Nguyệt Phan
Well-known member
Ngành du lịch Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua đã ghi nhận bước phát triển nhảy vọt, theo ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam.
Ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), Sáng lập viên và Tư vấn cấp cao Công ty Grant Thornton Vietnam chia sẻ với VnExpress về tốc độ phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong hơn 10 năm qua.
- Ông đánh giá thế nào về sự thay đổi và phát triển của ngành du lịch Việt Nam hơn 10 năm qua?
- Ngành du lịch Việt Nam trước khi xảy ra Covid-19 đã chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ trong một thập kỷ. Đặc biệt, du lịch đã phát triển nhanh hơn nhiều so với các lĩnh vực khác trong giai đoạn 2012 – 2022. Năm 2012, Việt Nam đón 6,85 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ 32,5 triệu lượt khách nội địa. Con số này đến năm 2019 lần lượt là 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa. Mặc dù số lượt khách quốc tế giảm sút mạnh trong nửa đầu năm 2022 bởi ảnh hưởng của Covid-19 nhưng số lượng khách du lịch nội địa đã tăng mạnh với tốc độ chưa từng có trước đây.
Ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững và cạnh tranh hơn trong giai đoạn qua. Đối với thị trường nội địa, tầng lớp trung lưu và thu nhập của người dân tăng cao cùng với sự tăng trưởng của các hãng hàng không giá rẻ và số lượng cơ sở lưu trú.
Du khách quốc tế cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để đến Việt Nam như chuyến bay giá rẻ, các đường bay thẳng từ nhiều điểm đến và những ưu đãi. Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển với nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng do những đơn vị quốc tế quản lý vận hành là điểm cộng để thu hút nhóm khách này.
Du khách Ấn Độ tham quan Cầu Vàng. Ảnh: Sun Group
- Thời gian gần đây, Việt Nam liên tục được xướng danh tại các giải thưởng quốc tế về du lịch. Điều này cho thấy vị thế du lịch Việt Nam đã thăng hạng như thế nào, thưa ông?
- Tôi cho rằng du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt trong hơn 10 năm trở lại đây và chắc chắn đã vươn lên trong bảng xếp hạng với nhiều khu du lịch, điểm tham quan được tổ chức quốc tế trao giải. Đặc biệt, thắng cảnh thiên nhiên và các di sản đang có là điểm thu hút lớn. Tôi tin tưởng rằng ngành du lịch Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để vượt qua Thái Lan.
- Theo ông, những địa phương nào đã phục hồi và có dấu hiệu bứt phá rõ rệt về du lịch sau Covid-19?
- Trước tiên, dấu hiệu phục hồi chủ yếu từ lượng khách du lịch di chuyển đường bộ tới các điểm đến như Sa Pa, Hạ Long ở phía Bắc và Vũng Tàu, Hồ Tràm ở phía Nam, khiến công suất đặt phòng rất cao vào cuối tuần, mặc dù công suất các ngày trong tuần khá thấp. Bên cạnh đó, khách du lịch bằng đường hàng không vào các dịp nghỉ lễ như Tết, nghỉ xuân, du lịch hè đã tăng trở lại tại các điểm du lịch biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc. Hơn 60 triệu lượt khách du lịch nội địa trong nửa đầu năm 2022 là một kỷ lục và vượt xa dấu mốc trước đó vào năm 2019.
Du khách quốc tế đến Phú Quốc dịp Tết 2022. Ảnh: Sun Group
- Trong nhiều địa phương kể trên, ông nghĩ sao về thị trường Đà Nẵng - nơi đang có thế mạnh về hạ tầng, thu hút đầu tư cùng nhiều tiện ích du lịch?
- Tôi đánh giá cao cách làm du lịch của Đà Nẵng vì họ đã nhận ra tầm quan trọng của môi trường và phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, đáp ứng tốc độ tăng trưởng về du khách. Thành phố này được hưởng lợi từ sân bay lớn thứ ba Việt Nam với các chuyến bay quốc tế đến từ nhiều điểm đến, cùng với các điểm tham quan hấp dẫn, bao gồm sân golf và các điểm du lịch cho gia đình như Sun World Ba Na Hills và Hội An.
