tran hương
Well-known member
Lo lắng và kỳ vọng với du lịch sau sáp nhập tỉnh thành
Sáp nhập tỉnh thành có thể ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu, đặt ra thách thức về quản lý và quảng bá, nhưng cũng tạo cơ hội phát triển liên kết vùng, theo các chuyên gia.
Cuối tháng 3, nhiều tỉnh thành đang xây dựng phương án cụ thể để giữ lại các tên địa danh quan trọng, gắn liền với lịch sử và du lịch. Người làm du lịch cũng có những lo ngại về việc mất tên địa danh du lịch sau sát nhập. Tại buổi gặp mặt hơn 300 cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu miền Trung - Tây Nguyên, chiều 28/3 tại TP Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết các cơ quan tính toán sẽ giảm từ 63 tỉnh thành xuống còn 34. Sắp tới, Trung ương và Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Hội An ở Quảng Nam dự kiến sáp nhập với Đà Nẵng. Ảnh: Đắc Thành
Hội An ở Quảng Nam dự kiến sáp nhập với Đà Nẵng. Ảnh: Đắc Thành
Ông Phạm Anh Vũ, Phó Tổng giám đốc Du lịch Việt cho hay nếu tên địa danh thay đổi, việc quảng bá du lịch có thể gặp khó khăn, nhất là những điểm đến gắn liền với văn hóa, lịch sử và ẩm thực địa phương. Các doanh nghiệp lữ hành có thể phải điều chỉnh lại chương trình tour, sản phẩm du lịch và kế hoạch làm việc với đối tác.
Tổng giám đốc công ty du lịch AZA Travel lấy ví dụ nếu sáp nhập Lâm Đồng và Bình Thuận sẽ đặt ra thách thức do sự khác biệt rõ rệt về địa hình, khí hậu và sản phẩm du lịch. Lâm Đồng nổi tiếng với khí hậu mát mẻ, cảnh quan núi rừng, trong khi Bình Thuận là vùng khí hậu khô nóng, mạnh về du lịch biển. Sự khác biệt này có thể gây khó khăn trong quản lý, quảng bá thương hiệu chung và phát triển du lịch đồng bộ.
Ga Đà Lạt, địa danh gắn liền với lịch sử thành phố. Ảnh: Bích Phương
Ga Đà Lạt, địa danh gắn liền với lịch sử thành phố. Ảnh: Bích Phương
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Thạc sĩ nghiên cứu chính sách công Trường đại học Fulbright, cho hay vấn đề nảy sinh trong quá trình sáp nhập là tên các địa danh có giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch bị thay đổi hoặc xóa bỏ trên bản đồ hành chính. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản sắc địa phương mà còn tác động đến nhận diện thương hiệu du lịch và tâm lý người dân.
Ông Tuấn Anh chỉ ra ba mối lo của việc mất tên địa danh du lịch khi sáp nhập. Thứ nhất, giá trị lịch sử và bản sắc địa phương gắn với tên gọi cũ sẽ dần bị lãng quên, nhất là đối với thế hệ sau.
Thứ hai, ngành du lịch có thể chịu tác động khi các địa danh nổi tiếng bị thay đổi. Tên đơn vị hành chính không chỉ là tên gọi mà còn là thương hiệu du lịch thu hút khách trong và ngoài nước. Nếu những tên gọi đã quen thuộc không còn hoặc bị thay đổi, du khách gặp khó khi tìm kiếm thông tin các địa danh quen thuộc.
Thứ ba, sự thay đổi tên địa danh có thể tác động đến tâm lý và nhận diện của du khách.
Trái với những lo lắng, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan lại cho rằng việc sáp nhập hay mất tên trên địa giới hành chính không ảnh hưởng nhiều đến du lịch.
