Nguyệt Phan
Well-known member
Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ, phái đẹp cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định nâng mũi cấu trúc để tránh bị nhiễm trùng, lộ sống hay mũi bị biến dạng…
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc được phái đẹp quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu ghép nhân tạo và vật liệu tự thân (sụn vành tai, sụn vách ngăn, mảnh ghép tổng hợp, sụn sườn) để tạo hình toàn bộ cấu trúc mũi. Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ, hiện công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, cho biết phương pháp này dễ mang đến nhiều biến chứng muộn. Nguy hiểm hơn, quá trình nâng mũi cấu trúc chỉ định có thể gây ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ.
Một ca phẫu thuật mũi cấu trúc do bác sĩ Hồ Cao Vũ thực hiện. Ảnh: DungHo
"Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kỹ năng phẫu tích chính xác và có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật lấy sụn, ghép sụn để dựng trụ mũi, tái tạo chóp mũi bằng sụn cánh, sụn vách ngăn hay sụn sườn, sụn tai còn màng sụn, mỡ trung bì, megaderm... Trong đó, kinh nghiệm đánh giá sự tưới máu và mô ghép phù hợp là yếu tố quan trọng; giúp kết quả lâu dài và hạn chế tối đa biến chứng", Ths.BS Vũ nói.
Cũng theo BS Vũ, biến chứng sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc thường gặp nhiều nhất lắng là triệu chứng sưng bầm vùng quanh sống mũi, vùng khóe trong mắt, phần dưới hốc mắt, một số trường hợp nặng hơn là mí trên và phần trán trên gốc mũi. Tình trạng này thì không nguy hại vì đó chỉ là chấn thương hoặc phản ứng viêm của cơ thể sau quá trình bóc tách mô. Dấu hiệu này sẽ giảm sau ngày thứ 5 sau phẫu thuật. Dưới đây là những rủi ro nguy hiểm thường gặp khi nâng mũi hỏng, cần được thăm khám với bác sĩ có chuyên môn:
Chảy máu và tụ máu sau phẫu thuật
Khi ca phẫu thuật không thành công, các vùng da ở vách ngăn mũi, vùng lấy sụn tai, vùng lấy sụn sườn do kỹ thuật lấy và cầm máu không tốt. Nếu chảy máu quá nhiều, bác sĩ cần phẫu thuật làm sạch máu cục, cầm máu lại thật kỹ, có thể dẫn lưu.
Nhiễm trùng mũi
Tình trạng này xảy ra khi quá trình phẫu thuật không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn phòng mổ, dụng cụ mổ, tay phẫu thuật viên, vật liệu ghép đặc biệt là sụn, mảnh ghép nhân tạo. Khi bị nhiễm trùng, mũi của phái đẹp sẽ xuất hiện tình trạng đau sưng, nóng đỏ có khả năng phát sốt, thường chỉ xảy ra 3-5 ngày sau phẫu thuật.
Theo bác sĩ Vũ, phẫu thuật nâng mũi đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng phẫu tích chính xác và có nhiều kinh nghiệm. Ảnh: DungHo
Mũi bị co rút, biến dạng
Tình trạng này xảy ra do bác sĩ thực hiện không đảm bảo kỹ thuật khi bóc tách, phẫu tích mô (gây tổn thương mô) và không đủ kinh nghiệm trong việc đánh giá, khâu cố định mảnh ghép vào sụn nền hoặc khâu cột quá nhiều gây tiêu sụn sau phẫu thuật. Lúc này, mũi phụ nữ sẽ bị hếch, nghiêng sang một bên, lỗ mũi không cân xứng, đầu mũi to, trụ mũi lệch,... Bác sĩ Vũ đã ghi nhận rất nhiều trường hợp chỉnh nâng mũi hỏng đã ghi nhận từ nguyên nhân ghép quá nhiều sụn (sụn tai, vách ngăn, mảnh ghép nhân tạo...).
Lộ sống mũi, đầu mũi bị bóng đỏ
Đây là một dạng biến chứng muộn, thường xuất hiện hậu sau nâng mũi một vài hoặc nhiều năm. Nguyên nhân do bác sĩ thực hiện không đánh giá đúng độ dày mỏng của da, trong quá trình đặt sụn ghép gây áp lực lớn lên mô mềm và da mũi. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác chính là sử dụng sụn ghép kém chất lượng.
Hoại tử mũi
Thiếu máu nuôi là nguyên nhân gây hoại tử một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Tình trạng này xảy ra khi ca phẫu thuật không được xử lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Nếu nhiễm trùng không được phát hiện và xử lí sớm, phái nữ sẽ bị tổn thương cuống mạch chính, rách thủng niêm mạc mũi diện rộng khi phẫu tích.
Quá trình nâng mũi cấu trúc có thể gây ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ. Ảnh: DungHo
Những lưu ý khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Theo Ths.BS Vũ, hiện nay có rất nhiều địa chỉ thẩm mỹ quảng cáo phương pháp nâng mũi cấu trúc với mức chi phí hợp lý nhằm thu hút sự quan tâm của phái đẹp. Do đó, mỗi người cần tìm hiểu kỹ về phương pháp phẫu thuật, lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng và được Bộ Y tế cấp phép hoạt động rõ ràng. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ cần có chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm trên 5 năm, chuyên môn cao trình độ cao.
