Phạm Mai
Well-known member
SƠN LAHang bản Thẳm xuyên qua núi đá dẫn về xã Tông Lạnh (huyện Thuận Châu) là địa điểm dành cho du khách thích khám phá.
Huyện Thuận Châu, ngoài đèo Pha Đin, một trong "Tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam, còn có hang bản Thẳm, con đường xuyên núi độc nhất vùng Tây Bắc.
Hang bản Thẳm nằm ở lưng chừng núi đá xã Tông Lạnh.
Hang bản Thẳm, hay hang Thẳm Luông (Hang lớn theo tiếng địa phương) là di tích lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ, nằm ở bản Thẳm (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu), dài khoảng 500 m, uốn cong theo hình vòng cung, ở chân núi đá.
Anh Lò Văn Hòa (43 tuổi), Trưởng bản Thẳm, cho biết đây là hang đá tự nhiên, được bộ đội cải tạo, làm đường dẫn, cất giấu vũ khí. Sau này, hang được đục thông thành con đường mòn xuyên qua núi. Theo website của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), hang là đường xuyên núi duy nhất tại Tây Bắc.
Theo Nguyễn Lê Duy An (45 tuổi, TP HCM), người trải nghiệm con đường xuyên núi trong vào cuối tháng 2, nhìn từ xa hang như một hầm chui giữa lưng chừng núi. Từ cửa hang có thể nhìn thấy quốc lộ 6, cách khoảng 300 m. Từ chân núi lên cửa hang là đường đất dốc, một bên là vách đá, một bên là vực. Ngoài xe máy, các loại ôtô gầm cao mới có thể đi được.
Miệng hang dẫn vào trong lòng núi rộng vừa đủ cho một chiếc ôtô tải trọng từ 1,5 đến 2 tấn đi qua. Đứng trước miệng hang có thể cảm nhận được từng luồng hơi mát lạnh từ dưới động thổi lên.
Đường trong hang rất tối, cần soi đèn khi di chuyển.
Trong hang ẩm, đường nhiều sỏi đá, ổ gà, bánh xe dễ bị trơn trượt, những khúc cua để đi ra khỏi cửa hang tương đối hẹp nên hơi khó lái xe. Anh An chỉ đi với tốc độ khoảng 20 km/h. Vào sâu bên trong, hang có nhiều ngách to, nhỏ khác nhau, có đoạn rộng bằng gần cả ngôi nhà, có đoạn hẹp chỉ đủ một người và xe đi.
Theo anh An, chạy xe trong hang nằm giữa lưng chừng núi đá "mang đến cảm giác mới mẻ, thử thách" và như "lạc vào ma trận". Trần hang có măng, thạch nhũ kết tinh thành nhiều hình dạng, đa phần đâm từ trên xuống. Ra khỏi cửa hang là bắt gặp một con đường nằm giữa rừng tre, dẫn về xã Tông Lạnh, nơi có khoảng hơn 60 hộ dân thuộc bản Chùn, bản Thẳm và một số hộ dân của bản Cuông Mường.
Anh Hòa cho biết thêm vào mùa hè hang trở thành địa điểm khám phá yêu thích. Tuy nhiên, số lượng khách đến đây chưa nhiều, chủ yếu là những người đi phượt bằng xe máy. Trung bình mỗi tuần có khoảng 20-30 khách.
Các dịch vụ du lịch nơi đây chưa phát triển nên vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ. Sau khi đi xuyên hang trải nghiệm, du khách về các bản trong xã Tông Lạnh để khám phá thiên nhiên và cuộc sống người dân, thưởng thức các món ăn địa phương như măng, hoa quả do người dân trồng.
Huyện Thuận Châu, ngoài đèo Pha Đin, một trong "Tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam, còn có hang bản Thẳm, con đường xuyên núi độc nhất vùng Tây Bắc.
Hang bản Thẳm nằm ở lưng chừng núi đá xã Tông Lạnh.
Hang bản Thẳm, hay hang Thẳm Luông (Hang lớn theo tiếng địa phương) là di tích lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ, nằm ở bản Thẳm (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu), dài khoảng 500 m, uốn cong theo hình vòng cung, ở chân núi đá.
Anh Lò Văn Hòa (43 tuổi), Trưởng bản Thẳm, cho biết đây là hang đá tự nhiên, được bộ đội cải tạo, làm đường dẫn, cất giấu vũ khí. Sau này, hang được đục thông thành con đường mòn xuyên qua núi. Theo website của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), hang là đường xuyên núi duy nhất tại Tây Bắc.
Theo Nguyễn Lê Duy An (45 tuổi, TP HCM), người trải nghiệm con đường xuyên núi trong vào cuối tháng 2, nhìn từ xa hang như một hầm chui giữa lưng chừng núi. Từ cửa hang có thể nhìn thấy quốc lộ 6, cách khoảng 300 m. Từ chân núi lên cửa hang là đường đất dốc, một bên là vách đá, một bên là vực. Ngoài xe máy, các loại ôtô gầm cao mới có thể đi được.
Miệng hang dẫn vào trong lòng núi rộng vừa đủ cho một chiếc ôtô tải trọng từ 1,5 đến 2 tấn đi qua. Đứng trước miệng hang có thể cảm nhận được từng luồng hơi mát lạnh từ dưới động thổi lên.
Đường trong hang rất tối, cần soi đèn khi di chuyển.
Trong hang ẩm, đường nhiều sỏi đá, ổ gà, bánh xe dễ bị trơn trượt, những khúc cua để đi ra khỏi cửa hang tương đối hẹp nên hơi khó lái xe. Anh An chỉ đi với tốc độ khoảng 20 km/h. Vào sâu bên trong, hang có nhiều ngách to, nhỏ khác nhau, có đoạn rộng bằng gần cả ngôi nhà, có đoạn hẹp chỉ đủ một người và xe đi.
Theo anh An, chạy xe trong hang nằm giữa lưng chừng núi đá "mang đến cảm giác mới mẻ, thử thách" và như "lạc vào ma trận". Trần hang có măng, thạch nhũ kết tinh thành nhiều hình dạng, đa phần đâm từ trên xuống. Ra khỏi cửa hang là bắt gặp một con đường nằm giữa rừng tre, dẫn về xã Tông Lạnh, nơi có khoảng hơn 60 hộ dân thuộc bản Chùn, bản Thẳm và một số hộ dân của bản Cuông Mường.
Anh Hòa cho biết thêm vào mùa hè hang trở thành địa điểm khám phá yêu thích. Tuy nhiên, số lượng khách đến đây chưa nhiều, chủ yếu là những người đi phượt bằng xe máy. Trung bình mỗi tuần có khoảng 20-30 khách.
Các dịch vụ du lịch nơi đây chưa phát triển nên vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ. Sau khi đi xuyên hang trải nghiệm, du khách về các bản trong xã Tông Lạnh để khám phá thiên nhiên và cuộc sống người dân, thưởng thức các món ăn địa phương như măng, hoa quả do người dân trồng.