Thanh Thúy
Well-known member
Là học sinh giỏi 12 năm liền ở phổ thông, từng giành giải nhất học sinh giỏi cấp tỉnh nhưng M.H. bị buộc thôi học vào cuối năm thứ 2 đại học.
Con bị đuổi học từ lâu, bố mẹ không hay biết
Trước khi bị buộc thôi học, M.H. là sinh viên một trường đại học top đầu về lĩnh vực khoa học kỹ thuật ở TPHCM.
Sau những tháng đầu nhập học háo hức, nam sinh bắt đầu uể oải, chán chường... Cậu không có hứng thú học tập, không tiếp thu được bài vở, không theo kịp chương trình.
H. lạc lõng ở giảng đường, không hòa nhập nổi với môi trường đại học. Cậu khó kết nối, ít bạn bè.
Không ít học sinh xuất sắc ở phổ thông, rồi bị buộc thôi học khi vào đại học (Ảnh: AI).
Ngay từ cuối năm nhất, từ một học sinh giỏi đầy thành tích ở bậc phổ thông, H. nợ môn, điểm trung bình học kỳ lẹt đẹt, nằm trong diện bị cảnh báo học vụ.
"Đã không ít lần tôi quyết tâm, lôi hết sách vở ra để bố trí lại việc học, lên thư viện... Nhưng rồi, càng muốn cố gắng lại càng thấy mình thất bại, vô dụng.
Tôi cũng rơi vào hoang mang về ngành học, không biết mình có yêu thích ngành này? Nếu thích sao tôi kém cỏi đến thế, còn nếu không, tôi chẳng biết tôi đang thích gì", H. nói.
Lê lết đến gần cuối năm thứ 2, H. có tên trong danh sách bị buộc thôi học của trường. H. rời khỏi trường đại học gần hai năm nay nhưng bố mẹ không hay biết.
Cậu vẫn sống bằng tiền trợ cấp hàng tháng từ gia đình, vật vờ đi làm thêm từ bán hàng ở siêu thị, nhân viên phục vụ cho đến làm nhân viên giao hàng.
Sinh viên bị buộc thôi học là câu chuyện quen thuộc tại các trường đại học, kể cả các trường đại học top - những nơi vốn được xem là "địa phận" dành cho học sinh giỏi, có điểm đầu vào cao ngất ngưởng.
Cuối năm 2023, Trường Đại học Luật TPHCM thông báo có cả trăm sinh viên các lớp chính quy dự kiến bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ vì kết quả học tập yếu, kém.
Mức điểm trung bình học tập của các sinh viên dự kiến bị buộc thôi học, bị cảnh báo học vụ này ở mức khó tin. Nhiều sinh viên có điểm trung bình học kỳ chỉ 0,1; 0,2; 0,3; 0,4... ; nhiều sinh viên có điểm trung bình là 0 trên thang điểm 4,0.
Dù rằng, đây là trường có mức cạnh tranh đầu vào gay gắt, điểm chuẩn đầu vào luôn nằm ở top đầu. Năm 2023, điểm chuẩn vào trường theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT từ 22,91 đến cao nhất là 26,86.
Năm học 2021-2022, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM có khoảng 1.200 sinh viên bị cảnh báo và buộc thôi học (chiếm 4%). Nguyên nhân phần lớn do điểm số và số tín chỉ tích lũy của sinh viên không đạt yêu cầu theo quy chế đào tạo của nhà trường, một phần nhỏ các em tự ý bỏ học.
Hàng năm, có hàng ngàn sinh viên tại các trường đại học bị buộc thôi học (Ảnh: AI).
Tại Đại học Bách khoa, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM), Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, Trường Đại học Công thương TPHCM... hàng năm đều ghi nhận có hàng trăm đến hàng ngàn sinh viên bị buộc thôi học do không đáp ứng được yêu cầu về học tập, đào tạo.
