Phạm Mai
Well-known member
Nhà vườn An Hiên còn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc của nhà vườn xưa xứ Huế, từng là nơi ở của công chúa, quan lại.
00:05:33
Dạo chơi vườn An Hiên - Tìm chốn an nhiên giữa lòng xứ Huế
Từ trung tâm TP.Huế đi về phía tây kinh thành khoảng 1,5 km, du khách sẽ bắt gặp khu nhà cổ trong không gian cây cối xanh mát. Đó là nhà vườn An Hiên, tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên (TP.Huế) - điểm đến độc đáo cho những du khách yêu thích sự cổ kính, tịch liêu.
Cổng vòm nhỏ được xây dựng bằng gạch vôi vữa đưa du khách vào bên trong nhà cổ. Dọc theo lối đi có hai dãy mận trắng đan tầng vào nhau, tỏa bóng mát cả một vùng
LÊ HOÀI NHÂN
Công trình này xây dựng năm 1883, chủ nhân đầu tiên là công chúa thứ 18 của vua Dục Đức. Sau này, ngôi nhà được đổi chủ nhiều lần, chủ yếu là hoàng thân, quan lại và giới thượng lưu ở Huế
LÊ HOÀI NHÂN
Vị quan cuối cùng ở căn nhà này là Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi, vào năm 1936. Đến năm 1940, ông Nguyễn Đình Chi rời Huế, vợ ông là người tiếp quản. Sau này, ngôi nhà được trao lại cho các con cháu
LÊ HOÀI NHÂN
Đến năm 2018, hậu duệ của quan Nguyễn Đình Chi sống tại Pháp đã quyết định bán lại toàn bộ ngôi nhà vườn này cho một doanh nhân Hà Nội, từ đó được phát triển làm điểm đến phục vụ du khách
LÊ HOÀI NHÂN
Đi qua cánh cổng, bước vào phía trước căn nhà là bức bình phong, 2 bên khắc 2 chữ song hỷ, ở giữa là chữ thọ, với ý nghĩa bức bình phong như lá chắn che chở cho ngôi nhà
LÊ HOÀI NHÂN
Sau bức bình phong là hồ phong thủy, với quan niệm xưa, có nước trước nhà sẽ mang tại tài lộc gia chủ
LÊ HOÀI NHÂN
Trước khi vào ngôi nhà cổ, du khách sẽ bước qua bậu cửa trước nhà, với ý nghĩa để khi đi vào khách nhìn xuống bước chân và cúi đầu, như đang thể hiện lời chào, tôn kính với gia chủ
LÊ HOÀI NHÂN
Ngôi nhà vườn với lối kiến trúc 3 gian 2 chái, gian chính giữa là nơi thờ tự, 2 gian 2 bên có bàn trà là nơi dùng làm nơi tiếp khách
LÊ HOÀI NHÂN
Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá
LÊ HOÀI NHÂN
Ngoài nét kiến trúc độc đáo, trong nhà vẫn còn lưu giữ những bức chữ Hán - Nôm từ thời các vua Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại đã ban tặng
LÊ HOÀI NHÂN
Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp trong xanh, tươi mát của khuôn viên, chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của ngôi nhà vườn xứ Huế
LÊ HOÀI NHÂN
Trải qua hơn 140 năm, ngôi nhà này vẫn được giữ nguyên lối kiến trúc nhà vườn xưa xứ Huế
LÊ HOÀI NHÂN
Đặc biệt, trong khuôn viên nhà vườn An Hiên còn có 1 ngôi nhà kiểu Pháp, do vợ quan Nguyễn Đình Chi xây dựng vào năm 1954, dùng làm nơi sinh hoạt, tránh ảnh hưởng đến ngôi nhà thờ chính
LÊ HOÀI NHÂN
"Mỗi địa điểm ở Huế đều tạo cho mình một cảm xúc riêng biệt. Nhà vườn An Hiên mang nét đẹp yên bình, tịch liêu. Vừa có dáng vẻ quý tộc lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống", chị Trần Thị Thanh Tiền (46 tuổi, du khách Đồng Nai) chia sẻ
LÊ HOÀI NHÂN
Nhà vườn An Hiên là địa chỉ văn hóa, điểm dừng chân quen thuộc của những du khách khi tới Huế.
