TRUONGTRINH
Well-known member
Google cho biết ưu tiên của họ là đảm bảo công cụ tìm kiếm "luôn sẵn sàng", dù người dùng tra tỷ số của trận đấu đang diễn ra, hay cập nhập tình hình cơn bão.
"Google Search đã có nhiều thay đổi thời gian qua, nhưng có hai yếu tố không đổi từ đầu, là tốc độ và độ tin cậy", Google mở đầu bài viết trên blog ngày 17/4.
Theo đại diện hãng, Google Search phải "sẵn sàng khi bạn cần", dù kiểm tra tỷ số hay tìm kiếm thông tin mới nhất về sự kiện đang diễn ra. Hệ thống máy chủ luôn chuẩn bị cho kịch bản lưu lượng truy cập tăng đột biến.
Tìm kiếm thông minh trên Google Search. Ảnh: PCMag
Để thực hiện điều này, Google xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ tìm kiếm ở quy mô toàn cầu, với các trung tâm dữ liệu có thể xử lý hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Google ước tính người dùng sẽ cần thực hiện 150.000 lượt tìm kiếm mới gặp phải một lỗi liên quan đến máy chủ của công ty. Nếu một người tìm 10 lần mỗi ngày, họ có thể sử dụng công cụ tới 40 năm mà không gặp trục trặc.
"Hệ thống được thiết kế để xử lý nhu cầu khổng lồ và hoạt động dưới áp lực cao, ngay cả khi phải đối mặt với sự gia tăng đột biến không lường trước", Google cho hay. "Chuyên gia của chúng tôi liên tục đánh giá các 'tín hiệu' từ người dùng để phân tích, xác định điểm yếu trong hệ thống và xây dựng biện pháp giảm thiểu".
Bên cạnh đó, Google cũng nhấn mạnh về tốc độ. Công ty đánh giá trong thế giới của "sự thỏa mãn tức thời" hiện nay, sự chậm trễ có thể khiến người dùng rời nền tảng. Do đó, công cụ tìm kiếm phải đạt tốc độ truy vấn cao nhất có thể.
Yếu tố tốc độ giúp khả năng tìm kiếm trên Google không có đối thủ. Công ty cho biết trong hai năm qua, những cải tiến về độ trễ giúp người dùng tiết kiệm hơn một triệu giờ mỗi ngày. AI dự kiến giúp khả năng truy vấn đạt tốc độ cao hơn nữa. Chẳng hạn, AI Overviews, bản tóm tắt ở đầu trang kết quả của Google Search, đã hoạt động từ năm ngoái tại hơn 100 quốc gia với hơn một tỷ người dùng. Dù vậy, chức năng này cũng đang vướng vào kiện tụng.
Theo Android Headline, khi ra mắt năm 1998, Google tạo nên một cuộc cách mạng. Thay vì chỉ quét nội dung, công cụ còn xem xét các nguồn liên kết đến một website, đánh giá mức độ liên quan và phù hợp. Đột phá này giúp Google vượt trội mọi công cụ trước đó trong việc truy xuất kết quả. Trong 25 năm, Google Search thống trị mảng tìm kiếm trên Internet, đồng thời ít gặp sự cố nghiêm trọng.
Google vẫn làm chủ thị trường, nhưng tỷ lệ bắt đầu giảm dần. Dữ liệu khảo sát của công ty phân tích Evercore cho thấy, thị phần Google chiếm 78% vào tháng 12/2024, giảm so với mức 80% hồi tháng 6 cùng năm. Thay đổi một vài điểm phần trăm không quá lớn. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm bằng AI như ChatGPT hay Grok được cho là yếu tố khiến lượng người dùng Google Search giảm. Theo Evercore, 5% số người được hỏi đã sử dụng ChatGPT để tìm thông tin trên mạng vào tháng 12/2024, trong khi trước đó 6 tháng chỉ là 1%.
Ngoài ra, việc thống trị thị trường tìm kiếm cũng khiến Google bị cáo buộc độc quyền. Hồi tháng 8/2024, công ty nhận phán quyết từ tòa án quận ở Washington DC về độc quyền tìm kiếm trực tuyến. Phiên xét xử sẽ được thực hiện tuần tới, trong đó Google có thể đối mặt với lệnh bán trình duyệt Chrome và phải đưa ra các biện pháp khác để chấm dứt sự thống trị của mình. Ngày 17/4, tòa án Mỹ cũng kết luận Google đã xây dựng "quyền lực độc quyền" bất hợp pháp và chi phối thị trường quảng cáo trực tuyến.