Giỏi ở phổ thông, "trôi" ở đại học
Chia sẻ về thực tế nhiều học sinh ở phổ thông rất giỏi, rất xuất sắc nhưng... trượt dài trên chính việc học ở đại học, PGS.TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) - cho biết điều này có thể xuất phát từ hai yếu tố.
Nhiều sinh viên gặp khó khăn với môi trường ở bậc đại học (Ảnh minh họa: Hoài Nam).
Thứ nhất, các bạn học giỏi nhưng có thể thiếu năng lực tự học. Không phải học theo cách thông thường mà ở nhiều trường, nhiều ngành yêu cầu khả năng học tập đặc thù nhiều bạn không đáp ứng được.
Thứ hai nằm ở ý chí, quyết tâm của sinh viên. Ở phổ thông các bạn được bố mẹ, thầy cô, bạn bè kèm cặp rất sát, khi vào đại học, tách khỏi môi trường đó, nhiều bạn rơi vào lạc lõng, chới với. Nếu không được gia đình, nhà trường phát hiện và hỗ trợ kịp thời, khả năng các bạn sẽ bị... trôi.
Tuy nhiên, nói về việc sinh viên dừng học hoặc bị buộc thôi học ở bậc đại học, PGS.TS Bùi Hoài Thắng nhấn mạnh, không chỉ xuất phát từ yếu tố năng lực học tập.
Tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM, tỷ lệ sinh viên rời trường sớm trước khi tốt nghiệp khoảng 20-30%, con số không thấp nhưng xuất phát từ nhiều yếu tố khác như các em đi du học, chủ động nghỉ học để chuyển trường, thi lại hay có những tính toán với con đường khác như kinh doanh, khởi nghiệp...
Người này cũng nêu quan điểm, xã hội hiện nay rộng đến mức mỗi người có thể tự hoạch định con đường riêng của mình. Các bạn có thể chọn con đường học dài, học từ từ, tự cân nhắc lộ trình học tập của mình... Thực tế, nhiều bạn không có bằng tốt nghiệp nhưng có thực lực, năng lực làm việc rất tốt.
Đồng tình với góc nhìn này, ông Lê Văn Hiển - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng đào tạo, Trường Đại học Luật TPHCM - đánh giá nếu nói sinh viên học kém, không theo nổi chương trình dẫn đến bị buộc thôi học là đánh giá mang tính chủ quan.
Có thể do các bạn có con đường khác như đi du học; có sinh viên nhận ra ngành học, trường học không đúng nguyện vọng, không phù hợp với năng lực nên có hướng thi lại, đổi ngành.
Nhiều sinh viên không đáp ứng được yêu cầu học tập, có kết quả học tập kém, theo ông Hiển có thể xuất phát từ việc các bạn không chú tâm, không dành thời gian cho việc học trên lớp khi đã có hướng đi khác.
Ở đại học, đòi hỏi kỹ năng tự học cao, đặc biệt ở nhiều ngành nghề đặc thù (Ảnh: Hoài Nam).
Một nhà quản lý giáo dục tại một trường đại học ở TPHCM cho rằng, việc sinh viên rơi vào hoang mang, rối bời trước ngành nghề khi vào đại học cho thấy phần nào hệ lụy của hành trình từ bậc phổ thông.
Trong quá trình học tập dài ở phổ thông, học sinh ít được trang bị về kỹ năng tự học, tự tìm tòi, tự khám phá trí thức. Hầu hết các em học theo cách đến lớp học thêm, được "mớm" sẵn dẫn đến khó thích nghi ở đại học đòi hỏi kỹ năng tự học cao.
Thêm bệnh thành tích, hậu quả của học sinh toàn diện, nhiều em ở phổ thông môn nào cũng điểm cao, cũng xuất sắc. Các em không biết mình thật sự yêu thích, có thế mạnh ở lĩnh vực nào cũng dẫn đến chọn ngành sai.
Theo ông, không chỉ con số sinh viên bị buộc thôi học, đáng ngại hơn còn nằm ở con số sinh viên vật vờ ở trường đại học.
