Quang Phúc Trương
Well-known member
Tập yoga giúp giảm mức đường huyết trong 3 tháng gần bằng với dùng thuốc điều trị tiểu đường phổ biến, theo nghiên cứu của Mỹ.
Các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) đã nghiên cứu tác động của các bài tập thể chất và tinh thần đối với lượng đường trong máu. Kết quả công bố tháng 2 vừa qua phát hiện ra rằng yoga có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở người mắc tiểu đường type 2.
Cụ thể, sau khi phân tích 28 nghiên cứu (thực hiện từ 1993 đến 2022), các nhà nghiên cứu nhận thấy người tập yoga có thể giảm mức A1C (chỉ số đường huyết trung bình trong 3 tháng) xuống 1%. Trong khi đó, A1C cũng có thể giảm 1,1% khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường phổ biến là metformin. Các kỹ thuật thiền định, khí công và các kỹ thuật giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm trong bộ môn yoga đều có thể giảm lượng đường trong máu.
Mục tiêu chung để kiểm soát bệnh tiểu đường là đạt được mức A1C dưới 7%. Khoảng một nửa số người (51%) mắc bệnh tiểu đường type 2 tham gia nghiên cứu đạt được mục tiêu này khi tập yoga mỗi ngày. Họ kết hợp thực hành chánh niệm và dùng thuốc giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Các phân tích cho thấy mức giảm trung bình của HbA1c lớn hơn nếu số lượng buổi tập yoga mỗi tuần nhiều hơn. Theo các nhà nghiên cứu, tập yoga có thể sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung không dùng thuốc cho người tiểu đường type 2 và phòng ngừa bệnh.
Thiền định trong yoga giúp giảm đường huyết thông qua giảm hormone căng thẳng cortisol
Theo tiến sĩ Marisa Gefen, Chuyên gia Nội khoa tại Đại học City (Mỹ), yoga có lợi với người bệnh tiểu đường do nó tác động đến căng thẳng gây ra đối với đường huyết. Trong cơ thể, tuyến thượng thận phản ứng với căng thẳng bằng cách giải phóng hormone cortisol có thể làm tăng lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường có xu hướng có mức cortisol cao. Các bài tập luyện trí óc (chánh niệm) và cơ thể có thể chống lại căng thẳng, làm giảm mức cortisol, mang lại lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần.
Mặt khác, khi tập thể dục, cơ thể có thể giảm lượng đường trong máu vì các cơ sử dụng glucose (đường) để làm năng lượng hoạt động. Mức độ giảm phụ thuộc vào mức độ, chế độ tập luyện. Nếu tập luyện nhất quán và thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn. Các thực hành chánh niệm của yoga có thể gián tiếp tác động tốt hơn đến các hành vi lối sống như giúp người bệnh không ăn quá nhiều, ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, các phương pháp luyện tập yoga không thay thế cho thuốc theo đơn, insulin, chế độ ăn uống hợp lý... để quản lý tiểu đường type 2. Người bệnh vẫn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và đảm bảo dùng thuốc, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp yoga và dùng thuốc.
Các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) đã nghiên cứu tác động của các bài tập thể chất và tinh thần đối với lượng đường trong máu. Kết quả công bố tháng 2 vừa qua phát hiện ra rằng yoga có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở người mắc tiểu đường type 2.
Cụ thể, sau khi phân tích 28 nghiên cứu (thực hiện từ 1993 đến 2022), các nhà nghiên cứu nhận thấy người tập yoga có thể giảm mức A1C (chỉ số đường huyết trung bình trong 3 tháng) xuống 1%. Trong khi đó, A1C cũng có thể giảm 1,1% khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường phổ biến là metformin. Các kỹ thuật thiền định, khí công và các kỹ thuật giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm trong bộ môn yoga đều có thể giảm lượng đường trong máu.
Mục tiêu chung để kiểm soát bệnh tiểu đường là đạt được mức A1C dưới 7%. Khoảng một nửa số người (51%) mắc bệnh tiểu đường type 2 tham gia nghiên cứu đạt được mục tiêu này khi tập yoga mỗi ngày. Họ kết hợp thực hành chánh niệm và dùng thuốc giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Các phân tích cho thấy mức giảm trung bình của HbA1c lớn hơn nếu số lượng buổi tập yoga mỗi tuần nhiều hơn. Theo các nhà nghiên cứu, tập yoga có thể sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung không dùng thuốc cho người tiểu đường type 2 và phòng ngừa bệnh.
Thiền định trong yoga giúp giảm đường huyết thông qua giảm hormone căng thẳng cortisol
Theo tiến sĩ Marisa Gefen, Chuyên gia Nội khoa tại Đại học City (Mỹ), yoga có lợi với người bệnh tiểu đường do nó tác động đến căng thẳng gây ra đối với đường huyết. Trong cơ thể, tuyến thượng thận phản ứng với căng thẳng bằng cách giải phóng hormone cortisol có thể làm tăng lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường có xu hướng có mức cortisol cao. Các bài tập luyện trí óc (chánh niệm) và cơ thể có thể chống lại căng thẳng, làm giảm mức cortisol, mang lại lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần.
Mặt khác, khi tập thể dục, cơ thể có thể giảm lượng đường trong máu vì các cơ sử dụng glucose (đường) để làm năng lượng hoạt động. Mức độ giảm phụ thuộc vào mức độ, chế độ tập luyện. Nếu tập luyện nhất quán và thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn. Các thực hành chánh niệm của yoga có thể gián tiếp tác động tốt hơn đến các hành vi lối sống như giúp người bệnh không ăn quá nhiều, ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, các phương pháp luyện tập yoga không thay thế cho thuốc theo đơn, insulin, chế độ ăn uống hợp lý... để quản lý tiểu đường type 2. Người bệnh vẫn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và đảm bảo dùng thuốc, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp yoga và dùng thuốc.