Bảo Lâm tổng hợp
"Google Search đã có nhiều thay đổi thời gian qua, nhưng có hai yếu tố không đổi từ đầu, là tốc độ và độ tin cậy", Google mở đầu bài viết trên blog ngày 17/4.
Theo đại diện hãng, Google Search phải "sẵn sàng khi bạn cần", dù kiểm tra tỷ số hay tìm kiếm thông tin mới nhất về sự kiện đang diễn ra. Hệ thống máy chủ luôn chuẩn bị cho kịch bản lưu lượng truy cập tăng đột biến.

Tìm kiếm thông minh trên Google Search. Ảnh: PCMag
Để thực hiện điều này, Google xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ tìm kiếm ở quy mô toàn cầu, với các trung tâm dữ liệu có thể xử lý hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Google ước tính người dùng sẽ cần thực hiện 150.000 lượt tìm kiếm mới gặp phải một lỗi liên quan đến máy chủ của công ty. Nếu một người tìm 10 lần mỗi ngày, họ có thể sử dụng công cụ tới 40 năm mà không gặp trục trặc.
"Hệ thống được thiết kế để xử lý nhu cầu khổng lồ và hoạt động dưới áp lực cao, ngay cả khi phải đối mặt với sự gia tăng đột biến không lường trước", Google cho hay. "Chuyên gia của chúng tôi liên tục đánh giá các 'tín hiệu' từ người dùng để phân tích, xác định điểm yếu trong hệ thống và xây dựng biện pháp giảm thiểu".
Bên cạnh đó, Google cũng nhấn mạnh về tốc độ. Công ty đánh giá trong thế giới của "sự thỏa mãn tức thời" hiện nay, sự chậm trễ có thể khiến người dùng rời nền tảng. Do đó, công cụ tìm kiếm phải đạt tốc độ truy vấn cao nhất có thể.
Yếu tố tốc độ giúp khả năng tìm kiếm trên Google không có đối thủ. Công ty cho biết trong hai năm qua, những cải tiến về độ trễ giúp người dùng tiết kiệm hơn một triệu giờ mỗi ngày. AI dự kiến giúp khả năng truy vấn đạt tốc độ cao hơn nữa. Chẳng hạn, AI Overviews, bản tóm tắt ở đầu trang kết quả của Google Search, đã hoạt động từ năm ngoái tại hơn 100 quốc gia với hơn một tỷ người dùng. Dù vậy, chức năng này cũng đang vướng vào kiện tụng.
Theo Android Headline, khi ra mắt năm 1998, Google tạo nên một cuộc cách mạng. Thay vì chỉ quét nội dung, công cụ còn xem xét các nguồn liên kết đến một website, đánh giá mức độ liên quan và phù hợp. Đột phá này giúp Google vượt trội mọi công cụ trước đó trong việc truy xuất kết quả. Trong 25 năm, Google Search thống trị mảng tìm kiếm trên Internet, đồng thời ít gặp sự cố nghiêm trọng.
Google vẫn làm chủ thị trường, nhưng tỷ lệ bắt đầu giảm dần. Dữ liệu khảo sát của công ty phân tích Evercore cho thấy, thị phần Google chiếm 78% vào tháng 12/2024, giảm so với mức 80% hồi tháng 6 cùng năm. Thay đổi một vài điểm phần trăm không quá lớn. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm bằng AI như ChatGPT hay Grok được cho là yếu tố khiến lượng người dùng Google Search giảm. Theo Evercore, 5% số người được hỏi đã sử dụng ChatGPT để tìm thông tin trên mạng vào tháng 12/2024, trong khi trước đó 6 tháng chỉ là 1%.
Ngoài ra, việc thống trị thị trường tìm kiếm cũng khiến Google bị cáo buộc độc quyền. Hồi tháng 8/2024, công ty nhận phán quyết từ tòa án quận ở Washington DC về độc quyền tìm kiếm trực tuyến. Phiên xét xử sẽ được thực hiện tuần tới, trong đó Google có thể đối mặt với lệnh bán trình duyệt Chrome và phải đưa ra các biện pháp khác để chấm dứt sự thống trị của mình. Ngày 17/4, tòa án Mỹ cũng kết luận Google đã xây dựng "quyền lực độc quyền" bất hợp pháp và chi phối thị trường quảng cáo trực tuyến.
Bảo Lâm tổng hợp