Hiệu ứng lan truyền và cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền vào marketing

Thảo Vân

Well-known member
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các trang mạng xã hội, theo dõi một người nổi tiếng trên Facebook vì được nhiều người yêu thích, hay bạn cảm thấy thất vọng vì thành tích không giống như mọi người… Tất cả những hiện tượng đó được gọi chung là Hiệu ứng lan truyền. Vậy hiệu ứng lan truyền là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Minasoft.
Hiệu ứng lan truyền là gì?
Hiệu ứng lan truyền (tiếng Anh: Social Proof hay Informational Social Influence) là một hiện tượng tâm lý xã hội, trong đó mọi người có xu hướng sao chép/bắt chước hành động của người khác nhằm cố gắng thực hiện hành vi trong một tình huống nhất định. Hiệu ứng này đặc biệt nổi bật trong các tình huống xã hội mơ hồ, không rõ ràng, khi mọi người không thể xác định phương thức hành vi thích hợp và họ bị thúc đẩy bởi giả định rằng những người xung quanh có hiểu biết hơn về tình hình hiện tại.

Hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng lan truyền là việc chúng ta nhìn vào người khác để hành xử, liên tục so sánh và bị ảnh hưởng bởi số đông. Mặc dù những hành động này mang tính chủ quan nhưng lại được chúng ta tuân theo bởi niềm tin rằng cách giải quyết của họ là chính xác và đáng tin cậy hơn.
Ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong Marketing
Hiệu ứng lan truyền là nền tảng tạo nên và định hướng cách chúng ta hành xử trong đám đông. Nghe có vẻ khó hiểu nhưng chúng ta thường xuyên rơi vào hiện tượng tâm lý này. Chẳng hạn, bạn thường xuyên bị thu hút bởi những nội dung có nhiều lượt like, share và comment trên các nền tảng mạng xã hội.
Hiệu ứng tâm lý này được các nhà quảng cáo ứng dụng thường xuyên trên các nền tảng trực tuyến của mình như website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, YouTube), sàn thương mại điện tử,… Ví dụ như tạo đánh giá 5 sao, review sản phẩm, hợp tác với người nổi tiếng,..
Trên thực tế, hiệu ứng này rất dễ áp dụng trong marketing, dưới đây là 3 cách ứng dụng hiệu ứng này vào hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
Xếp hạng và đánh giá
Gần như tất cả người tiêu dùng hiện nay đều đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Theo Bright Local, 91% khách hàng trong độ tuổi từ 18-34 tin tưởng vào các đánh giá trực tuyến tương tự như các đề xuât cá nhân. Ngoài ra, 93% người tiêu dùng cho biết đánh giá trực tuyến là yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của họ.
Nhìn chung, điểm đánh giá và xếp hạng càng cao, khả năng tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng càng lớn.
Điều này được thể hiện rõ nhất trên các sàn thương mại điện tử, càng nhiều đánh giá tích cực cơ hội chuyển đổi của thương hiệu càng cao.
Hiển thị lượt xem
Càng đông người, hiệu ứng lan tỏa càng tốt. Chẳng hạn, một cửa hàng đông nghịt khách sẽ tạo cho mọi người cảm giác rằng đây là nơi phục vụ tốt, sản phẩm chất lượng,…
Vậy trên môi trường trực tuyến, các thương hiệu có thể làm gì? Có một cách đơn giản hơn nhiều nhưng hiệu quả mang lại không hề kém cạnh, đó là hiển thị lượt xem.
Hiển thị lượt xem giúp sản phẩm, nội dung thêm hấp dẫn và thu hút hơn từ đó tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ được gia tăng.
Tạo tính tương đồng
Một trong những cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền hiệu quả trong marketing là tạo gợi ý “sản phẩm tương tự” hoặc “có thể bạn cũng thích” để tạo cho khách hàng cảm giác rằng có nhiều người lựa chọn tương tự như họ. Điều này được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…
5 ví dụ về social proof – hiệu ứng lan truyền phố biến nhất
Sau khi đã tìm hiểu social proof là gì sẽ có rất nhiều cách để ứng dụng hiệu ứng này vào hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp 5 ví dụ phổ biến nhất về social proof mà bạn có thể sử dụng.
Xác nhận của người nổi tiếng
Với lực lượng người hâm mộ hùng hậu và trung thành, những lời mà người nổi tiếng nói, chiếc áo mà họ mặc, địa điểm mà họ đến, sản phẩm mà họ sử dụng đều tạo nên những hiệu ứng lan truyền.
Xác nhận của citizen
Không chỉ những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng mới tạo nên tiếng nói và uy tín đến người dùng khác. Hành động và suy nghĩ của một người dùng mạng xã hội thông thường cũng có thể tạo nên những ảnh hưởng nhất định.
Khi mọi người dùng xung quanh bạn đều đang làm điều gì đó, bạn sẽ có tâm lý lo sợ bỏ lỡ (FOMO) và điều này sẽ thúc đẩy bạn tham gia vào những hoạt động đó.
Xác nhận của chuyên gia
Chuyên gia luôn tạo được niềm tin với mọi người bởi chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín của họ. Khi một chuyên gia chia sẻ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà họ hài lòng, những người theo dõi sẽ nhanh chóng tin tưởng, tiếp nhận thông tin, cũng như quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.
Câu chuyện thành công
Không có gì đáng tin cậy hơn những câu chuyện thành công trong thực tế. Thông qua việc chia sẻ những thành công của riêng mình, bạn có thể truyền cảm hứng cho người khác, đồng thời khuyến khích họ thử làm điều tương tự
Chứng nhận của bên thứ ba
Việc có được chứng nhận, xác minh tính hợp lệ từ một bên thứ ba có uy tín sẽ giúp bạn xóa đi những nghi ngờ và tăng độ uy tín của của thương hiệu. Chẳng hạn, một fanpage có tích xanh của Facebook, website có chứng chỉ SSL,…
Lời kết
Đây là những ứng dụng phổ biến của hiệu ứng lan truyền xuất hiện xung quanh chúng ta. Với hiệu quả mà nó mang lại, hiệu ứng lan truyền ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Hy vọng những thông tin về hiệu ứng lan truyền là gì (social proof là gì) được tổng hợp qua bài viết này sẽ mang lại góc nhìn toàn diện nhất về cách áp dụng hiệu ứng lan truyền vào các chiến lược marketing.
 
Bên trên