Loại táo "kim cương đen" cực đắt đỏ vì lý do đặc biệt này

Nguyễn Thị Ngọc Trinh

Well-known member
Táo “kim cương đen” - còn được gọi là táo Obsidian là một giống cây quý hiếm và độc quyền có nguồn gốc từ vùng núi Tây Tạng.
Vỏ ngoài màu tím đậm đến đen nổi bật của loại táo này khiến nó khác biệt với các giống táo khác, tạo ra một sức hấp dẫn đặc biệt. Khi bổ ra, táo “kim cương đen” để lộ phần thịt giòn và mọng nước.

Tại sao táo có màu đen?

Theo các chuyên gia, táo “kim cương đen” có màu sắc độc đáo là do vùng địa lý và điều kiện khí hậu nơi chúng được trồng ở Nyingchi, một thành phố nhỏ ở vùng núi Tây Tạng. Khu vực này nhận được quá nhiều tia cực tím vào ban ngày và nhiệt độ dao động mạnh vào ban đêm, điều này ảnh hưởng đến vỏ quả táo và tạo ra màu đậm, sẫm. Trong khi vỏ trở nên sẫm màu hơn thì phần thịt bên trong lại trắng sáng như bất kỳ loại táo nào khác.


Loại táo "kim cương đen" cực đắt đỏ vì lý do đặc biệt này - 1




Tuy nhiên, vỏ đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi hơn không?

Mặc dù có vị giòn ngọt tuyệt vời nhưng táo “kim cương đen” chưa chắc đã bổ dưỡng hơn các loại táo thương mại khác.

Một quả táo thông thường có 4 đến 5 gam chất xơ, khoảng 100 calo và một loại flavonoid có tên là epicatechin, được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Táo cũng có tác dụng chống viêm, bổ dưỡng, tuy nhiên, loại táo “kim cương đen” này không có những ưu điểm như vậy, hàm lượng dinh dưỡng ít hơn táo thông thường.

Giá cả đắt đỏ

Mặc dù những quả táo đặc biệt này không nhất thiết phải bổ dưỡng hơn, nhưng chắc chắn là chúng đắt hơn táo thông thường. Táo “kim cương đen” chỉ có sẵn trong một vài tháng mỗi năm và được trồng với số lượng rất hạn chế. Chỉ những siêu thị cao cấp mới bán chúng. Giá trung bình của một quả táo “kim cương đen” là khoảng 7 đô la (165 nghìn VNĐ), một số quả có thể lên tới 20 đô la (470 nghìn VNĐ).

Loại táo "kim cương đen" cực đắt đỏ vì lý do đặc biệt này - 2

Một lý do nữa khiến giá của chúng cực đắt đỏ là tỷ lệ táo thu hoạch được và bán ra thị trường không cao. Khoảng 70% sản lượng “kim cương” đen hằng năm bị thất thoát trước khi đưa ra thị trường.
 
Bên trên