Phân biệt các công nghệ cuộn siêu nhanh của Logitech

0707171758

NGUYỄN THANH VÂN
Phân biệt các công nghệ cuộn siêu nhanh của Logitech


Sau bài viết của mình nói rất sâu về Master series đến từ nhà Logi thì có 1 vài tranh luận liên quan đến tính năng cuộn nhanh, đặc biệt có 1 bác khá lớn tuổi @dra.long10 tỏ ra khá sành điệu và sành sỏi nói những thứ như đúng rồi mặc dù nó trật lất (sẽ nhờ anh em đánh giá ở phần cuối). Những lời giải thích trên bình luận khó lòng để bác ấy thuyết phục, vậy nên bài viết này mình sẽ mổ sẻ thêm về các công nghệ cuộn chuột nhanh của Logitech mà mình từng biết để cho anh em nào chưa rõ hoặc đang có ý định mua thì nên cân nhắc. Nếu thấy hay cho mình xin 5* để có động lực, hihi!

Phần 1 - Nói về Scroll và sự phát triển lên Fast Scroll
Trong khuôn khổ bài bài, mình sẽ chỉ nói về cuộn Scroll là 1 bánh xe giữa 2 nút trái / phải của một con chuột truyền thống. Mọi kiểu thiết kế khác (touch, bi lăn,...) thì sẽ không có đề cập nhé. Xin mời các mod @cuhiep @Pnghuy viết khá nhiều bài về chuột vào chơi.
Ban đầu, bên trong con lăn này là dạng điện trở than chì chia nhỏ để đọc giá trị điện trở khi nó lăn. Lúc này nó chỉ là khấc khấc đúng nghĩa đen, lâu dần những khấc này làm mòn chì, lan chỗ khác và dẫn đến loạn scroll (tín hiệu Analog nhiễu). Chắc cũng có nhiều anh em tháo nó ra vệ sinh hoặc kiếm 1 con chuột hư thay scroll qua. Lưu ý là cho đến giờ, những con chuột giá rẻ vẫn sử dụng công nghệ này, mình ví nó như công nghệ của 1 chiếc xe đạp - ta phải đạp vào thì xe mới chạy, tốc độ của nó phụ thuộc vào đôi chân và không thể chạy thật nhanh.
Chính những yếu điểm về độ bền cơ học và vật lý, các nhà sản xuất hàng đầu trong ngành chuột như Logitech mới áp dụng con lăn cảm biến quang, nôm na thì nó y như cái đĩa thắng ABS của xe máy đó - có 1 con phát ánh sáng và con thu để biết đi qua lỗ. Nhưng thông thường cái đĩa này chỉ cần chia 12 lỗ hoặc x2, x3 (dòng cao cấp) là có thể đáp ứng được bước chuyển “khấc khấc” của con lăn cho người dùng. Thiết kế này bỏ qua được nhược điểm tín hiệu Analog của than chì hay bị nhiễu và vòng đời cơ học (số lần quay) tăng đáng kể, ngoài ra các ý tưởng về sự trôi tự do để đáp ứng nhu cầu thực tế bắt đầu từ đây vì như đã nói rào cản vật lý không còn. Yếu điểm của cảm biến quang có lẽ chỉ là tuổi thọ của diode phát quang (hồng ngoại,…) và phụ thuộc vào chất lượng linh kiện (kéo theo giá bán).
Cuộn nhanh hay còn gọi là Fast Scroll Whell có rất nhiều kiểu, tùy theo phân khúc / thời điểm ra mắt. Chức năng này giúp mình cuộn tài liệu nhanh hơn với ít thao tác / tiết kiệm thời gian. Nhưng cũng nên phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn để rồi ngậm đắng lúc nhận hàng.
Phần 2 - Logitech hiện có các công nghệ cuộn nhanh nào ?
Mình sẽ liệt kê theo các cấp độ từ giá rẻ tới cao cấp để anh em dễ hình dung



M650.gif

SmartWheel: đưa tính năng cao cấp xuống dòng bình dân dễ tiếp cận
Thực ra thuật ngữ “SmartWheel” có thể gọi chung cho tất cả công nghệ cuộn nhanh của Logitech, nhưng họ lại dùng cho 1 số dòng tầm trung như SIGNATURE M650 là 1 điển hình - sau thành công của các dòng MX cao cấp. Vẫn bao gồm 2 chế độ khấc và lăn tự do, nhưng nó không thực sự mượt và tốc độ khi lăn tự do chậm hơn / nhanh dừng hơn (tầm 1-2s). Có lẽ cấu tạo đơn giản là bánh răng và quả nặng (chưa sài, tìm chị Gồ nói vậy) bên trong tạo ra quán tính khi mình kéo 1 lực đủ mạnh và nó sẽ dừng cho đến khi hết quán tính (hoặc tay chạm vô). Đơn giản là như vậy, không có tính năng tùy chỉnh lực hoặc cài đặt riêng nào. Đến đây, mình lại ví von SmartWheel như xe đạp trợ lực, ra sau cho người thích đạp xe nhưng vẫn muốn chạy nhanh hơn.