"Du lịch có tính liên ngành, liên vùng, không bị giới hạn bởi địa giới hành chính", ông Hoan nói, đồng thời cho biết sau sáp nhập, các danh thắng, di tích vẫn giữ nguyên tên gọi và tiếp tục được nhận diện như trước đây. Một điểm du lịch có thể nằm trên địa bàn nhiều địa phương khác nhau và khách du lịch thường không quan tâm đến việc nó thuộc tỉnh nào, mà quan tâm đến trải nghiệm, dịch vụ, cảnh quan và sản phẩm du lịch.
Biển Phan Thiết còn hoang sơ, nhiều du khách lựa chọn cho chuyến nghỉ mát. Ảnh: Việt Quốc
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Biển Phan Thiết còn hoang sơ, nhiều du khách lựa chọn cho chuyến nghỉ mát. Ảnh: Việt Quốc
Ông Hoan lấy ví dụ Vườn quốc gia Cát Bà, Hồ Gươm hay chùa Một Cột vẫn giữ nguyên tên gọi và giá trị lịch sử bất kể các danh thắng này thuộc tỉnh thành nào. Điều quan trọng là cách truyền thông và quảng bá để đảm bảo du khách vẫn nhận diện được điểm đến quen thuộc.
Theo ông Hoan, dù địa giới hành chính thay đổi, các doanh nghiệp du lịch vẫn có thể sử dụng tên gọi cũ trong quảng bá. Ví dụ, tour du lịch về "xứ Đông" xưa để chỉ tỉnh Hải Dương ngày nay, một số tour du lịch TP HCM vẫn sử dụng từ "Sài Gòn" thay thế.
"Giả sử Bình Định nhập thành Gia Lai, tour vẫn để tên là Quy Nhơn - Bình Định, kèm giải thích thêm cho du khách về sự thay đổi trong địa giới hành chính", ông Hoan nói và cho hay các địa danh cũ vẫn nên được nhắc đến trong các chiến dịch quảng bá nhằm giúp du khách dễ dàng nhận diện.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Nội, cho hay việc sáp nhập cấp tỉnh có thể dẫn đến thay đổi tên địa danh hành chính, nhưng tên các điểm du lịch nổi tiếng ở cấp thấp hơn nên được giữ nguyên để đảm bảo nhận diện thương hiệu. Những địa danh quen thuộc như Mũi Né, Đà Lạt, Phan Thiết được giữ tên để lưu giữ danh tiếng của các điểm đến này.
"Điều quan trọng là cách truyền thông và quảng bá để đảm bảo du khách vẫn nhận diện được điểm đến quen thuộc và nắm bắt được thay đổi", ông Đạt nói, đồng thời lấy ví dụ nếu Bình Thuận sáp nhập vào Lâm Đồng, cần làm rõ rằng du khách có thể đến Lâm Đồng để du lịch biển.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, để bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và thương hiệu du lịch, có thể áp dụng đặt tên kép hoặc bổ sung địa danh vào đơn vị hành chính mới, như "Huyện Sa Pa - Mường Khương" thay vì chỉ Mường Khương. Đồng thời, chính quyền có thể duy trì bảng chỉ dẫn, tư liệu lịch sử và tổ chức sự kiện để đảm bảo địa danh cũ vẫn được nhận diện.
Ông Tuấn Anh cũng chỉ ra những lợi ích tiềm năng khi điểm đến có tên mới. Đầu tiên, việc đổi tên có thể giúp xây dựng một hình ảnh mới, phù hợp hơn với chiến lược phát triển của địa phương. Trong nhiều trường hợp, địa danh cũ có thể không còn phản ánh đúng thực trạng và tiềm năng của vùng đất đó. Một cái tên mới có thể giúp địa phương tái định vị thương hiệu, hướng đến một chiến lược phát triển khác biệt.
Việc đổi tên cũng có thể giúp đơn giản hóa hệ thống hành chính, tạo thuận lợi trong quản lý và giao dịch kinh tế. Tên gọi mới phản ánh sự hợp nhất và đoàn kết của các cộng đồng và có thể đi kèm với chính sách phát triển mạnh mẽ hơn từ Trung ương và địa phương.
