Những mỹ từ đẹp nhất đều đã được gán cho Cửu Trại Câu: “thiên đường nơi hạ giới”, “miền đất thần tiên”, “điểm hẹn tuyệt mỹ cho nhiếp ảnh gia”.
Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, hay cả mùa đông tuyết trắng nhức mắt, Cửu Trại Câu đều tuyệt đẹp. Hồ xanh như thiên đường ngày xuân hè; hồ và bờ hồ rực sắc lá đỏ lá vàng - đẹp như không có thật trên đời ở mùa thu; hay cái đìu hiu nao lòng, cái thơ mộng mênh mang tuyết trắng lúc đông về.
Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp kinh điển của Cửu Trại Câu, thuộc châu tự trị A Bá, phía Bắc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) - tỉnh khổng lồ với thiên nhiên kỳ diệu, là nơi sinh sống của 84 triệu dân.
“9 ngôi làng hẻo lánh” đón 8 triệu du khách mỗi năm
Hiện nay, Khu dự trữ Sinh quyển thế giới (được công nhận năm 1997) này đã đóng góp tới 60% cho doanh thu của nền kinh tế địa phương. Mỗi năm, riêng “con gà đẻ trứng vàng” của 9 ngôi làng người Tạng Cửu Trại Câu đã thu hút gần 8 triệu khách du lịch, số tiền mang về thật sự khổng lồ: 1,5 tỉ USD.
Thiên nhiên kỳ diệu nơi Cửu Trại Câu. Ảnh: Vietravel
Nằm ở rìa cao nguyên Tây Tạng - cao nguyên cao nhất thế giới, phía Bắc của tỉnh Tứ Xuyên, Cửu Trại Câu rộng tới 72 nghìn héc-ta, lại là khu bảo tồn được xếp hạng cao cấp nhất Trung Quốc (mức 5A). Đây lại là Kho dự trữ sinh quyển và nhận nhiều danh hiệu khác của thế giới. Hơn thế, cảnh ở đây đẹp đến siêu thực.
Chúng tôi đi miên man theo sơ đồ hình chữ Y của khu vực mênh mông Cửu Trại Câu, liên tiếp các hồ xanh và thác nước với những cái tên mỹ miều hiện ra.
Họ làm du lịch quá bài bản và cầu kỳ. Đường đi bộ ven hồ lát gỗ tất. Chỗ đi trong rừng để vượt cả nghìn mét núi non từ hồ nọ sang hồ kia, cũng lại lát gỗ, rộng rãi, thậm chí còn phân làn đường một chiều (để người leo lên và người hạ sơn không chung lối).
Chỗ vượt qua đường có ôtô đi cũng để khách bộ hành đi ngầm dưới lòng đất, rất an toàn. Chỗ “ống cống” dựng đủ bia đá, cột bê tông, vẽ hình các loài chim thú, các di sản địa chất, chú thích tiếng Trung và tiếng Anh rõ ràng, ngõ hầu quảng bá và phân tích vẻ đẹp của khu vực Cửu Trại Câu một cách chu đáo.
“Thiên đường nơi hạ giới” này hình thành do các dãy núi đá vôi ở độ cao lớn và các tầng đá carbonat hình thành do quá trình nâng lên của vỏ trái đất, do cả hoạt động băng hà và thuỷ văn kỳ diệu nói chung. Vì hiệu ứng băng, nên dù ở rất cao, Cửu Trại Câu vẫn có cảnh quan nhiều hồ nước bị vôi hoá, các thác nước vòi vọi vắt vẻo, như nhiều áng tóc trữ tình đổ từ chính tầng mây trắng xuống tới đáy rêu vàng.
Vùng đất bãi với cây cỏ rả, lau sậy êm mượt như lông của loài thú hoang khổng lồ, chim chóc nhởn nhơ hót. Giữa xanh thắm, vàng ruộm “cỏ năn cỏ lác” đó, là con ngòi xanh óng ánh trườn đi (hoặc đứng im). Khoa học gọi đó là cảnh quan vùng đất bãi đá travertine, cái tên này như một tính từ nói lên một sắc thái riêng có về sự mỹ miều của cảnh quan.
Các hồ nước đầy màu sắc ở Cửu Trại Câu là do đâu?
Ở Tây Tạng, người ta bảo, nước xanh như ngọc bích là do hàm lượng nguyên tố magiê quá cao. Cao tới mức nước đó có nhiều chất bất lợi cho sức khoẻ con người (nếu dùng làm nước ăn uống), dù núi tuyết vĩnh cửu bên trên, năm này qua năm khác rỉ nước tinh khiết xuống mà thành hồ xanh, hồ Thánh Thần rồi Hồ của Quỷ. Nó xanh tới mức, tôi cảm giác đó như những miếng ngọc bích khổng lồ đông cứng, hoặc cứng quèo như thép nguội. Bò xuống, bốc thử nước lên, thấy nước trong vắt. Trong đến mức lạnh người.
Nước ở Cửu Trại Câu trong vắt tinh khiết. Nước hồ xanh như ảo mộng kia ánh lên từ hồ xanh, da trời xanh và mây trời thi nhau nhuộm màu xuống hồ. Núi tuyết trắng tôn thêm sự tương phản, im lìm ngạo nghễ soi mình dưới mặt hồ trong vắt.
Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, hay cả mùa đông tuyết trắng nhức mắt, Cửu Trại Câu đều tuyệt đẹp. Hồ xanh như thiên đường ngày xuân hè; hồ và bờ hồ rực sắc lá đỏ lá vàng - đẹp như không có thật trên đời ở mùa thu; hay cái đìu hiu nao lòng, cái thơ mộng mênh mang tuyết trắng lúc đông về.
Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp kinh điển của Cửu Trại Câu, thuộc châu tự trị A Bá, phía Bắc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) - tỉnh khổng lồ với thiên nhiên kỳ diệu, là nơi sinh sống của 84 triệu dân.
“9 ngôi làng hẻo lánh” đón 8 triệu du khách mỗi năm
Hiện nay, Khu dự trữ Sinh quyển thế giới (được công nhận năm 1997) này đã đóng góp tới 60% cho doanh thu của nền kinh tế địa phương. Mỗi năm, riêng “con gà đẻ trứng vàng” của 9 ngôi làng người Tạng Cửu Trại Câu đã thu hút gần 8 triệu khách du lịch, số tiền mang về thật sự khổng lồ: 1,5 tỉ USD.
Nằm ở rìa cao nguyên Tây Tạng - cao nguyên cao nhất thế giới, phía Bắc của tỉnh Tứ Xuyên, Cửu Trại Câu rộng tới 72 nghìn héc-ta, lại là khu bảo tồn được xếp hạng cao cấp nhất Trung Quốc (mức 5A). Đây lại là Kho dự trữ sinh quyển và nhận nhiều danh hiệu khác của thế giới. Hơn thế, cảnh ở đây đẹp đến siêu thực.
Chúng tôi đi miên man theo sơ đồ hình chữ Y của khu vực mênh mông Cửu Trại Câu, liên tiếp các hồ xanh và thác nước với những cái tên mỹ miều hiện ra.
Họ làm du lịch quá bài bản và cầu kỳ. Đường đi bộ ven hồ lát gỗ tất. Chỗ đi trong rừng để vượt cả nghìn mét núi non từ hồ nọ sang hồ kia, cũng lại lát gỗ, rộng rãi, thậm chí còn phân làn đường một chiều (để người leo lên và người hạ sơn không chung lối).
Chỗ vượt qua đường có ôtô đi cũng để khách bộ hành đi ngầm dưới lòng đất, rất an toàn. Chỗ “ống cống” dựng đủ bia đá, cột bê tông, vẽ hình các loài chim thú, các di sản địa chất, chú thích tiếng Trung và tiếng Anh rõ ràng, ngõ hầu quảng bá và phân tích vẻ đẹp của khu vực Cửu Trại Câu một cách chu đáo.
“Thiên đường nơi hạ giới” này hình thành do các dãy núi đá vôi ở độ cao lớn và các tầng đá carbonat hình thành do quá trình nâng lên của vỏ trái đất, do cả hoạt động băng hà và thuỷ văn kỳ diệu nói chung. Vì hiệu ứng băng, nên dù ở rất cao, Cửu Trại Câu vẫn có cảnh quan nhiều hồ nước bị vôi hoá, các thác nước vòi vọi vắt vẻo, như nhiều áng tóc trữ tình đổ từ chính tầng mây trắng xuống tới đáy rêu vàng.
Vùng đất bãi với cây cỏ rả, lau sậy êm mượt như lông của loài thú hoang khổng lồ, chim chóc nhởn nhơ hót. Giữa xanh thắm, vàng ruộm “cỏ năn cỏ lác” đó, là con ngòi xanh óng ánh trườn đi (hoặc đứng im). Khoa học gọi đó là cảnh quan vùng đất bãi đá travertine, cái tên này như một tính từ nói lên một sắc thái riêng có về sự mỹ miều của cảnh quan.
Các hồ nước đầy màu sắc ở Cửu Trại Câu là do đâu?
Ở Tây Tạng, người ta bảo, nước xanh như ngọc bích là do hàm lượng nguyên tố magiê quá cao. Cao tới mức nước đó có nhiều chất bất lợi cho sức khoẻ con người (nếu dùng làm nước ăn uống), dù núi tuyết vĩnh cửu bên trên, năm này qua năm khác rỉ nước tinh khiết xuống mà thành hồ xanh, hồ Thánh Thần rồi Hồ của Quỷ. Nó xanh tới mức, tôi cảm giác đó như những miếng ngọc bích khổng lồ đông cứng, hoặc cứng quèo như thép nguội. Bò xuống, bốc thử nước lên, thấy nước trong vắt. Trong đến mức lạnh người.
Nước ở Cửu Trại Câu trong vắt tinh khiết. Nước hồ xanh như ảo mộng kia ánh lên từ hồ xanh, da trời xanh và mây trời thi nhau nhuộm màu xuống hồ. Núi tuyết trắng tôn thêm sự tương phản, im lìm ngạo nghễ soi mình dưới mặt hồ trong vắt.