Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Công trình thiết kế tối giản, đủ tiện nghi, hài hòa với vẻ mộc mạc của nhà truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ngôi nhà có quy mô 1,5 tầng, diện tích xây dựng 150 m2, tọa lạc tại Hải Phòng. Đây là món quà con trai tặng mẹ, cũng gợi nhắc lại những kỷ niệm cũ về không gian sống thuở ấu thơ - nơi ghi dấu quãng thời gian khó khăn của gia đình từ 30 năm trước.
Do đó, công trình được thiết kế theo hướng tối giản, đủ tiện nghi, hài hòa với vẻ mộc mạc của nhà truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Khu đất vốn có hình chữ nhật, bị bó cứng bởi hai mặt bên tiếp giáp với nhà hàng xóm. Để tìm cách "thở" cho ngôi nhà, kiến trúc sư giải quyết bằng kết cấu không gian xốp, kết hợp những khoảng đặc - rỗng, lệch tầng, đan xen các mảng cây xanh, nhằm đối lưu gió và lấy ánh sáng tự nhiên.
Mặt bằng nhà được trộn lẫn 4 khoảng rỗng, ở tầng lửng có thêm một khoảng sân nhằm mở rộng và kết nối với sân trung tâm.
Mái nhà dốc kéo dài từ tầng lửng xuống và hàng hiên xòe rộng, cổng rào thấp, khiến nhìn từ ngoài vào như ngôi nhà một tầng xưa cũ, tạo cảm giác thân thiện khi tiếp cận, tăng kết nối giữa sân ở tầng lửng với mặt đường.
Một góc mái xòa thấp để che nắng Tây, góc còn lại vén cao lên để đón hướng gió mát thổi vào nhà. Một nếp gấp nhẹ được tạo ra ở phần kết thúc mái, giúp thu gọn nước mưa về một phía, chảy xuống chum sành để dưới sân nhà, đáy chum có ga thoát nước.
Mặt cắt công trình.
Cổng vào làm từ rọ sắt, bên trong là đá cuội, không có chất kết dính.
Công trình sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, như: đá cuội, đá chẻ slate, đá ong chẻ, bê tông xốp, thép, sơn không độc hại (không chứa VOC), kính hộp. Theo nhóm kiến trúc sư, quá trình vận hành ngôi nhà hoàn toàn không sử dụng nguyên liệu hóa thạch, tiết kiệm nước qua các thiết bị hiện đại hay tái sử dụng nước mưa để tưới cây.
"Ngôi nhà được lựa chọn các giải pháp thiết kế để bền bỉ và ít yêu cầu bảo trì liên tục", đại diện nhóm kiến trúc sư chia sẻ.
Các vật liệu và tạo hình mang dáng dấp truyền thống, gợi nhắc về ngôi nhà vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hệ cửa lam gỗ sọc dọc, với độ cao tương đồng với bậu cửa trong nhà truyền thống. Ngoài ra, còn có ngói mũi hài, gạch ốp từ làng Bát Tràng, gạch ốp bếp mang họa tiết hoa sen thời Lý.
Hệ cửa linh hoạt giúp phòng khách có thể mở thoáng về mùa hè, đóng kín chắn gió về mùa đông, mà vẫn đảm bảo tầm nhìn ra vườn và đủ sáng. Tất cả các phòng đều không cần bật đèn vào ban ngày, nhưng gia chủ có thể sinh hoạt và làm việc được.
Tận dụng "góc chết" trong gầm cầu thang, kiến trúc sư bố trí bồn rửa tay để thuận tiện sinh hoạt.
Khoảng sân giữa góp phần mang đến khoảng xanh quý giá cho ngôi nhà.
Phòng ngủ được đưa lên tầng lửng, tách biệt với không gian sinh hoạt ở tầng một, nhằm đảm bảo tính riêng tư.
Phòng vệ sinh tràn ngập ánh sáng, với tầm nhìn hướng ra cánh đồng sau nhà.