Bởi nhiều học sinh bước vào đại học nhưng không trả lời được những câu hỏi như vì sao mình học đại học? Học để làm gì? Học cái gì? Học như thế nào?
Con bị đuổi học từ lâu, bố mẹ không hay biết
Trước khi bị buộc thôi học, M.H. là sinh viên một trường đại học top đầu về lĩnh vực khoa học kỹ thuật ở TPHCM.
Sau những tháng đầu nhập học háo hức, nam sinh bắt đầu uể oải, chán chường... Cậu không có hứng thú học tập, không tiếp thu được bài vở, không theo kịp chương trình.
H. lạc lõng ở giảng đường, không hòa nhập nổi với môi trường đại học. Cậu khó kết nối, ít bạn bè.
Không ít học sinh xuất sắc ở phổ thông, rồi bị buộc thôi học khi vào đại học (Ảnh: AI).
Ngay từ cuối năm nhất, từ một học sinh giỏi đầy thành tích ở bậc phổ thông, H. nợ môn, điểm trung bình học kỳ lẹt đẹt, nằm trong diện bị cảnh báo học vụ.
"Đã không ít lần tôi quyết tâm, lôi hết sách vở ra để bố trí lại việc học, lên thư viện... Nhưng rồi, càng muốn cố gắng lại càng thấy mình thất bại, vô dụng.
Tôi cũng rơi vào hoang mang về ngành học, không biết mình có yêu thích ngành này? Nếu thích sao tôi kém cỏi đến thế, còn nếu không, tôi chẳng biết tôi đang thích gì", H. nói.
Lê lết đến gần cuối năm thứ 2, H. có tên trong danh sách bị buộc thôi học của trường. H. rời khỏi trường đại học gần hai năm nay nhưng bố mẹ không hay biết.
Cậu vẫn sống bằng tiền trợ cấp hàng tháng từ gia đình, vật vờ đi làm thêm từ bán hàng ở siêu thị, nhân viên phục vụ cho đến làm nhân viên giao hàng.
Sinh viên bị buộc thôi học là câu chuyện quen thuộc tại các trường đại học, kể cả các trường đại học top - những nơi vốn được xem là "địa phận" dành cho học sinh giỏi, có điểm đầu vào cao ngất ngưởng.
Cuối năm 2023, Trường Đại học Luật TPHCM thông báo có cả trăm sinh viên các lớp chính quy dự kiến bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ vì kết quả học tập yếu, kém.
Mức điểm trung bình học tập của các sinh viên dự kiến bị buộc thôi học, bị cảnh báo học vụ này ở mức khó tin. Nhiều sinh viên có điểm trung bình học kỳ chỉ 0,1; 0,2; 0,3; 0,4... ; nhiều sinh viên có điểm trung bình là 0 trên thang điểm 4,0.
Dù rằng, đây là trường có mức cạnh tranh đầu vào gay gắt, điểm chuẩn đầu vào luôn nằm ở top đầu. Năm 2023, điểm chuẩn vào trường theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT từ 22,91 đến cao nhất là 26,86.
Năm học 2021-2022, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM có khoảng 1.200 sinh viên bị cảnh báo và buộc thôi học (chiếm 4%). Nguyên nhân phần lớn do điểm số và số tín chỉ tích lũy của sinh viên không đạt yêu cầu theo quy chế đào tạo của nhà trường, một phần nhỏ các em tự ý bỏ học.
Hàng năm, có hàng ngàn sinh viên tại các trường đại học bị buộc thôi học (Ảnh: AI).
Tại Đại học Bách khoa, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM), Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, Trường Đại học Công thương TPHCM... hàng năm đều ghi nhận có hàng trăm đến hàng ngàn sinh viên bị buộc thôi học do không đáp ứng được yêu cầu về học tập, đào tạo.
Giỏi ở phổ thông, "trôi" ở đại học
Chia sẻ về thực tế nhiều học sinh ở phổ thông rất giỏi, rất xuất sắc nhưng... trượt dài trên chính việc học ở đại học, PGS.TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) - cho biết điều này có thể xuất phát từ hai yếu tố.
