ôtô tự lái cho hành trình khứ hồi 4.000 km. Cuối cùng, cô chọn du lịch "giá rẻ theo kiểu hành xác". Đây là xu hướng mới nổi ở Trung Quốc với tệp khách hàng gồm những người không có điều kiện nhưng muốn đi du lịch. Họ sẽ đến nhiều nơi nhất nhưng tiết kiệm nhất có thể, cắt giảm mọi nhu cầu cơ bản đến mức tối đa như nằm vạ vật trên tàu chứ không ngủ khách sạn, di chuyển liên tục, thần tốc giống hành quân.
Các hành khách đang đứng đợi tàu ở ga xe lửa Bắc Trùng Khánh ngày 3/5. Ảnh: CFP
Cao, 22 tuổi, chủ yếu bắt các chuyến tàu chậm và xe buýt từ thành phố Hàng Châu đi khắp tỉnh Sơn Tây. Để tham quan thắng cảnh, đền, chùa, cô đã đi bộ khoảng 30.000 bước mỗi ngày. Về chỗ ở, Cai chọn những chuyến tàu đêm để di chuyển nhằm tiết kiệm chi phí thuê phòng hoặc ở nhà trọ giá rẻ. Trong 9 ngày, cô chỉ tiêu 2.500 tệ (355 USD).
"Tôi không có nhiều tiền nhưng thích đi du lịch", Cai nói. Dù vậy, cô thừa nhận việc chi tiêu tiết kiệm này "thực sự rất mệt".
Theo Reuters, trào lưu du lịch tiết kiệm này khó có thể giúp nền kinh tế đất nước phục hồi. Thống kê từ Bộ Văn hóa và Du lịch cho thấy dịp nghỉ lễ 1/5 năm nay Trung Quốc chứng kiến sự bùng nổ du lịch trong nước. Mọi người đổ xô đi chơi để bù đắp cho ba năm dịch bệnh. Hơn 274 triệu chuyến đi được thực hiện, tăng 19% so với 2019.
Dù vậy, tổng chi tiêu chỉ đạt 148 tỷ tệ (21 tỷ USD), ngang bằng năm 2019. Nghĩa là khách du lịch chi trung bình 540 tệ vào năm 2023, còn năm 2019 là 603 tệ (tính theo trượt giá). Các chuyến du lịch quốc tế tăng nhưng "chỉ bằng một phần nhỏ" trước dịch.
Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Natixis (trụ sở Paris), nhận định phần lớn người Trung Quốc chưa sẵn sàng chi tiêu nhiều như trước dịch, ngay cả khi chính phủ làm mọi cách khuyến khích. "Mọi người cần công việc và mức lương cao hơn để bắt đầu tiêu nhiều trở lại", Herrero nói.
Du khách đổ xô đến hang Hongya, một thắng cảnh ở Trùng Khánh dịp 1/5. Ảnh: CFP
Một blogger du lịch người Trung Quốc cho biết đã qua đêm trong nhà vệ sinh công cộng để tiết kiệm tiền cho chuyến đi đến núi Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. "Nó (việc ngủ đêm ở nhà vệ sinh) đáng giá. Dù chịu thiệt thòi một chút nhưng tôi đã chi ít nhất có thể để ngắm được cảnh đẹp", người này nói.
Dù vậy trong tương lai, blogger du lịch này cân nhắc tăng thêm ngân sách để cải thiện điều kiện ăn, ở.
Không phải ai cũng chịu được khổ. Xing Zicong, 23 tuổi, sống tại Bắc Kinh đã thất bại trong việc tiết kiệm chi tiêu trong chuyến đi đến thành phố Tây An thăm con đường tơ lụa. Cô cảm thấy quá khó chịu và đành phải chi tiêu nhiều hơn dự kiến. "Chân tôi bắt đầu đau sau khi đi bộ hơn 10.000 bước"