Võ Xuân Trường
Well-known member
Hiến kế để ngành du lịch Việt Nam chuyển đổi xanh, tăng trưởng bền vững
Diễn đàn “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” ghi nhận nhiều ý kiến về nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp theo hướng chuyển đổi xanh.
Diễn đàn “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” diễn ra vào ngày 12.4, trong khuôn khổ Hội chợ VITM Hà Nội 2024.
Tăng trưởng xanh là xu thế
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, khẳng định ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường đã trở thành nhu cầu cấp bách của toàn thế giới.
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chung tay cùng thế giới giải quyết khủng hoảng khí hậu và giảm phát thải khi tuyên bố Việt Nam sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thực hiện tuyên bố trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về môi trường và giao nhiệm vụ cho các Bộ, Ngành tham gia vào chương trình với các hoạt động cụ thể của ngành mình.
“Thích ứng với biến đổi khí hậu vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”, ông Bình bày tỏ.
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch HHDL Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Ý Yên
Theo ông Bình, để thúc đẩy phát triển du lịch xanh, từng bước đưa du lịch xanh vào cuộc sống, những năm qua qua Hiệp hội du lịch Việt Nam hướng hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam theo 4 nội dung: Phát triển các hoạt động du lịch không sử dụng rác thải nhựa; Xây dựng các tour du lịch không sử dụng phương tiện cơ giới (đi bộ, đi xe đạp...); Phát triển Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và nông thôn…; Vận động dọn rác thải ở các điểm du lịch.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng hiện nay hoạt động du lịch phải xanh hơn nữa, trước những biến động khó lường của khí hậu, dịch bệnh...
Theo khảo sát của Expedia, 90% du khách lựa chọn du lịch bền vững, đặc biệt là chuyến đi giảm “dấu ấn” môi trường, giúp hỗ trợ kinh tế và văn hóa địa phương, và có cơ hội khám phá các điểm đến mới. Ông Thành đánh giá chuyển đổi xanh, du lịch xanh là câu chuyện của cạnh tranh quốc gia, gắn với các hệ sinh thái.
Chung tay phát triển du lịch xanh
Thời gian qua, nhiều điểm du lịch tại Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp hướng đến tăng trưởng xanh.
Ông Nguyễn Hà Hải, Phó chủ tịch HHDL tỉnh Quảng Ninh cho biết hơn 10 năm trước, Quảng Ninh đã xác định chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đưa du lịch - ngành công nghiệp “không khói” phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Cô Tô là trường hợp điển hình của du lịch Quảng Ninh khi đi đầu trong định hướng phát triển bền vững. Ngành du lịch địa phương có những thay đổi đột phá khi Đề án “Huyện đảo Cô Tô không có rác thải nhựa” chính thức được phê duyệt.
Từ tháng 9.2023, huyện Cô Tô áp dụng thí điểm thực hiện bắt buộc tất cả du khách không mang túi nilon và đồ nhựa dùng một lần ra đảo. Đến nay, toàn bộ 5 công ty du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô đăng ký và tổ chức các tour du lịch xanh, các cơ sở lưu trú đang thực hiện không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Cô Tô phấn đấu đến năm 2025, 100% các cơ quan, đơn vị, hộ dân, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện Cô Tô không phát sinh rác thải nhựa. Ảnh: Trần Nam
Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện, UNDP Việt Nam, nhận định nhiều địa phương tại Việt Nam đã bắt đầu quá trình “xanh hóa” du lịch từ nhiều năm nay, thể hiện cam kết mạnh về quản lý môi trường. Ví dụ như phố cổ Hội An (Quảng Nam) và huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), những nơi đang tích cực giảm thiểu nhựa sử dụng một lần.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ ra rằng chuyện tăng cường hiệu quả trong quản lý điểm đến là một hành trình dài.
“Ở Việt Nam, vẫn còn có nhiều việc phải làm để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch. Quản lý điểm đến là một quá trình cần có sự vào cuộc và dẫn dắt bởi các cấp chính quyền địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương, để cho tiếng nói và quan điểm của các thành phần quan trọng này được lắng nghe và phản ánh trong các giải pháp quản lý du lịch của mỗi địa phương”, ông Haverman nói.
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Đầu tiên là hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định quản lý phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
Tiếp đó là phát triển du lịch trên cơ sở tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, bảo đảm tính nguyên sơ, nguyên bản của giá trị cảnh quan tự nhiên và di sản văn hóa dân tộc. Khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư du lịch có trách nhiệm theo hướng đầu tư xanh và bền vững, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh để thúc đẩy xu hướng tiêu dùng du lịch xanh.
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, sạch vào kinh doanh du lịch. Chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch, vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng.
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như du lịch sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng, khám phá-trải nghiệm các giá trị di sản tự nhiên và văn hóa, nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe.