Nhiều sinh viên gặp khó khăn với môi trường ở bậc đại học (Ảnh minh họa: Hoài Nam).
Thứ nhất, các bạn học giỏi nhưng có thể thiếu năng lực tự học. Không phải học theo cách thông thường mà ở nhiều trường, nhiều ngành yêu cầu khả năng học tập đặc thù nhiều bạn không đáp ứng được.
Thứ hai nằm ở ý chí, quyết tâm của sinh viên. Ở phổ thông các bạn được bố mẹ, thầy cô, bạn bè kèm cặp rất sát, khi vào đại học, tách khỏi môi trường đó, nhiều bạn rơi vào lạc lõng, chới với. Nếu không được gia đình, nhà trường phát hiện và hỗ trợ kịp thời, khả năng các bạn sẽ bị... trôi.
Tuy nhiên, nói về việc sinh viên dừng học hoặc bị buộc thôi học ở bậc đại học, PGS.TS Bùi Hoài Thắng nhấn mạnh, không chỉ xuất phát từ yếu tố năng lực học tập.
Tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM, tỷ lệ sinh viên rời trường sớm trước khi tốt nghiệp khoảng 20-30%, con số không thấp nhưng xuất phát từ nhiều yếu tố khác như các em đi du học, chủ động nghỉ học để chuyển trường, thi lại hay có những tính toán với con đường khác như kinh doanh, khởi nghiệp...
Người này cũng nêu quan điểm, xã hội hiện nay rộng đến mức mỗi người có thể tự hoạch định con đường riêng của mình. Các bạn có thể chọn con đường học dài, học từ từ, tự cân nhắc lộ trình học tập của mình... Thực tế, nhiều bạn không có bằng tốt nghiệp nhưng có thực lực, năng lực làm việc rất tốt.
Đồng tình với góc nhìn này, ông Lê Văn Hiển - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng đào tạo, Trường Đại học Luật TPHCM - đánh giá nếu nói sinh viên học kém, không theo nổi chương trình dẫn đến bị buộc thôi học là đánh giá mang tính chủ quan.
Có thể do các bạn có con đường khác như đi du học; có sinh viên nhận ra ngành học, trường học không đúng nguyện vọng, không phù hợp với năng lực nên có hướng thi lại, đổi ngành.
Nhiều sinh viên không đáp ứng được yêu cầu học tập, có kết quả học tập kém, theo ông Hiển có thể xuất phát từ việc các bạn không chú tâm, không dành thời gian cho việc học trên lớp khi đã có hướng đi khác.
Ở đại học, đòi hỏi kỹ năng tự học cao, đặc biệt ở nhiều ngành nghề đặc thù (Ảnh: Hoài Nam).
Một nhà quản lý giáo dục tại một trường đại học ở TPHCM cho rằng, việc sinh viên rơi vào hoang mang, rối bời trước ngành nghề khi vào đại học cho thấy phần nào hệ lụy của hành trình từ bậc phổ thông.
Trong quá trình học tập dài ở phổ thông, học sinh ít được trang bị về kỹ năng tự học, tự tìm tòi, tự khám phá trí thức. Hầu hết các em học theo cách đến lớp học thêm, được "mớm" sẵn dẫn đến khó thích nghi ở đại học đòi hỏi kỹ năng tự học cao.
Thêm bệnh thành tích, hậu quả của học sinh toàn diện, nhiều em ở phổ thông môn nào cũng điểm cao, cũng xuất sắc. Các em không biết mình thật sự yêu thích, có thế mạnh ở lĩnh vực nào cũng dẫn đến chọn ngành sai.
Theo ông, không chỉ con số sinh viên bị buộc thôi học, đáng ngại hơn còn nằm ở con số sinh viên vật vờ ở trường đại học.
Bởi nhiều học sinh bước vào đại học nhưng không trả lời được những câu hỏi như vì sao mình học đại học? Học để làm gì? Học cái gì? Học như thế nào?