00:05:33
Dạo chơi vườn An Hiên - Tìm chốn an nhiên giữa lòng xứ Huế
Từ trung tâm TP.Huế đi về phía tây kinh thành khoảng 1,5 km, du khách sẽ bắt gặp khu nhà cổ trong không gian cây cối xanh mát. Đó là nhà vườn An Hiên, tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên (TP.Huế) - điểm đến độc đáo cho những du khách yêu thích sự cổ kính, tịch liêu.
Cổng vòm nhỏ được xây dựng bằng gạch vôi vữa đưa du khách vào bên trong nhà cổ. Dọc theo lối đi có hai dãy mận trắng đan tầng vào nhau, tỏa bóng mát cả một vùng
LÊ HOÀI NHÂN
Công trình này xây dựng năm 1883, chủ nhân đầu tiên là công chúa thứ 18 của vua Dục Đức. Sau này, ngôi nhà được đổi chủ nhiều lần, chủ yếu là hoàng thân, quan lại và giới thượng lưu ở Huế
LÊ HOÀI NHÂN
Vị quan cuối cùng ở căn nhà này là Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi, vào năm 1936. Đến năm 1940, ông Nguyễn Đình Chi rời Huế, vợ ông là người tiếp quản. Sau này, ngôi nhà được trao lại cho các con cháu
LÊ HOÀI NHÂN
Đến năm 2018, hậu duệ của quan Nguyễn Đình Chi sống tại Pháp đã quyết định bán lại toàn bộ ngôi nhà vườn này cho một doanh nhân Hà Nội, từ đó được phát triển làm điểm đến phục vụ du khách
LÊ HOÀI NHÂN
Đi qua cánh cổng, bước vào phía trước căn nhà là bức bình phong, 2 bên khắc 2 chữ song hỷ, ở giữa là chữ thọ, với ý nghĩa bức bình phong như lá chắn che chở cho ngôi nhà
LÊ HOÀI NHÂN
Sau bức bình phong là hồ phong thủy, với quan niệm xưa, có nước trước nhà sẽ mang tại tài lộc gia chủ
LÊ HOÀI NHÂN
Trước khi vào ngôi nhà cổ, du khách sẽ bước qua bậu cửa trước nhà, với ý nghĩa để khi đi vào khách nhìn xuống bước chân và cúi đầu, như đang thể hiện lời chào, tôn kính với gia chủ
LÊ HOÀI NHÂN
Ngôi nhà vườn với lối kiến trúc 3 gian 2 chái, gian chính giữa là nơi thờ tự, 2 gian 2 bên có bàn trà là nơi dùng làm nơi tiếp khách
LÊ HOÀI NHÂN
Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá
LÊ HOÀI NHÂN
Ngoài nét kiến trúc độc đáo, trong nhà vẫn còn lưu giữ những bức chữ Hán - Nôm từ thời các vua Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại đã ban tặng
LÊ HOÀI NHÂN
Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp trong xanh, tươi mát của khuôn viên, chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của ngôi nhà vườn xứ Huế
LÊ HOÀI NHÂN
Trải qua hơn 140 năm, ngôi nhà này vẫn được giữ nguyên lối kiến trúc nhà vườn xưa xứ Huế
LÊ HOÀI NHÂN
Đặc biệt, trong khuôn viên nhà vườn An Hiên còn có 1 ngôi nhà kiểu Pháp, do vợ quan Nguyễn Đình Chi xây dựng vào năm 1954, dùng làm nơi sinh hoạt, tránh ảnh hưởng đến ngôi nhà thờ chính
LÊ HOÀI NHÂN
"Mỗi địa điểm ở Huế đều tạo cho mình một cảm xúc riêng biệt. Nhà vườn An Hiên mang nét đẹp yên bình, tịch liêu. Vừa có dáng vẻ quý tộc lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống", chị Trần Thị Thanh Tiền (46 tuổi, du khách Đồng Nai) chia sẻ
LÊ HOÀI NHÂN
Nhà vườn An Hiên là địa chỉ văn hóa, điểm dừng chân quen thuộc của những du khách khi tới Huế.