Về Cao Bằng thăm "thủ phủ" ngói âm dương Lũng Rì hàng trăm tuổi

Võ Xuân Trường

Well-known member
Về Cao Bằng thăm "thủ phủ" ngói âm dương Lũng Rì hàng trăm tuổi

Cao Bằng - Làng nghề làm ngói âm dương Lũng Rì đã tiếp nối tiếp qua nhiều đời, nhưng đến nay nét đẹp truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.
Lũng Rì là một xóm thuộc xã Tự Do, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 30km, nép mình bên góc núi, nghề làm ngói máng (âm dương) nơi đây đã có hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Sơn Tùng.
Xóm Lũng Ri thuộc xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 30km. Bản làng nép bên triền núi này nổi tiếng với nghề làm ngói âm dương hàng trăm năm của người Nùng An.
Gần như nhà nào trong xóm cũng lợp mái âm dương, còn gọi là ngói máng.
Gần như nhà nào trong xóm cũng lợp mái âm dương, còn gọi là ngói máng.
Thời hoàng kim của làng ngói rơi vào khoảng những năm 1979 - 2000, với khoảng 150 hộ làm ngói. Trong đó, xóm Kéo Rỏn, Lũng Rì, Lũng Các (nay đã sáp nhập thành Lũng Rì) có thể coi là "thủ phủ" của làng ngói âm dương của người Nùng An. Ngói máng được gọi là ngói âm dương bởi luôn hai viên sấp ngửa úp kín vào nhau, che nắng mưa cho gian nhà.
Đất được đập ra cho mềm, trộn nước vào rồi dùng trâu để dẫm cho nhuyễn. Tiếp theo, phải ủ đất khoảng 5-6 ngày rồi mới lấy lên sàng lọc những tạp chất như sỏi, đá.
Vào thời hưng thịnh nhất của làng nghề, mỗi hộ làm từ 2 - 4 vạn viên ngói/năm, xuất xưởng tới đâu bán hết tới đó. Nhưng đến nay, khi những tấm tôn cán lạnh xuất hiện, viên ngói âm dương cũng dần mất đi vị thế của mình.
Rất nhiều người hiện tại chỉ xem làng nghề là một địa chỉ mang lại cảm xúc, trải nghiệm chứ không mặn mà câu chuyện mua ngói về sử dụng, lợp lên mái nhà của mình.
Chị Lương Thị Liên, người dân xóm Lũng Rì cho biết, để làm ngói phải lấy ba loại đất khác nhau. Phải dùng dụng cụ có căng một đoạn dây để xẻ từng lớp đất đặc ra nhặt tạp chất. Người thợ lùa trâu đi vòng quanh nhào đất với nước, dẫm cho nhuyễn.
Tiếp đó, các khuôn ngói hình tròn được phơi trên nền đất được phủ lớp trấu giúp ngói chưa khô không bị dính xuống nền. Khi đất khô, chỗ điểm gờ trên khuôn tạo rãnh mỏng có thể bẻ rời thành từng viên ngói.
Đất nhào xong ủ khoảng 5-6 ngày, lọc bỏ sỏi, đá. Sau khi nhào đất, người làm cắt đắp thành khối vuông vức, mất 15 - 20 phút để lên khung và xoa đều, dàn mỏng viên ngói, đem phơi cho khô.
Công đoạn sau cùng là nung. Ngói được cho vào lò lửa đỏ bảy ngày đêm và luôn phải giữ nhiệt độ ở mức ổn định.
Công đoạn sau cùng là nung trong lò lửa đỏ bảy ngày đêm và luôn phải giữ nhiệt độ ở mức ổn định.
Công đoạn sau cùng, cũng là công đoạn tốn thời gian nhất là nung. Ngói được cho vào lò lửa đỏ bảy ngày đêm và luôn phải giữ nhiệt độ ở mức ổn định. Mỗi lò nung trung bình có thể nung được 15 nghìn viên ngói mỗi mẻ. Nếu vào mùa hè trời khô ráo cũng phải mất đến 3 tháng để làm được 1 lò ngói, chưa kể những khi thời tiết không thuận.
Mỗi lò trung bình có thể nung 15.000 viên ngói mỗi mẻ. Vào mùa hè trời khô ráo cũng phải mất đến 3 tháng để làm được một lò ngói.
Anh Lục Văn Sáng (người dân xóm Lũng Rì) cho biết: “Kinh tế gia đình cũng không thể chỉ trông vào lò ngói, hiện nay khâu nguyên liệu đất cũng khó khăn, phải đi các vùng xung quanh để tìm loại phù hợp. Củi để đốt lò cũng khan hiếm”.
Anh Lục Văn Sáng, người dân xóm Lũng Rì (trái), cho biết: “Kinh tế gia đình cũng không thể chỉ trông vào lò ngói, hiện nay nguồn nguyên liệu đất rất khó khăn, phải đi các vùng xung quanh để tìm loại phù hợp. Củi để đốt lò cũng khan hiếm. Ngói này cũng không có công nghệ phủ dầu nên không chống mốc, hay rong rêu. Bây giờ tấm lợp tôn xuất hiện, ngói âm dương ngày càng khó bán hơn”.
Ông Vi Văn Đức - Chủ tịch UBND xã Tự Do chia sẻ: “Làng nghề bây giờ đang rất khó khăn, các sản phẩm bà con làm ra giá cả bấp bênh nên không còn nhiều người mặn mà. Thứ nữa, lối suy nghĩ của bà con còn manh mún, chưa bắt nhịp được cách làm việc khi vào các hợp tác xã“.
Ông Vi Văn Đức - Chủ tịch UBND xã Tự Do chia sẻ: “Làng nghề bây giờ đang rất khó khăn, các sản phẩm bà con làm ra giá cả bấp bênh nên không còn nhiều người mặn mà. Thứ nữa, lối suy nghĩ của bà con còn manh mún, chưa bắt nhịp được cách làm việc khi vào các hợp tác xã“.
 
Bên trên