Recording 2024-01-03 091521.gif

HyperFast Scroll Wheel: đúng nghĩa là bản đầu tiên của cuộn siêu nhanh
G903 hay như là MX Anywhere 2S chính xác là những thứ Logitech đã áp dụng công nghệ này. Lúc này các thuật ngữ “Ratchet” - “FreeSpin” được sử dụng nhiều để mô tả rõ hơn bánh xe quay vô cực như một cách để quảng cáo hơn là sự tiện lợi. Bởi vô cực quay thì nhanh thật: bánh xe kim loại quán tính nhiều hơn ở chế độ vô cực và chế độ khấc thì cảm giác hơn. NHƯNG vẫn phải dùng nút cơ học (như một cái chốt) để chuyển đổi. G903 thì dùng nút, còn Anywhere 2S thì nhấn thẳng vào con lăn. Điều này, dẫu ban đầu mình thích nhưng thực tế sử dụng sẽ không hay, bạn luôn phải nhớ nhấn qua - chuyển lại chế độ. HyperFast Scroll Wheel y như xe tay côn, bạn luôn phải nhớ khi nào thì phải bóp côn, phải nhả côn. Luôn thủ công, luôn ồn ào để có được cảm giác cắt côn thả trôi ở đỉnh dốc…

image.png

HyperFast SmartShift: cuộn siêu nhanh tự động đầu tiên
Xe tay ga đúng nghĩa, số vào tự động. Kéo hơi mạnh cái nó FreeSpin và chạm tay vào nó lại Ratchet, cho chỉnh lực kéo và tùy chỉnh tự nhảy app nào thì chế độ nào - chính là MX Master 2S. Nó vẫn có nút mặc định để chuyển “Ratchet” - “FreeSpin” nhưng là nút chỉnh mềm, mình thấy không cần thiết nên luôn gán bằng chức năng khác. Mặc dù vẫn còn đó sự ồn ào nhỏ, sự phản lực chưa chính xác bởi cơ cấu motor kiểm soát bên trong con lăn nhưng đây vẫn là công nghệ tự động hoàn toàn đầu tiên khi nói về con lăn của chuột.

phongcachxanh-magspeed.png

MagSpeed SmartShift: cuộn siêu nhanh tự động mới nhất tính đến hiện tại (đầu năm 2024)
Tới 2020 (và tận bây giờ), Logi chính thức ra mắt bản nâng cấp của con lăn vô cực thế hệ mới trên MX3 với công nghệ kiểm soát con lăn bằng điện từ nam châm thay cho motor. Thuật ngữ SmartShift vẫn được dùng để nói về những tinh chỉnh trên ứng dụng Options+.
aac1abae-f77f-40c4-9a81-b1dc81bf5c07.jpg

Hình trên mình tìm được trên Google và nhờ chị ta dịch tạm cho anh em dễ hiểu. Nôm na thì đây là ứng dụng phân cực đẩy nhau của nam châm, tạo lực cản không tiếp xúc. Với thiết kế này, nó đơn giản hóa chi tiết so với đời trước đó mà vẫn cải thiện tốc độ, tiếng ồn và sự chính xác hơn rất nhiều. Nếu như HyperFast SmartShift là Honda AB thì MagSpeed SmartShift nó là Honda SH, nhanh hơn - nhưng êm hơn.
Phần 3 - Tổng kết và hãy phân xử dùm mình, vui vẻ thôi !
STTCông nghệ ScrollKiểuCấp độ AutoVí von theo xe 2 bánhMẫu Logi điển hình
1Điện trở cấptừng khấckhông có gìphát minh xe đạpchuột có dây VP
2SmartWheeltừng khấc và trôi nhẹnửa mùaxe đạp trợ lựcM650
3HyperFast Scroll Wheeltừng khấc và trôi tự dothủ côngtay cônG903 - Anywhere 2S
4HyperFast SmartShifttừng khấc và trôi tự dohoàn toàntay ga giá vừaMaster 2S
5MagSpeed SmartShifttừng khấc và trôi tự dohoàn toàntay ga cao cấpMaster 3 /3S

Mình tạm tổng kết những gì mình đã dùng qua và hiểu về cuộn chuột của Logi, một số hãng khác như Razer có thể có công nghệ tương tự như HyperSpeed nhưng nghe nói không đỉnh như MagSpeed.
Và sau đây là màn tấu hài nhây của 1 bác tỏ vẻ sành đời + nhà chả thiếu gì 😂😂😂
image.png

image.png

Và dưới đây là Link diễn biến sâu hơn khi bác @dra.long10 (đừng xóa link nha) đăng clip chứng minh G903 là nhất, thể hiện bác ý dày dặn kinh nghiệm. Mình sẽ không nói thêm gì nữa mà nhờ 500 anh em phân xử dùm mình. Tính mình bộc trực, khảng khái, đúng nhận - sai cãi nhưng vui vẻ !
 
Bên trên