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc được phái đẹp quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu ghép nhân tạo và vật liệu tự thân (sụn vành tai, sụn vách ngăn, mảnh ghép tổng hợp, sụn sườn) để tạo hình toàn bộ cấu trúc mũi. Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ, hiện công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, cho biết phương pháp này dễ mang đến nhiều biến chứng muộn. Nguy hiểm hơn, quá trình nâng mũi cấu trúc chỉ định có thể gây ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ.
Một ca phẫu thuật mũi cấu trúc do bác sĩ Hồ Cao Vũ thực hiện. Ảnh: DungHo
"Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kỹ năng phẫu tích chính xác và có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật lấy sụn, ghép sụn để dựng trụ mũi, tái tạo chóp mũi bằng sụn cánh, sụn vách ngăn hay sụn sườn, sụn tai còn màng sụn, mỡ trung bì, megaderm... Trong đó, kinh nghiệm đánh giá sự tưới máu và mô ghép phù hợp là yếu tố quan trọng; giúp kết quả lâu dài và hạn chế tối đa biến chứng", Ths.BS Vũ nói.
Cũng theo BS Vũ, biến chứng sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc thường gặp nhiều nhất lắng là triệu chứng sưng bầm vùng quanh sống mũi, vùng khóe trong mắt, phần dưới hốc mắt, một số trường hợp nặng hơn là mí trên và phần trán trên gốc mũi. Tình trạng này thì không nguy hại vì đó chỉ là chấn thương hoặc phản ứng viêm của cơ thể sau quá trình bóc tách mô. Dấu hiệu này sẽ giảm sau ngày thứ 5 sau phẫu thuật. Dưới đây là những rủi ro nguy hiểm thường gặp khi nâng mũi hỏng, cần được thăm khám với bác sĩ có chuyên môn:
Chảy máu và tụ máu sau phẫu thuật
Khi ca phẫu thuật không thành công, các vùng da ở vách ngăn mũi, vùng lấy sụn tai, vùng lấy sụn sườn do kỹ thuật lấy và cầm máu không tốt. Nếu chảy máu quá nhiều, bác sĩ cần phẫu thuật làm sạch máu cục, cầm máu lại thật kỹ, có thể dẫn lưu.
Nhiễm trùng mũi
Tình trạng này xảy ra khi quá trình phẫu thuật không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn phòng mổ, dụng cụ mổ, tay phẫu thuật viên, vật liệu ghép đặc biệt là sụn, mảnh ghép nhân tạo. Khi bị nhiễm trùng, mũi của phái đẹp sẽ xuất hiện tình trạng đau sưng, nóng đỏ có khả năng phát sốt, thường chỉ xảy ra 3-5 ngày sau phẫu thuật.
Theo bác sĩ Vũ, phẫu thuật nâng mũi đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng phẫu tích chính xác và có nhiều kinh nghiệm. Ảnh: DungHo
Mũi bị co rút, biến dạng
Tình trạng này xảy ra do bác sĩ thực hiện không đảm bảo kỹ thuật khi bóc tách, phẫu tích mô (gây tổn thương mô) và không đủ kinh nghiệm trong việc đánh giá, khâu cố định mảnh ghép vào sụn nền hoặc khâu cột quá nhiều gây tiêu sụn sau phẫu thuật. Lúc này, mũi phụ nữ sẽ bị hếch, nghiêng sang một bên, lỗ mũi không cân xứng, đầu mũi to, trụ mũi lệch,... Bác sĩ Vũ đã ghi nhận rất nhiều trường hợp chỉnh nâng mũi hỏng đã ghi nhận từ nguyên nhân ghép quá nhiều sụn (sụn tai, vách ngăn, mảnh ghép nhân tạo...).
Lộ sống mũi, đầu mũi bị bóng đỏ
Đây là một dạng biến chứng muộn, thường xuất hiện hậu sau nâng mũi một vài hoặc nhiều năm. Nguyên nhân do bác sĩ thực hiện không đánh giá đúng độ dày mỏng của da, trong quá trình đặt sụn ghép gây áp lực lớn lên mô mềm và da mũi. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác chính là sử dụng sụn ghép kém chất lượng.
Hoại tử mũi
Thiếu máu nuôi là nguyên nhân gây hoại tử một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Tình trạng này xảy ra khi ca phẫu thuật không được xử lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Nếu nhiễm trùng không được phát hiện và xử lí sớm, phái nữ sẽ bị tổn thương cuống mạch chính, rách thủng niêm mạc mũi diện rộng khi phẫu tích.
Quá trình nâng mũi cấu trúc có thể gây ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ. Ảnh: DungHo
Những lưu ý khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Theo Ths.BS Vũ, hiện nay có rất nhiều địa chỉ thẩm mỹ quảng cáo phương pháp nâng mũi cấu trúc với mức chi phí hợp lý nhằm thu hút sự quan tâm của phái đẹp. Do đó, mỗi người cần tìm hiểu kỹ về phương pháp phẫu thuật, lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng và được Bộ Y tế cấp phép hoạt động rõ ràng. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ cần có chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm trên 5 năm, chuyên môn cao trình độ cao.