Mặt bằng bố trí công trình.
Ngôi nhà có quy mô 1,5 tầng, diện tích xây dựng 150 m2, tọa lạc tại Hải Phòng. Đây là món quà con trai tặng mẹ, cũng gợi nhắc lại những kỷ niệm cũ về không gian sống thuở ấu thơ - nơi ghi dấu quãng thời gian khó khăn của gia đình từ 30 năm trước.
Do đó, công trình được thiết kế theo hướng tối giản, đủ tiện nghi, hài hòa với vẻ mộc mạc của nhà truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Khu đất vốn có hình chữ nhật, bị bó cứng bởi hai mặt bên tiếp giáp với nhà hàng xóm. Để tìm cách "thở" cho ngôi nhà, kiến trúc sư giải quyết bằng kết cấu không gian xốp, kết hợp những khoảng đặc - rỗng, lệch tầng, đan xen các mảng cây xanh, nhằm đối lưu gió và lấy ánh sáng tự nhiên.
Mặt bằng nhà được trộn lẫn 4 khoảng rỗng, ở tầng lửng có thêm một khoảng sân nhằm mở rộng và kết nối với sân trung tâm.
Mái nhà dốc kéo dài từ tầng lửng xuống và hàng hiên xòe rộng, cổng rào thấp, khiến nhìn từ ngoài vào như ngôi nhà một tầng xưa cũ, tạo cảm giác thân thiện khi tiếp cận, tăng kết nối giữa sân ở tầng lửng với mặt đường.
Một góc mái xòa thấp để che nắng Tây, góc còn lại vén cao lên để đón hướng gió mát thổi vào nhà. Một nếp gấp nhẹ được tạo ra ở phần kết thúc mái, giúp thu gọn nước mưa về một phía, chảy xuống chum sành để dưới sân nhà, đáy chum có ga thoát nước.
Mặt cắt công trình.
Cổng vào làm từ rọ sắt, bên trong là đá cuội, không có chất kết dính.
Công trình sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, như: đá cuội, đá chẻ slate, đá ong chẻ, bê tông xốp, thép, sơn không độc hại (không chứa VOC), kính hộp. Theo nhóm kiến trúc sư, quá trình vận hành ngôi nhà hoàn toàn không sử dụng nguyên liệu hóa thạch, tiết kiệm nước qua các thiết bị hiện đại hay tái sử dụng nước mưa để tưới cây.
"Ngôi nhà được lựa chọn các giải pháp thiết kế để bền bỉ và ít yêu cầu bảo trì liên tục", đại diện nhóm kiến trúc sư chia sẻ.
Các vật liệu và tạo hình mang dáng dấp truyền thống, gợi nhắc về ngôi nhà vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hệ cửa lam gỗ sọc dọc, với độ cao tương đồng với bậu cửa trong nhà truyền thống. Ngoài ra, còn có ngói mũi hài, gạch ốp từ làng Bát Tràng, gạch ốp bếp mang họa tiết hoa sen thời Lý.
Hệ cửa linh hoạt giúp phòng khách có thể mở thoáng về mùa hè, đóng kín chắn gió về mùa đông, mà vẫn đảm bảo tầm nhìn ra vườn và đủ sáng. Tất cả các phòng đều không cần bật đèn vào ban ngày, nhưng gia chủ có thể sinh hoạt và làm việc được.
Tận dụng "góc chết" trong gầm cầu thang, kiến trúc sư bố trí bồn rửa tay để thuận tiện sinh hoạt.
Khoảng sân giữa góp phần mang đến khoảng xanh quý giá cho ngôi nhà.
Phòng ngủ được đưa lên tầng lửng, tách biệt với không gian sinh hoạt ở tầng một, nhằm đảm bảo tính riêng tư.
Phòng vệ sinh tràn ngập ánh sáng, với tầm nhìn hướng ra cánh đồng sau nhà.
Mặt bằng bố trí công trình.