MỘT NGHỀ CHO CHÍN? HAY LÀM CẢ 9?

Daily News

Daily With Vincent
Top Poster Of Month
MỘT NGHỀ CHO CHÍN? HAY LÀM CẢ 9?

Bé nhân sự của mình tâm sự với mình về việc bây giờ nhiều người cứ theo guồng "một nghề cho chín" nào là bắt phải chuyên môn hóa một thứ nhất định, làm em ấy cảm thấy ngột ngạt. Khổ nỗi, các bạn trẻ thì cái nào cũng thấy quá thú vị, không biết nên nghiêm túc theo đuổi cái nào.
Nhiều người cũng đứng giữa nhiều sự lựa chọn, rồi cảm thấy mông lung. Làm sao để biết được mình thực sự thích làm gì? Nhỡ ban đầu mình thấy hay nhưng sau lại chán thì sao?

Mình hiểu rõ cảm giác này vì thời sinh viên mình cũng như vậy, và lựa chọn của mình lúc đó là mình sẽ thử làm cả 9...
Mình quyết định làm và thử nhiều thứ trái với chuyên ngành, trải nghiệm đủ thứ để tìm được đam mê và con đường phù hợp. Nhận vài job đơn giản để làm, rồi tăng dần độ phức tạp lên. Mình phải làm quen với việc tự chịu trách nghiệm và được trả công cho chính thành quả của mình. Nên ngay từ khi bắt đầu mnhf lựa chọn thử nhiều hơn, để khám phá bản thân.
Tuy nhiên, mình vẫn ủng hộ việc chín một nghề hơn chín nghề mà non, xanh...
Không khó để mọi người thấy các mẫu tuyển dụng chuyên viên sáng tạo nội dung, yêu cầu biết thiết kế hình ảnh, phân tích data, chạy quảng cáo, tối ưu hóa nội dung SEO, có kiến thức về UX/UI, làm landing page,... Nhiều người đã “nổi đóa” và kháo nhau nên tránh xa những công ty như thế này ra.
Lúc trước mình cũng theo hướng muốn bản thân phải full-stack, muốn đa năng nên học rất nhiều thứ, nhưng nhìn lại thấy mỗi thứ biết một ít không chuyên món nào quá sâu sắc. Đồng ý rằng, content nói riêng và marketing nói chung là những ngành nghề có sự thay đổi chóng mặt từng giây, người làm trong ngành cần liên tục “nâng cấp” bản thân để không bị tụt lại phía sau.
Tuy nhiên, việc này vô tình làm một vài người điều hành doanh nghiệp dễ suy nghĩ sai lầm rằng, chỉ cần tuyển dụng một bạn “full-stack” là có thể thay thế cả một phòng ban MKT bao gồm: Campaign, Digital, SEO, CRM, Creative, Design, Data, UX/UI… Nếu là một team nhỏ làm cá nhân thì cần các bạn đa năng nhưng năng lực của nhân sự cũng có hạn để đi sâu hơn cần cho yếu tố chuyên môn nhất định thì mới làm cho bài bản và ra kết quả được.
Sau khi có trải nghiệm đi làm, đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho bản thân thì quan điểm của mình đã khác đi, "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" là câu quá cổ xưa rồi. Với tư duy của những ai muốn ổn định thì đó có thể là một lựa chọn, nhưng với sự phát triển như hiện tại, sự "ổn định" này chưa chắc đã bền vũng được. Mình nghĩ, tất cả chúng ta nên phát triển theo hình chữ T (T-Shaped). Trong đó chiều dọc là chuyên môn nhất định của bạn, không cần quá giỏi tầm cỡ nhất nhì làm gì cả, vững đủ làm là được.
Mình định vị vai trò của mình trong doanh nghiệp là T-shaped marketer, mình có khả năng thực hiện toàn bộ kế hoạch marketing cho client từ A đến Z. Nếu bạn có điểm mạnh về bất cứ lĩnh vực nào – SEO, social media, paid ads hoặc xây dựng cộng đồng – bạn sẽ sáng tạo và thực hiện được những chiến dịch marketing trên nhiều lĩnh vực khác nhau khi cùng phối hợp với các thành viên trong team marketing.