Các địa phương và doanh nghiệp thực hiện “xanh hóa” và “bền vững hóa” các hoạt động du lịch, thân thiện với môi trường, tạo không gian và môi trường “xanh - sang - sạch - đẹp” tại điểm đến.
Diễn đàn “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” ghi nhận nhiều ý kiến về nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp theo hướng chuyển đổi xanh.
Diễn đàn “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” diễn ra vào ngày 12.4, trong khuôn khổ Hội chợ VITM Hà Nội 2024.
Tăng trưởng xanh là xu thế
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, khẳng định ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường đã trở thành nhu cầu cấp bách của toàn thế giới.
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chung tay cùng thế giới giải quyết khủng hoảng khí hậu và giảm phát thải khi tuyên bố Việt Nam sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thực hiện tuyên bố trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về môi trường và giao nhiệm vụ cho các Bộ, Ngành tham gia vào chương trình với các hoạt động cụ thể của ngành mình.
“Thích ứng với biến đổi khí hậu vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”, ông Bình bày tỏ.
Theo ông Bình, để thúc đẩy phát triển du lịch xanh, từng bước đưa du lịch xanh vào cuộc sống, những năm qua qua Hiệp hội du lịch Việt Nam hướng hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam theo 4 nội dung: Phát triển các hoạt động du lịch không sử dụng rác thải nhựa; Xây dựng các tour du lịch không sử dụng phương tiện cơ giới (đi bộ, đi xe đạp...); Phát triển Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và nông thôn…; Vận động dọn rác thải ở các điểm du lịch.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng hiện nay hoạt động du lịch phải xanh hơn nữa, trước những biến động khó lường của khí hậu, dịch bệnh...
Theo khảo sát của Expedia, 90% du khách lựa chọn du lịch bền vững, đặc biệt là chuyến đi giảm “dấu ấn” môi trường, giúp hỗ trợ kinh tế và văn hóa địa phương, và có cơ hội khám phá các điểm đến mới. Ông Thành đánh giá chuyển đổi xanh, du lịch xanh là câu chuyện của cạnh tranh quốc gia, gắn với các hệ sinh thái.
Chung tay phát triển du lịch xanh
Thời gian qua, nhiều điểm du lịch tại Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp hướng đến tăng trưởng xanh.
Ông Nguyễn Hà Hải, Phó chủ tịch HHDL tỉnh Quảng Ninh cho biết hơn 10 năm trước, Quảng Ninh đã xác định chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đưa du lịch - ngành công nghiệp “không khói” phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Cô Tô là trường hợp điển hình của du lịch Quảng Ninh khi đi đầu trong định hướng phát triển bền vững. Ngành du lịch địa phương có những thay đổi đột phá khi Đề án “Huyện đảo Cô Tô không có rác thải nhựa” chính thức được phê duyệt.
Từ tháng 9.2023, huyện Cô Tô áp dụng thí điểm thực hiện bắt buộc tất cả du khách không mang túi nilon và đồ nhựa dùng một lần ra đảo. Đến nay, toàn bộ 5 công ty du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô đăng ký và tổ chức các tour du lịch xanh, các cơ sở lưu trú đang thực hiện không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện, UNDP Việt Nam, nhận định nhiều địa phương tại Việt Nam đã bắt đầu quá trình “xanh hóa” du lịch từ nhiều năm nay, thể hiện cam kết mạnh về quản lý môi trường. Ví dụ như phố cổ Hội An (Quảng Nam) và huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), những nơi đang tích cực giảm thiểu nhựa sử dụng một lần.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ ra rằng chuyện tăng cường hiệu quả trong quản lý điểm đến là một hành trình dài.
“Ở Việt Nam, vẫn còn có nhiều việc phải làm để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý điểm đến du lịch. Quản lý điểm đến là một quá trình cần có sự vào cuộc và dẫn dắt bởi các cấp chính quyền địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương, để cho tiếng nói và quan điểm của các thành phần quan trọng này được lắng nghe và phản ánh trong các giải pháp quản lý du lịch của mỗi địa phương”, ông Haverman nói.
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Đầu tiên là hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định quản lý phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
Tiếp đó là phát triển du lịch trên cơ sở tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, bảo đảm tính nguyên sơ, nguyên bản của giá trị cảnh quan tự nhiên và di sản văn hóa dân tộc. Khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư du lịch có trách nhiệm theo hướng đầu tư xanh và bền vững, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh để thúc đẩy xu hướng tiêu dùng du lịch xanh.
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, sạch vào kinh doanh du lịch. Chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch, vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng.
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như du lịch sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng, khám phá-trải nghiệm các giá trị di sản tự nhiên và văn hóa, nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe.
Các địa phương và doanh nghiệp thực hiện “xanh hóa” và “bền vững hóa” các hoạt động du lịch, thân thiện với môi trường, tạo không gian và môi trường “xanh - sang - sạch - đẹp” tại điểm đến.