Đà Nẵng cùng với TP HCM và Hà Nội sẽ đi đầu trong công cuộc khôi phục du lịch vì đều có sân bay quốc tế và nhiều đường bay thuận lợi. Đây cũng là các điểm đến lý tưởng cho du lịch MICE với nhiều khách sạn cao cấp và trung cấp với hàng loạt tiện nghi đi kèm.
Du khách xem show nghệ thuật tại Sun World Ba Na Hills. Ảnh: Sun Group
- Theo ông, Việt Nam có những lợi thế nào trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho du khách phân khúc cao cấp?
- Việt Nam có sự đầu tư cho dòng khách sạn hạng sang hay khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng với dịch vụ vận chuyển dành cho nhóm du khách đặc biệt. Tuy nhiên để cạnh tranh nghiêm túc trong phân khúc này với các điểm đến khác trên thế giới thì nhiều điều khác cũng cần được quan tâm. Điển hình như người dân cần nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc không xả rác trên bãi biển và không gian công cộng. Chính phủ nên tăng số lượng quốc gia được miễn thị thực và miễn thị thực 30 ngày đồng thời thúc đẩy đầu tư hạ tầng có khả năng tiếp nhận các du thuyền sang trọng, hay xây dựng các biệt thự cao cấp đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hạng sang...
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong quá trình phục hồi và phát triển của ngành du lịch Việt Nam?
- Rõ ràng khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi bởi ngân sách nhà nước để hỗ trợ ngành du lịch là chưa đủ. Ban đầu những nỗ lực của khu vực kinh tế tư nhân tập trung vào thị trường trong nước nhưng hiện đã mở rộng ra nước ngoài. Nhờ tài trợ của khu vực tư nhân, Hội đồng Tư vấn Du lịch đã mở lại văn phòng xúc tiến du lịch nước ngoài đầu tiên ở London, Anh. Tại Việt Nam, sự hỗ trợ của những tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup... rất đáng ghi nhận cùng với đóng góp của nhiều doanh nghiệp và các hãng hàng không cho sự hồi sinh của du lịch.
Ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), Sáng lập viên và Tư vấn cấp cao Công ty Grant Thornton Vietnam chia sẻ với VnExpress về tốc độ phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong hơn 10 năm qua.
- Ông đánh giá thế nào về sự thay đổi và phát triển của ngành du lịch Việt Nam hơn 10 năm qua?
- Ngành du lịch Việt Nam trước khi xảy ra Covid-19 đã chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ trong một thập kỷ. Đặc biệt, du lịch đã phát triển nhanh hơn nhiều so với các lĩnh vực khác trong giai đoạn 2012 – 2022. Năm 2012, Việt Nam đón 6,85 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ 32,5 triệu lượt khách nội địa. Con số này đến năm 2019 lần lượt là 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa. Mặc dù số lượt khách quốc tế giảm sút mạnh trong nửa đầu năm 2022 bởi ảnh hưởng của Covid-19 nhưng số lượng khách du lịch nội địa đã tăng mạnh với tốc độ chưa từng có trước đây.
Ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững và cạnh tranh hơn trong giai đoạn qua. Đối với thị trường nội địa, tầng lớp trung lưu và thu nhập của người dân tăng cao cùng với sự tăng trưởng của các hãng hàng không giá rẻ và số lượng cơ sở lưu trú.
Du khách quốc tế cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để đến Việt Nam như chuyến bay giá rẻ, các đường bay thẳng từ nhiều điểm đến và những ưu đãi. Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển với nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng do những đơn vị quốc tế quản lý vận hành là điểm cộng để thu hút nhóm khách này.
Du khách Ấn Độ tham quan Cầu Vàng. Ảnh: Sun Group
- Thời gian gần đây, Việt Nam liên tục được xướng danh tại các giải thưởng quốc tế về du lịch. Điều này cho thấy vị thế du lịch Việt Nam đã thăng hạng như thế nào, thưa ông?
