Thảo Vân
Well-known member
Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu cẩn tiến hành theo đúng thứ tự vì mỗi bước đều có vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau:
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu truyền thông
Một trong những bước quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là xác định đối tượng mục tiêu mà thương hiệu cần hướng đến. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có insight khác nhau và cách thức tiếp cận theo cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, thương hiệu cần xác định cụ thể chân dung khách hàng, nghiên cứu kỹ lưỡng từ đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm, mức độ chi tiêu,... cho tới những mong muốn, nhu cầu của họ.
Việc xác định cụ thể chân dung khách hàng giúp thương hiệu có thể khai thác thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là khi sử dụng các công cụ digital marketing như quảng cáo facebook ads, google ads, chân dung khách hàng càng rõ ràng và chính xác thì quảng cáo sẽ tiếp cận tới đúng mục tiêu và mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông cần đạt được
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là xác định mục tiêu cần đạt sau khi kết thúc chiến dịch. Đó có thể là tỷ lệ tiếp cận khách hàng mới, nâng cao lợi nhuận, doanh số tiêu thụ, tăng độ nhận diện thương hiệu, tỷ lệ phản hồi tích cực về thương hiệu trên social media,… Mục tiêu càng thiết thực, cụ thể, dễ dàng đo lường, đánh giá thì cơ hội thành công sẽ càng cao.

Bước 3: Xây dựng thông điệp cốt lõi
Thông điệp cốt lõi là những nội dung quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng của mình. Qua đó, tạo nên sự ảnh hưởng, thay đổi nhận thức, hành vi mua sắm của người dùng. Ngày nay, khối lượng thông tin mà khách hàng tiếp nhận rất lớn nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế những thông điệp súc tích, dễ đọc, dễ nhớ và đặc biệt là tạo ấn tượng ngay từ lần đầu tiếp xúc càng tốt.
Ví dụ như Biti's đã từng tạo nên "cơn sốt" truyền thông, đánh dấu cú vực dậy ngoạn mục của dòng sản phẩm Biti's Hunter nói riêng và thương hiệu Biti’s nói chung bằng dự án "Đi để trở về". Xuyên suốt chiến dịch, Biti's đã gửi gắm thông điệp cốt lõi rằng sản phẩm Biti's Hunter sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng trên hành trình khám phá thế giới, đi tìm bản ngã, đi để trở về, biết trân trọng gia đình và bạn bè hơn.
Bước 4: Chọn các kênh truyền thông phù hợp
Bạn có thể lựa chọn hình thức quảng bá trực tiếp hoặc gián tiếp miễn là phù hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp, mục tiêu truyền thông, đối tượng khách hàng và ngân sách marketing. Mỗi hình thức khác nhau sẽ có những kênh truyền thông riêng biệt nhưng doanh nghiệp có thể kết hợp đa dạng phương thức để nâng cao hiệu quả chiến dịch của mình.
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là chọn ra các công cụ đo lường và đánh giá. Những tiêu chí có thể đo lường như lưu lượng truy cập website, số lượt chuyển đổi, tỷ lệ click mail, tương tác, tần suất hiển thị quảng cáo,… Bằng cách theo dõi các thông số này bạn mới biết được kế hoạch quảng bá của mình có ổn định và đạt hiệu quả hay không để đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.
Tạm kết
Quảng bá thương hiệu là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của lĩnh vực marketing và có thể áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực nếu bạn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng qua những giải đáp truyền thông thương hiệu là gì của MarketingAI đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động này và lựa chọn hình thức triển khai phù hợp nhất.
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu truyền thông
Một trong những bước quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là xác định đối tượng mục tiêu mà thương hiệu cần hướng đến. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có insight khác nhau và cách thức tiếp cận theo cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, thương hiệu cần xác định cụ thể chân dung khách hàng, nghiên cứu kỹ lưỡng từ đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm, mức độ chi tiêu,... cho tới những mong muốn, nhu cầu của họ.
Việc xác định cụ thể chân dung khách hàng giúp thương hiệu có thể khai thác thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là khi sử dụng các công cụ digital marketing như quảng cáo facebook ads, google ads, chân dung khách hàng càng rõ ràng và chính xác thì quảng cáo sẽ tiếp cận tới đúng mục tiêu và mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông cần đạt được
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là xác định mục tiêu cần đạt sau khi kết thúc chiến dịch. Đó có thể là tỷ lệ tiếp cận khách hàng mới, nâng cao lợi nhuận, doanh số tiêu thụ, tăng độ nhận diện thương hiệu, tỷ lệ phản hồi tích cực về thương hiệu trên social media,… Mục tiêu càng thiết thực, cụ thể, dễ dàng đo lường, đánh giá thì cơ hội thành công sẽ càng cao.

Bước 3: Xây dựng thông điệp cốt lõi
Thông điệp cốt lõi là những nội dung quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng của mình. Qua đó, tạo nên sự ảnh hưởng, thay đổi nhận thức, hành vi mua sắm của người dùng. Ngày nay, khối lượng thông tin mà khách hàng tiếp nhận rất lớn nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế những thông điệp súc tích, dễ đọc, dễ nhớ và đặc biệt là tạo ấn tượng ngay từ lần đầu tiếp xúc càng tốt.
Ví dụ như Biti's đã từng tạo nên "cơn sốt" truyền thông, đánh dấu cú vực dậy ngoạn mục của dòng sản phẩm Biti's Hunter nói riêng và thương hiệu Biti’s nói chung bằng dự án "Đi để trở về". Xuyên suốt chiến dịch, Biti's đã gửi gắm thông điệp cốt lõi rằng sản phẩm Biti's Hunter sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng trên hành trình khám phá thế giới, đi tìm bản ngã, đi để trở về, biết trân trọng gia đình và bạn bè hơn.
Bước 4: Chọn các kênh truyền thông phù hợp
Bạn có thể lựa chọn hình thức quảng bá trực tiếp hoặc gián tiếp miễn là phù hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp, mục tiêu truyền thông, đối tượng khách hàng và ngân sách marketing. Mỗi hình thức khác nhau sẽ có những kênh truyền thông riêng biệt nhưng doanh nghiệp có thể kết hợp đa dạng phương thức để nâng cao hiệu quả chiến dịch của mình.
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là chọn ra các công cụ đo lường và đánh giá. Những tiêu chí có thể đo lường như lưu lượng truy cập website, số lượt chuyển đổi, tỷ lệ click mail, tương tác, tần suất hiển thị quảng cáo,… Bằng cách theo dõi các thông số này bạn mới biết được kế hoạch quảng bá của mình có ổn định và đạt hiệu quả hay không để đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.
Tạm kết
Quảng bá thương hiệu là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của lĩnh vực marketing và có thể áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực nếu bạn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng qua những giải đáp truyền thông thương hiệu là gì của MarketingAI đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động này và lựa chọn hình thức triển khai phù hợp nhất.