mihphg
Huỳnh Minh Phương
iPhone luôn được đánh giá là một sản phẩm cao cấp, nơi chúng có giá đắt đỏ để đổi lấy chất lượng tuyệt vời.
Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, iPhone không còn được coi là quá đắt đỏ so với sản phẩm đối thủ nữa khi mà các công ty như Xiaomi hay Samsung liên tục tăng giá sản phẩm, thậm chí cao hơn so với giá iPhone.
Vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Mức tăng giá iPhone trong những năm gần đây dường như không xảy ra.
Tỷ suất lợi nhuận
Một trong những khía cạnh mà Apple biết cách tận dụng tốt nhất là tỷ suất lợi nhuận.
Việc công ty có giá trị thương hiệu cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh đã ngăn cản việc tăng giá theo cấp số nhân của iPhone, cải thiện vị thế của Apple trên thị trường so với các công ty còn lại trong ngành.
Khi giá sản xuất tăng, tỷ suất lợi nhuận của tất cả các công ty đều giảm, nhưng theo tỷ lệ, Apple giảm ít hơn do tất cả những điều trên và cũng do công ty ngày càng sản xuất linh kiện nội bộ nhiều hơn, cho phép họ tiết kiệm chi phí.
Trong tình huống này, công ty do Tim Cook điều hành có thể kinh doanh với mức tăng giá chậm hơn hoặc không trực tiếp tăng giá. Việc duy trì giá tương đương giúp bán được nhiều sản phẩm hơn, mang lại thu nhập tăng lên.
Người dùng sẽ có suy nghĩ “thay vì trả 25 triệu đồng cho một chiếc điện thoại Android, tôi sẽ mua một chiếc iPhone”. Sự cạnh tranh này không gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của công ty.
Việc giá giữ nguyên đã lôi kéo nhiều người dùng đến với iPhone hơn.
Với người dùng iPhone, họ đã quá quen với việc trả giá cao cho một sản phẩm, nhưng những người khác không sẵn sàng đầu tư như vậy. Do đó, nếu thấy thương hiệu yêu thích của mình tăng giá, họ có thể thay đổi lựa chọn. Vì lý do này, Apple không tăng giá quá nhiều, bù lại họ giành được thị phần và hơn hết là tăng số lượng người dùng hệ sinh thái của hãng.
Apple là một công ty dịch vụ
iPhone là trụ cột cơ bản của Apple, nơi phần lớn thu nhập của công ty đến từ nó. Nhưng kể từ khi Tim Cook lên làm CEO, ông đã thực hiện chính sách đa dạng hóa thu nhập với mục tiêu không bị phụ thuộc vào chiếc điện thoại bán chạy nhất trong lịch sử.
Trong tình huống này, Apple muốn các thiết bị chính của mình trở thành cửa ngõ cho các hoạt động mua hàng và dịch vụ khác. Ví dụ: nếu ai đó có iPhone, rất có thể họ sẽ mua Apple Watch hoặc AirPods.
Nhưng mọi chuyện không kết thúc ở đó, khi dịch vụ đóng một vai trò đặc biệt trong sơ đồ tổ chức của Apple. Theo nghĩa này, các dịch vụ như iCloud, Apple Music hay Apple One ngày càng đại diện cho miếng bánh lớn hơn của công ty.
iPhone giúp lôi kéo người dùng mua dịch vụ và các sản phẩm khác trong hệ sinh thái Apple.
iPhone là sản phẩm chủ lực của Apple, nhưng điều khiến nó thực sự đáng kinh ngạc là mọi thứ người dùng có thể truy cập từ nó. Apple biết điều đó và ngày càng đẩy mạnh việc đồng bộ hóa này, không chỉ giới hạn ở các phụ kiện của hãng mà còn mở rộng sang các sản phẩm khác như iPad hay Mac.