Nguyệt Phan
Well-known member
Người bệnh tiểu đường nên chọn quả mâm xôi, dâu đen, cam… vì ít đường; hạn chế nho khô, mận khô, chuối chín… chứa nhiều đường để giữ đường huyết ổn định.
Ăn trái cây hàng ngày rất tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một số loại trái cây có lượng đường khá cao. Do đó, người tiểu đường cần chú ý đến lượng đường có trong chúng, quản lý lượng đường nạp vào cơ thể để kiểm soát đường huyết.
Không phải tất cả các loại trái cây đều có cùng loại đường. Ba loại đường chính trong trái cây gồm fructozơ, glucose, sucrose. Hầu hết, trái cây đều chứa fructose và glucose (còn gọi là đường đơn). Cơ thể sẽ tiêu hóa các loại đường đơn dễ dàng và lấy năng lượng nhanh chóng từ chúng. Chúng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu ăn quá nhiều.
Dưới đây là những loại trái cây chứa ít hoặc nhiều đường, trong một khẩu phần 100 g.
Trái cây ít đường
Trái cây nhiều đường
Đường trong trái cây được liên kết với chất xơ, nước và vitamin. Vì vậy, nó được giải phóng từ từ vào máu và tránh gây ra hiện tượng tăng đột biến lượng đường trong máu như đường tinh luyện. Trái cây cũng chứa chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, giúp giảm viêm. Trừ khi bạn có vấn đề về đường huyết, ăn 2-3 miếng trái cây mỗi ngày nói chung tốt cho sức khỏe.
Trái cây chứa đường, nước, chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Freepik
Các chuyên gia thường khuyên mọi người ăn cả trái thay vì nước ép, nhất là với người tiểu đường. Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng lại ít chất xơ và nhiều đường. Nếu thích đồ uống trái cây, bạn có thể thử xay nguyên trái vì sẽ giữ lại chất xơ từ trái cây và thường chứa ít đường hơn nước trái cây.
Nếu cần theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể, người bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được lợi ích từ trái cây bằng cách chọn loại ít đường như quả mọng và tránh loại chứa nhiều đường như chà là, nho khô, quả sung. Ví dụ, một cốc nho khô có nhiều đường hơn một cốc nho vì có nhiều nho khô hơn. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) xem 1/2 cốc trái cây sấy khô tương đương với một cốc trái cây tươi.
Người bệnh tiểu đường nếu lo ngại nào về lượng đường từ trái cây hoặc muốn xây dựng kế hoạch ăn uống cân bằng thì nên thăm khám bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp người bệnh xác định lượng trái cây cần đưa vào chế độ ăn uống và đề xuất lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu sức khỏe.
Ăn trái cây hàng ngày rất tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một số loại trái cây có lượng đường khá cao. Do đó, người tiểu đường cần chú ý đến lượng đường có trong chúng, quản lý lượng đường nạp vào cơ thể để kiểm soát đường huyết.
Không phải tất cả các loại trái cây đều có cùng loại đường. Ba loại đường chính trong trái cây gồm fructozơ, glucose, sucrose. Hầu hết, trái cây đều chứa fructose và glucose (còn gọi là đường đơn). Cơ thể sẽ tiêu hóa các loại đường đơn dễ dàng và lấy năng lượng nhanh chóng từ chúng. Chúng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu ăn quá nhiều.
Dưới đây là những loại trái cây chứa ít hoặc nhiều đường, trong một khẩu phần 100 g.
Trái cây ít đường
Trái cây | Tổng lượng đường | Sucrose | Glucose | Fructose |
Nho khô | 65,2 g | 0 g | 30,5 g | 34,7 g |
Sung khô | 47,9 g | 0,1 g | 24,8 g | 22,9 g |
Mận khô | 38,1 g | 0,2 g | 25,5 g | 12,4 g |
Nho đỏ | 17,3 g | dưới 0,25 g | 8,2 g | 9,2 g |
Nho xanh | 16,1 g | dưới 0,25 g | 7,5 g | 8,7 g |
Chuối | 15,8 g | 4,2 g | 5,5 g | 6 g |
Xoài | 13,7 g | 7 g | 2 g | 4,7 g |
Thạch lựu | 12,7 g | dưới 0,25 g | 6,1 g | 6,6 g |
Dứa | 11,4 g | 3,5 g | 3,9 g | 4,1 g |
Táo | 10,4 g | 2,1 g | 2,4 g | 5,9 g |
Mận | 9,9 g | 1,6 g | 5,1 g | 3,1 g |
Trái cây chứa đường, nước, chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Freepik
Các chuyên gia thường khuyên mọi người ăn cả trái thay vì nước ép, nhất là với người tiểu đường. Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng lại ít chất xơ và nhiều đường. Nếu thích đồ uống trái cây, bạn có thể thử xay nguyên trái vì sẽ giữ lại chất xơ từ trái cây và thường chứa ít đường hơn nước trái cây.
Nếu cần theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể, người bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được lợi ích từ trái cây bằng cách chọn loại ít đường như quả mọng và tránh loại chứa nhiều đường như chà là, nho khô, quả sung. Ví dụ, một cốc nho khô có nhiều đường hơn một cốc nho vì có nhiều nho khô hơn. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) xem 1/2 cốc trái cây sấy khô tương đương với một cốc trái cây tươi.
Người bệnh tiểu đường nếu lo ngại nào về lượng đường từ trái cây hoặc muốn xây dựng kế hoạch ăn uống cân bằng thì nên thăm khám bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp người bệnh xác định lượng trái cây cần đưa vào chế độ ăn uống và đề xuất lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu sức khỏe.