"Trước khi thay đổi tên, cần tham vấn cộng đồng, chuyên gia lịch sử và nhà nghiên cứu văn hóa nhằm tránh tranh cãi", ông Tuấn Anh nói và cho biết thêm việc xây dựng chính sách sáp nhập đơn vị hành chính cần có sự linh hoạt theo từng địa phương.
Theo Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Nội, sáp nhập đơn vị hành chính mở ra những cơ hội mới như phát triển các tuyến tour liên tỉnh, giúp du lịch không còn bị bó hẹp trong từng địa phương riêng lẻ.
Không gian du lịch trở nên đa dạng hơn, ví dụ Bắc Giang rộng lớn với nhiều khu sinh thái có thể bổ sung cho Bắc Ninh - vốn nổi tiếng với du lịch văn hóa. Trước đây, hai địa phương này vốn là một tỉnh có tên Hà Bắc, có nhiều nét tương đồng về văn hóa.
Một số tỉnh không có đường biên giới khi sáp nhập với tỉnh có biên giới cũng mở ra cơ hội phát triển du lịch biên giới. Như trường hợp Lào Cai - Yên Bái nếu sáp nhập, giúp du khách có thêm lựa chọn di chuyển liên tuyến thuận lợi hơn, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu du lịch.
Phó Tổng giám đốc Du lịch Việt Phạm Anh Vũ cho rằng việc sáp nhập có thể mang lại lợi ích về giao thông và quản lý du lịch. Khi chính sách quảng bá được triển khai đồng bộ trên một địa bàn rộng, cả doanh nghiệp và du khách sẽ hưởng lợi. Một thuận lợi khác là công tác quản lý hiệu quả hơn từ khâu quảng bá đến tổ chức tour. Một bản đồ du lịch mới có thể tạo ra các tuyến tour hấp dẫn hơn trong phạm vi tỉnh mới. Du khách quốc tế ban đầu có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện điểm đến mới, nhưng theo thời gian, họ sẽ dần quen thuộc.
"Các doanh nghiệp du lịch, với khả năng thích ứng cao, sẽ nhanh chóng điều chỉnh để phù hợp với thay đổi", ông Vũ nói.
Sáp nhập tỉnh thành có thể ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu, đặt ra thách thức về quản lý và quảng bá, nhưng cũng tạo cơ hội phát triển liên kết vùng, theo các chuyên gia.
Cuối tháng 3, nhiều tỉnh thành đang xây dựng phương án cụ thể để giữ lại các tên địa danh quan trọng, gắn liền với lịch sử và du lịch. Người làm du lịch cũng có những lo ngại về việc mất tên địa danh du lịch sau sát nhập. Tại buổi gặp mặt hơn 300 cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu miền Trung - Tây Nguyên, chiều 28/3 tại TP Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết các cơ quan tính toán sẽ giảm từ 63 tỉnh thành xuống còn 34. Sắp tới, Trung ương và Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Hội An ở Quảng Nam dự kiến sáp nhập với Đà Nẵng. Ảnh: Đắc Thành

Hội An ở Quảng Nam dự kiến sáp nhập với Đà Nẵng. Ảnh: Đắc Thành
Ông Phạm Anh Vũ, Phó Tổng giám đốc Du lịch Việt cho hay nếu tên địa danh thay đổi, việc quảng bá du lịch có thể gặp khó khăn, nhất là những điểm đến gắn liền với văn hóa, lịch sử và ẩm thực địa phương. Các doanh nghiệp lữ hành có thể phải điều chỉnh lại chương trình tour, sản phẩm du lịch và kế hoạch làm việc với đối tác.
Tổng giám đốc công ty du lịch AZA Travel lấy ví dụ nếu sáp nhập Lâm Đồng và Bình Thuận sẽ đặt ra thách thức do sự khác biệt rõ rệt về địa hình, khí hậu và sản phẩm du lịch. Lâm Đồng nổi tiếng với khí hậu mát mẻ, cảnh quan núi rừng, trong khi Bình Thuận là vùng khí hậu khô nóng, mạnh về du lịch biển. Sự khác biệt này có thể gây khó khăn trong quản lý, quảng bá thương hiệu chung và phát triển du lịch đồng bộ.