- Tôi cho rằng du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt trong hơn 10 năm trở lại đây và chắc chắn đã vươn lên trong bảng xếp hạng với nhiều khu du lịch, điểm tham quan được tổ chức quốc tế trao giải. Đặc biệt, thắng cảnh thiên nhiên và các di sản đang có là điểm thu hút lớn. Tôi tin tưởng rằng ngành du lịch Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để vượt qua Thái Lan.
- Theo ông, những địa phương nào đã phục hồi và có dấu hiệu bứt phá rõ rệt về du lịch sau Covid-19?
- Trước tiên, dấu hiệu phục hồi chủ yếu từ lượng khách du lịch di chuyển đường bộ tới các điểm đến như Sa Pa, Hạ Long ở phía Bắc và Vũng Tàu, Hồ Tràm ở phía Nam, khiến công suất đặt phòng rất cao vào cuối tuần, mặc dù công suất các ngày trong tuần khá thấp. Bên cạnh đó, khách du lịch bằng đường hàng không vào các dịp nghỉ lễ như Tết, nghỉ xuân, du lịch hè đã tăng trở lại tại các điểm du lịch biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc. Hơn 60 triệu lượt khách du lịch nội địa trong nửa đầu năm 2022 là một kỷ lục và vượt xa dấu mốc trước đó vào năm 2019.
Du khách quốc tế đến Phú Quốc dịp Tết 2022. Ảnh: Sun Group
- Trong nhiều địa phương kể trên, ông nghĩ sao về thị trường Đà Nẵng - nơi đang có thế mạnh về hạ tầng, thu hút đầu tư cùng nhiều tiện ích du lịch?
- Tôi đánh giá cao cách làm du lịch của Đà Nẵng vì họ đã nhận ra tầm quan trọng của môi trường và phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, đáp ứng tốc độ tăng trưởng về du khách. Thành phố này được hưởng lợi từ sân bay lớn thứ ba Việt Nam với các chuyến bay quốc tế đến từ nhiều điểm đến, cùng với các điểm tham quan hấp dẫn, bao gồm sân golf và các điểm du lịch cho gia đình như Sun World Ba Na Hills và Hội An.
Đà Nẵng cùng với TP HCM và Hà Nội sẽ đi đầu trong công cuộc khôi phục du lịch vì đều có sân bay quốc tế và nhiều đường bay thuận lợi. Đây cũng là các điểm đến lý tưởng cho du lịch MICE với nhiều khách sạn cao cấp và trung cấp với hàng loạt tiện nghi đi kèm.
Du khách xem show nghệ thuật tại Sun World Ba Na Hills. Ảnh: Sun Group
- Theo ông, Việt Nam có những lợi thế nào trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho du khách phân khúc cao cấp?
- Việt Nam có sự đầu tư cho dòng khách sạn hạng sang hay khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng với dịch vụ vận chuyển dành cho nhóm du khách đặc biệt. Tuy nhiên để cạnh tranh nghiêm túc trong phân khúc này với các điểm đến khác trên thế giới thì nhiều điều khác cũng cần được quan tâm. Điển hình như người dân cần nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc không xả rác trên bãi biển và không gian công cộng. Chính phủ nên tăng số lượng quốc gia được miễn thị thực và miễn thị thực 30 ngày đồng thời thúc đẩy đầu tư hạ tầng có khả năng tiếp nhận các du thuyền sang trọng, hay xây dựng các biệt thự cao cấp đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hạng sang...
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong quá trình phục hồi và phát triển của ngành du lịch Việt Nam?
- Rõ ràng khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi bởi ngân sách nhà nước để hỗ trợ ngành du lịch là chưa đủ. Ban đầu những nỗ lực của khu vực kinh tế tư nhân tập trung vào thị trường trong nước nhưng hiện đã mở rộng ra nước ngoài. Nhờ tài trợ của khu vực tư nhân, Hội đồng Tư vấn Du lịch đã mở lại văn phòng xúc tiến du lịch nước ngoài đầu tiên ở London, Anh. Tại Việt Nam, sự hỗ trợ của những tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup... rất đáng ghi nhận cùng với đóng góp của nhiều doanh nghiệp và các hãng hàng không cho sự hồi sinh của du lịch.