Khi ở vai trò này mình sẽ không xây dựng chiến lược chuyển đổi khách hàng qua 1 hình thức duy nhất – SEO, email marketing hoặc social media, mà sẽ xây dựng một chiến lược giúp chuyển đổi khách hàng qua nhiều hình thức cùng lúc. Sự thật rằng, các doanh nghiệp luôn cần những T-shaped marketer để điều phối mọi hoạt động marketing của công ty – từ SEO, email cho đến social media, paid ads, v.v… Đó là những người biết sử dụng chuyên môn và kiến thức tổng quan về nhiều lĩnh vực khác nhau của mình để giúp công ty đạt được traffic và conversion rate cao.
Vậy làm sao để trở thành một T-shaped marketer?
Bản thân hon 3 năm trước định vị ở vai trò này đã bắt đầu từ việc trang bị những kiến thức căn bản nhất về marketing theo chiều ngang của chữ T. Mình học để nắm tổng quan rất nhiều kiến thức từ SEO, social media, paid ads, UXUI, Landing page,... Điều này không đồng nghĩa với việc phải đi học và lấy chứng chỉ tất cả các khóa học về những mảng kiến thức này, chỉ cần học một vài khóa học cung cấp các kiến thức tổng quan là đủ.
Tiếp theo mình sẽ định vị bản thân ở một chuyên môn thật mạnh để đào sâu vào nó. Bước này như việc bạn sẽ trả lời câu hỏi "Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực gì hoặc tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực gì?" vậy.
Mình lập ra danh sách những chuyên môn và điểm mạnh của bạn thân ở 1-3 lĩnh vực mà mình sẽ khai thác là Content Marketing, SEO, Landing Page
Nếu chưa phải là chuyên gia hoặc muốn tiếp tục trau dồi bản thân, bạn đi học nhiều hơn để nâng cao kiến thức và kỹ năng. Từ việc siêng năng thể hiện bản thân, chủ động xây kênh theo ngách và làm nó mỗi ngày, đi học, mở rộng networking gúp mình hình thành thói quen học tập và động lực update không ngừng và dần khả năng thích nghi trước những biến đổi không ngừng của ngành cũng tăng lên.
Ngoài ra bạn còn cân tìm hiểu bạn đang kém nhất trong lĩnh vực gì của Marketing? Ví dụ, bạn là chuyên về SEO, nhưng có thể bạn cần trau dồi thêm cả kiến thức về Copywriting hoặc Social media vì những hiểu biết mà bạn đang có chưa đủ hoặc chưa được cập nhật. Lúc này, bạn cần tìm cách bổ sung kiến thức cho mình – không cần đạt đến mức “chuyên gia” nhưng vẫn phải đủ để bạn có thể hiểu và triển khai các chiến dịch marketing phù hợp là được.
Đấy là cách mình học và update bản thân trong suốt thời gian qua, đào rộng trước khi đào sâu và luôn kiên trì cải tiến liên tục.
Mình còn trẻ mà các bạn nhỉ?
Thay vì suy nghĩ quá nhiều về những loay hoay đầu đời, thì mình nên làm điều gì đó thực tế hơn. Cứ làm, cứ sai chừng nào cuộc đời còn cho phép.
Có thể nỗ lực ngày hôm nay của bạn chưa có kết quả rõ rệt. Đổi lại, bạn nên tin tưởng hơn vào bản thân. Rồi bạn sẽ nhìn thấy được sự phát triển từ từ và tìm được hướng đi phù hợp.

Tất nhiên, cũng sẽ có những người rất giỏi chuyên môn và họ vẫn thành công đó thôi. Bởi quan điểm này cũng có 2 cách nghĩ và những chia sẻ trên là lựa chọn của mình. Mong rằng bạn đọc sẽ nhận ra và lượm nhặt điều gì đó hay ho.
 
Bên trên