Ga Đà Lạt, địa danh gắn liền với lịch sử thành phố. Ảnh: Bích Phương

Ga Đà Lạt, địa danh gắn liền với lịch sử thành phố. Ảnh: Bích Phương
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Thạc sĩ nghiên cứu chính sách công Trường đại học Fulbright, cho hay vấn đề nảy sinh trong quá trình sáp nhập là tên các địa danh có giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch bị thay đổi hoặc xóa bỏ trên bản đồ hành chính. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản sắc địa phương mà còn tác động đến nhận diện thương hiệu du lịch và tâm lý người dân.
Ông Tuấn Anh chỉ ra ba mối lo của việc mất tên địa danh du lịch khi sáp nhập. Thứ nhất, giá trị lịch sử và bản sắc địa phương gắn với tên gọi cũ sẽ dần bị lãng quên, nhất là đối với thế hệ sau.
Thứ hai, ngành du lịch có thể chịu tác động khi các địa danh nổi tiếng bị thay đổi. Tên đơn vị hành chính không chỉ là tên gọi mà còn là thương hiệu du lịch thu hút khách trong và ngoài nước. Nếu những tên gọi đã quen thuộc không còn hoặc bị thay đổi, du khách gặp khó khi tìm kiếm thông tin các địa danh quen thuộc.
Thứ ba, sự thay đổi tên địa danh có thể tác động đến tâm lý và nhận diện của du khách.
Trái với những lo lắng, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan lại cho rằng việc sáp nhập hay mất tên trên địa giới hành chính không ảnh hưởng nhiều đến du lịch.
"Du lịch có tính liên ngành, liên vùng, không bị giới hạn bởi địa giới hành chính", ông Hoan nói, đồng thời cho biết sau sáp nhập, các danh thắng, di tích vẫn giữ nguyên tên gọi và tiếp tục được nhận diện như trước đây. Một điểm du lịch có thể nằm trên địa bàn nhiều địa phương khác nhau và khách du lịch thường không quan tâm đến việc nó thuộc tỉnh nào, mà quan tâm đến trải nghiệm, dịch vụ, cảnh quan và sản phẩm du lịch.
Biển Phan Thiết còn hoang sơ, nhiều du khách lựa chọn cho chuyến nghỉ mát. Ảnh: Việt Quốc
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">

Biển Phan Thiết còn hoang sơ, nhiều du khách lựa chọn cho chuyến nghỉ mát. Ảnh: Việt Quốc
Ông Hoan lấy ví dụ Vườn quốc gia Cát Bà, Hồ Gươm hay chùa Một Cột vẫn giữ nguyên tên gọi và giá trị lịch sử bất kể các danh thắng này thuộc tỉnh thành nào. Điều quan trọng là cách truyền thông và quảng bá để đảm bảo du khách vẫn nhận diện được điểm đến quen thuộc.
Theo ông Hoan, dù địa giới hành chính thay đổi, các doanh nghiệp du lịch vẫn có thể sử dụng tên gọi cũ trong quảng bá. Ví dụ, tour du lịch về "xứ Đông" xưa để chỉ tỉnh Hải Dương ngày nay, một số tour du lịch TP HCM vẫn sử dụng từ "Sài Gòn" thay thế.
"Giả sử Bình Định nhập thành Gia Lai, tour vẫn để tên là Quy Nhơn - Bình Định, kèm giải thích thêm cho du khách về sự thay đổi trong địa giới hành chính", ông Hoan nói và cho hay các địa danh cũ vẫn nên được nhắc đến trong các chiến dịch quảng bá nhằm giúp du khách dễ dàng nhận diện.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Nội, cho hay việc sáp nhập cấp tỉnh có thể dẫn đến thay đổi tên địa danh hành chính, nhưng tên các điểm du lịch nổi tiếng ở cấp thấp hơn nên được giữ nguyên để đảm bảo nhận diện thương hiệu. Những địa danh quen thuộc như Mũi Né, Đà Lạt, Phan Thiết được giữ tên để lưu giữ danh tiếng của các điểm đến này.
"Điều quan trọng là cách truyền thông và quảng bá để đảm bảo du khách vẫn nhận diện được điểm đến quen thuộc và nắm bắt được thay đổi", ông Đạt nói, đồng thời lấy ví dụ nếu Bình Thuận sáp nhập vào Lâm Đồng, cần làm rõ rằng du khách có thể đến Lâm Đồng để du lịch biển.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, để bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và thương hiệu du lịch, có thể áp dụng đặt tên kép hoặc bổ sung địa danh vào đơn vị hành chính mới, như "Huyện Sa Pa - Mường Khương" thay vì chỉ Mường Khương. Đồng thời, chính quyền có thể duy trì bảng chỉ dẫn, tư liệu lịch sử và tổ chức sự kiện để đảm bảo địa danh cũ vẫn được nhận diện.
Ông Tuấn Anh cũng chỉ ra những lợi ích tiềm năng khi điểm đến có tên mới. Đầu tiên, việc đổi tên có thể giúp xây dựng một hình ảnh mới, phù hợp hơn với chiến lược phát triển của địa phương. Trong nhiều trường hợp, địa danh cũ có thể không còn phản ánh đúng thực trạng và tiềm năng của vùng đất đó. Một cái tên mới có thể giúp địa phương tái định vị thương hiệu, hướng đến một chiến lược phát triển khác biệt.
Việc đổi tên cũng có thể giúp đơn giản hóa hệ thống hành chính, tạo thuận lợi trong quản lý và giao dịch kinh tế. Tên gọi mới phản ánh sự hợp nhất và đoàn kết của các cộng đồng và có thể đi kèm với chính sách phát triển mạnh mẽ hơn từ Trung ương và địa phương.
"Trước khi thay đổi tên, cần tham vấn cộng đồng, chuyên gia lịch sử và nhà nghiên cứu văn hóa nhằm tránh tranh cãi", ông Tuấn Anh nói và cho biết thêm việc xây dựng chính sách sáp nhập đơn vị hành chính cần có sự linh hoạt theo từng địa phương.
Theo Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Nội, sáp nhập đơn vị hành chính mở ra những cơ hội mới như phát triển các tuyến tour liên tỉnh, giúp du lịch không còn bị bó hẹp trong từng địa phương riêng lẻ.
Không gian du lịch trở nên đa dạng hơn, ví dụ Bắc Giang rộng lớn với nhiều khu sinh thái có thể bổ sung cho Bắc Ninh - vốn nổi tiếng với du lịch văn hóa. Trước đây, hai địa phương này vốn là một tỉnh có tên Hà Bắc, có nhiều nét tương đồng về văn hóa.
Một số tỉnh không có đường biên giới khi sáp nhập với tỉnh có biên giới cũng mở ra cơ hội phát triển du lịch biên giới. Như trường hợp Lào Cai - Yên Bái nếu sáp nhập, giúp du khách có thêm lựa chọn di chuyển liên tuyến thuận lợi hơn, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu du lịch.
Phó Tổng giám đốc Du lịch Việt Phạm Anh Vũ cho rằng việc sáp nhập có thể mang lại lợi ích về giao thông và quản lý du lịch. Khi chính sách quảng bá được triển khai đồng bộ trên một địa bàn rộng, cả doanh nghiệp và du khách sẽ hưởng lợi. Một thuận lợi khác là công tác quản lý hiệu quả hơn từ khâu quảng bá đến tổ chức tour. Một bản đồ du lịch mới có thể tạo ra các tuyến tour hấp dẫn hơn trong phạm vi tỉnh mới. Du khách quốc tế ban đầu có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện điểm đến mới, nhưng theo thời gian, họ sẽ dần quen thuộc.
"Các doanh nghiệp du lịch, với khả năng thích ứng cao, sẽ nhanh chóng điều chỉnh để phù hợp với thay đổi", ông Vũ nói.